Tuesday 29 November 2016

BÉ THANH MAI ĐOẠT 40 TRIỆU VỚI TÀI DIỄN VI DIỆU




Thách thức danh hài 3 / Mai Thanh Hà 6 tuổi - đoạt giải 40 triệu /13:35

CHUYỆN BA ĐỒNG XU





CHUYỆN BA ĐỒNG XU 


Valodia, Sasha và Tanhia là bộ 3 của trường trung học phổ thông của một thành phố nhỏ Xmolenxco chơi với nhau rất thân. Tuy 3 người học khác lớp nhau nhưng cùng trường, Valodia là chàng thanh niên mạnh khoẻ, tế nhị và nhã nhặn với mọi người. Còn Sasha học dưới một lớp, nhỏ con, nhanh nhẹn và học giỏi. Đôi bạn trai này gần nhà nhau và chơi với nhau từ hồi còn nhỏ. Họ đã từng bên nhau trong mọi xó xỉnh của thành phố khi còn ấu thơ. Khi lên trung học họ quen với Tanhia, một cô gái mới lớn được xếp vào hàng hoa khôi của trường. Tanhia có đôi mắt xám cùng mái tóc màu hạt dẻ rất nhí nhảnh. Ba người chơi với nhau thân thiết đến nỗi các bạn học của cả trường đều biết. Bọn lơn lớn ở trường thường hay bàn tán về quan hệ của bộ 3 này. Có người thì cho là Valodia và Tanhia là một cặp, có người thì cho là Tanhia yêu Sasha… Cuối cùng thì mọi người chỉ biết là ba người này chơi thân với nhau còn hơn cả ruột thịt.


Nói thẳng ra trong trái tim của Valodia lẫn Sasha đều muốn cất giữ hình ảnh của người bạn gái thân thương Tanhia cho riêng mình. Nhưng tình bạn giữa đôi bạn trai mạnh mẽ đến mức không bao giờ hai người dám nghĩ đến chuyện thổ lộ tình yêu với Tanhia. Họ không muốn tình bạn giữa 3 người phải tan vỡ. Tanhia cũng vậy, cô biết rằng cả 2 người bạn trai đều rất yêu mình, nhưng chưa một lần nào cô thiên vị ai, vì cả Valodia và Sasha đều tốt và đáng trân trọng như nhau, hơn nữa 2 người bạn trai lại quá thân thiết và gần gũi.

Thời gian rồi cũng trôi đi mau, 2 người bạn trai ra trường và công tác ngay tại thành phố, còn Tanhia thì đang học năm cuối của trung học. Họ vẫn gặp nhau hàng tuần, đi xem và thường đi khiêu vũ cùng nhau vào những ngày cuối tuần. Tình cảm vẫn mặn nồng như khi còn học trong trường, chỉ có điều là họ gặp gỡ nhau ít hơn.

Rồi chiến tranh xẩy ra, cả Valodia va Sasha đều được gọi nhập ngũ cùng ngày, Tanhia thì tham gia vào đội cứu thương của quận đoàn. Ngày hôm sau là ngày lên đường ra mặt trận, cả 3 hẹn gặp nhau tại nhà của Tanhia. Tối hôm đó như những lần gặp trước, họ có mặt rất đúng giờ. Nhưng ai cũng trầm lặng và ít nói hơn. May mà Tanhia còn chạy qua chạy lại chuẩn bị đồ ăn cho bữa tối. Khi cả 3 đã cùng ngồi bên nhau, im lặng, thì Sasha cất tiếng:

- Ngày mai là ngày bọn mình lên đường rồi mà ngày về thì không biết trước, có điều mà có lẽ không phải riêng mình mà chắc là cả Valodia nữa muốn nói với Tanhia rằng bọn anh rất yêu em.

Như đã chuẩn bị cho câu nói từ lâu lắm rồi, Tanhia không hề bối rối ngắt lời:

- Em biết tình cảm của hai anh dành cho em từ lâu, em yêu cả hai anh, rất yêu và rất quý trọng tình bạn của các anh, tình bạn của 3 đứa chúng mình. Em không muốn làm tổn thương một ai cả.

Valodia nói cuối cùng:

- Tanhia, thú thật anh rất muốn có em trong đời, nhưng anh không muốn mất đi tình bạn đã có giữa chúng ta. Thật khó, nhưng cũng đến lúc chúng mình phải đối diện với sự thật rồi.

Họ lại im lặng, không khí trầm hẳn xuống. Chẳng còn bao lâu nữa là đến giờ phải chia tay. Tanhia đi vào bếp, làm một chiếc bánh ngọt và để vào lò, sau đó đi ra và nói với hai người:

- Em đã làm một chiếc bánh ngọt để chúng ta cùng ăn trước lúc chia tay.Trong chiếc bánh đó em có đặt một đồng xu nhỏ, nếu anh nào ăn bánh mà trong đấy có đồng xu thì em sẽ yêu người may mắn đó, còn nếu em nhận được đồng xu thì có nghĩa mãi mãi chúng ta chỉ là bạn của nhau như bây giờ, các anh thấy được không?

Chẳng còn cách nào hay hơn, thế là mọi người đồng ý. Khi Tanhia mang bánh vào phòng, thì thấy Valodia và Sasha đã đứng bên cửa sổ nhìn ra bầu trời tối đen nói chuyện với nhau rất thân mật, có lẽ họ tìm cách để làm giảm nỗi hồi hộp trong lòng mình. Sau khi Tanhia cắt chiếc bánh ra làm ba , cô mời 2 anh vào bàn. Họ lại im lặng nhìn vào chiếc đĩa đựng bánh đã để sẵn ở giữa bàn. Một phút trôi qua, rồi hai phút… Cuối cùng thì Tanhia nói:

- Bây giờ em sẽ quay chiếc đĩa thật mạnh nhé. Khi nào đĩa dừng thì từng người sẽ nhận lấy phần bánh trước mặt nhé.

Như để phá tan sự im lặng đáng sợ này, Tanhia quay đĩa thật nhanh. Trái tim trong lồng ngực của Valodia và Sasha như muốn vỡ tung vì hồi hộp. Chiếc đĩa từ từ dừng lại. Vẫn với cá tính quyết đoán của mình Sasha nhận lấy phần bánh trước mặt mình đầu tiên và từ từ cho vào mồm. Rồi đến lượt Valodia và Tanhia lấy phần tiếp theo… Họ nhai từng lần một chậm. thật chậm. Bỗng Sasha reo lên thật to và lấy từ miệng mình ra một đồng xu, anh lao vào ôm lấy Valodia và sau đó bế bổng Tanhia lên. Trong lúc Sasha đang vui sướng đến tột độ thì Valodia lặng lẽ vào phòng vệ sinh rửa mặt, một lúc sau anh quay ra và bắt tay chúc mừng Sasha. Valodia xin về sớm để 2 người ở lại tâm sự. Tiễn anh ra cửa mà nước mắt Tanhia giàn giụa hai hàng, cô ôm Valodia và bỗng oà lên khóc nức nở…

Thời gian 3 năm trôi đi cũng thật là nhanh, Valodia trở về thành phố thân yêu của mình với nỗi buồn vô tận vì Sasha người bạn từ ấu thơ của mình đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Tanhia đã biết tin này, trái tím của người con gái như sắt lại. Ngay sáng hôm sau khi về Xmolenxco, Valodia đến thăm lại cô bạn gái Tanhia hồi học sinh của mình. Vẫn căn phòng này, năm xưa có tiếng cười nói của cả 3 người mà giờ đây chỉ còn 2. Valodia kể cho Tanhia về những ngày gian khổ của mình ở chiến trường, kể về sự hy sinh dũng cảm của Sasha trong cùng tiểu đội chiến đấu với mình. Valodia kể trước lúc tắt thở Sasha đã lấy từ túi ngực mình ra đồng xu năm nào và trao cho Valodia, sasha ra đi và chỉ muốn trao lại tình yêu của mình với Tanhia cho Valodia mà thôi. Tanhia lặng lẽ đi ra phía cửa sổ, nơi mà Valodia va Sasha lần cuối đã đứng đó. Valodia đứng dậy, anh lại gần Tanhia, đặt một tay lên vai Tanhia, còn tay kia anh cho vào túi và lấy ra hai đồng xu nhỏ giống nhau đưa cho Tanhia. Và cũng chính lúc đó Tanhia xoè lòng bàn tay trái của mình ra, trong đó cũng có một đồng xu y trang như thế. Hai người lặng lẽ ôm lấy nhau, nước mắt Tanhia lại chảy dài như đêm nào đó tiến Valodia về trong khi Sasha vui mừng vì nhận được đồng xu may mắn của mình.

Sau này Valodia và Tanhia trở thành vợ chồng của nhau, và hàng năm cứ đến ngày mất của Sasha họ lại cùng nhau ra nghĩa trang thăm lại bạn cũ của mình cùng với 3 đồng xu luôn trong tay.

Ba đồng xu thật nhỏ nhưng nó lại tượng trưng cho tình bạn và tình yêu cao cả của 3 con người cao đẹp. Tại sao lại có 3 đồng xu nhỉ. Khi kể lại chuyện này cho mọi người Tanhia luôn cầm 3 đồng xu đó trong tay:

- Hôm đó, tôi đã cố tình chọn 3 đồng xu và đặt vào 3 góc của chiếc bánh, vì tôi không muốn mất người nào cả. Ai cũng nhận được phần của mình với đồng xu trong ấy. Chỉ có Sasha, anh ấy quá chân thành và quá yêu tôi nên khi cắn phải đồng xu thì đã reo lên. Trong lúc đó Valodia lặng lẽ vào nhà vệ sinh để lấy đồng xu ra khỏi miệng mình rồi âm thầm cho vào túi quần. Còn tôi, khi thấy Sasha vui đến tột độ thì không còn đủ can đảm đưa đồng xu của mình ra nữa mà lặng lẽ dấu đi, Nhưng cũng chính hôm đó tôi biết rằng trong đời tôi được chứng kiến một tình bạn thật vĩ đại và lòng cao thượng vô biên của Valodia, vì tôi biết rằng trong túi Valodia lúc đó đang có đồng xu thứ 3.


20 ĐIỀU ĐẠI TU DƯỠNG TRONG ĐỜI NGƯỜI



20 ĐIỀU ĐẠI TU DƯỠNG TRONG ĐỜI NGƯỜI


Dưới đây là 20 điều đại tu dưỡng của đời người đã qua trải nghiệm đúc kết từ trong cuộc sống, cái tốt thì xin hãy bảo lưu, cái xấu xin hãy lánh bỏ.

Điều Tu dưỡng 1:

 Tu dưỡng lớn nhất của đời người là khoan dung
Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng mình là một người có phong độ trong đối nhân xử thế, đều mong rằng bản thân tu dưỡng thành những thói quen tốt. Vậy như thế nào gọi là tu dưỡng lớn nhất? Chính là khoan dung. "Nghiêm dĩ luật dĩ, khoan dĩ đãi nhân – nghĩa là:  Lấy nghiêm khắc làm kỉ luật cho mình, lấy khoan dung rộng lượng để đối xử với người", chúng ta đối đãi với người cần phải khoan hậu, cần phải bao dung, cho dù người khác đối đãi bạn tử tế hay không tử tế, bạn đều có thể bao dung, đây mới là tu dưỡng lớn nhất đời người của con người sinh ra trong cuộc sống này.

Điều tu dưỡng 2: 

Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ
Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng bản thân mình có thu nhập, đạt thành tựu, và có những thu hoạch. Vậy thế nào được gọi là thu hoạch lớn nhất đây? Đó là cần có khả năng biết đủ, bạn không thấy đủ, cho dù có ngủ tại thiên đường cũng sẽ cảm thấy như đang địa ngục, nếu bạn biết đủ, biết hài lòng thì địa ngục cũng như thiên đường, cho nên biết đủ là thu hoạch lớn nhất.

Điều tu dưỡng 3:

 Nắm giữ lớn nhất của đời người là cảm ơn
Người giầu có nhất là gì? Người nghèo khổ nhất là gì? Luôn sẵn sàng muốn thu được từ người khác là người nghèo. Thời thời muốn giúp đỡ cấp cho người khác, luôn mang trong tâm lòng cảm tạ là khuôn phép của người giầu có. Vì thế, một người có khả năng cảm ơn, trân quý phước đức, người ấy là người nắm giữ cuộc sống lớn nhất.

Điều tu dưỡng 4:

 Mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi
Mỹ đức lớn nhất của cá nhân một con người không phải là ở lớn lên có được dung mạo thật xinh đẹp, cũng không phải có thật nhiều tiền của, tài phúc, hay rất nhiều tài năng, mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi. Cho nên đời người thà có thể không có tài cán, không có học vấn, nhưng không thể không có từ bi, tâm từ bi mới là phẩm chất, là mỹ đức, là đức hạnh chân chính.

Điều tu dưỡng 5:

 Niềm vui lớn nhất của đời người là pháp lạc
Nhiều người luôn mong tìm niềm vui bằng những cảm quan từ vật ngoài thân xung quanh mình, ví dụ như một câu nói tán thưởng – khen ngợi liền hoan hỷ vui mừng cả nửa ngày, nhưng những hoan hỷ vui mừng đó một hồi là đã qua đi rồi; bạn hy vọng đạt được niềm vui từ những đồng tiền vàng, nhưng những đồng tiền vàng ấy cũng như nước chẩy, một thoáng là dùng hết; bạn hy vọng đạt được niềm vui trong những chuyến du lịch đó đây, nhưng ngàn dặm vạn lý nháy mắt một cái cũng qua đi, hân hoan cũng sẽ tiêu tan mất. Duy có một loại  niềm vui lâu bền mãi, đó là Pháp lạc. Pháp lạc sẽ là niềm vui của tinh thần, của tri thức, của ý kiến, của quan điểm, của tu hành, và có thể bảo lưu theo mình trọn đời liền thân, mãi không thất lạc.
               Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ
          Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ

Điều tu dưỡng 6: 

Tâm bệnh lớn nhất của đời người là ích kỷ
Con người vốn bằng xương bằng thịt, thân thể khó tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết. Kỳ thực tâm bệnh trên tâm lý càng lớn, vậy tâm bệnh trên tâm lý là gì? Đó là ích kỷ, chỉ vì mình. Người bởi do ích kỷ, chỉ mong lợi mình, tấm lòng không khoáng đạt, tâm không đại lượng, khó tiến triển thành tựu, tự mình không thể thăng hoa cảnh giới tư tưởng. Vì thế một người ngoài chú ý giữ gìn sức khỏe để không phải thống khổ bệnh tật, còn cần phải chữa khỏi tâm bệnh của chính mình.

Điều tu dưỡng 7:

 Sai lầm lớn nhất của đời người là tà kiến (cái nhìn sai lệch)
Thường người ta phạm sai lầm, nếu như là sai lầm trên sự tình, còn có thể sửa chữa. Còn như trên nhận thức có độ chệch, mang cái nhìn tà kiến, tư tưởng hiểu lầm lệch lạc thì đó chính là sai lầm lớn nhất của đời người. Không những không biết tự mình quy chính, mà còn tự cho mình là đúng, đây là căn bệnh trong xã hội hiện đại mà rất nhiều người dễ phạm phải, thật là đáng sợ.

Điều tu dưỡng 8: 

Phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng, mong muốn
Có người nói: thế giới chứa đựng đầy rẫy những ưu lo khổ não, bởi vì thế giới sa bà vốn dĩ phải là thế giới sa bà, tức là cõi đời ta ở đây mỗi người đều phải đối mặt và đi băng xuyên qua nó, không có ai là ngoại lệ, vì thế đầy đủ phiền não, thống khổ. Ví như tâm dục vọng của chúng ta đều mong nắm giữ tiền tài, mỹ sắc, ăn uống ngon, nắm giữ quyền lực, mong cầu danh vị để bản thân có những mối quan hệ đẳng cấp trong đời. Vì thế dục vọng như núi, khi chưa thỏa mãn, liền cảm thấy phiền não. Cho nên phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng.

Điều tu dưỡng 9:

 Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Thường người luôn không tự mình đối xử hữu ái với chính mình, biến bản thân thành kẻ thù của chính mình, kỳ thực kẻ thù lớn nhất của đời người không phải là người khác, là chính mình. Bởi kẻ thù từ bên ngoài thì còn dễ nhận biết, dễ phòng bị, trái lại là chính mình không dễ nhận thức được chính mình, không dễ minh bạch, không dễ khống chế, kìm chế tự thân. Chúng ta thường đối với những tham muốn của bản thân mãi không thôi, cứ tham muốn hết thứ này đến thứ khác không ngừng nghỉ, khắp chốn nơi nơi vẫy mời toàn sai lầm tội lỗi, nào những phiền muộn cùng oán hận, tự mình rước tai họa, cứ ở đó tự biến mình thành kẻ thù của chính mình, tính khí và những sân hận có hóa giải cũng không nổi, vì thế kẻ thù lớn nhất của đời người chúng ta là chính mình. Và vì thế cần phải chiến thắng được chính mình đó là chiến thắng lớn nhất của đời người.

Điều tu dưỡng 10:

 Vô tri, kém hiểu biết là đáng thương lớn nhất của đời người
Đáng thương lớn nhất của đời người không phải là không có tiền, không có thế lực, cũng không phải không có địa vị, hay không có nghề nghiệp, v v…. Vô tri, kém hiểu biết là đáng thương lớn nhất, không hiểu lý, không nhìn nhận rõ chân tướng của thế gian, không thể nhìn nhận rõ quan hệ của nhân ngã, không thể thấy hết luật nhân quả và nhân duyên vốn dĩ của thế giới, đây chính là đáng thương lớn nhất của đời người.

Điều tu dưỡng 11:

 Thất bại lớn nhất của đời người là khinh mạn
Cái gọi là "Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn" – nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích, được thêm cho, tự mãn thì bị mất đi, chuốc lấy tổn hại, một người nếu như tự cao tự đại, tự ngã ở trên cao, cho dù đi tới bất cứ đâu đều không nhận được sự đón chào, cho nên thất bại lớn nhất của con người sinh ra trên nhân thế này là kiêu ngạo, khinh thường.
                   Nguồn năng lượng lớn nhất nhất của đời người là niềm tin
                   Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người là niềm tin

Điều tu dưỡng 12:

Vô tri, kém hiểu biết lớn nhất của đời người là oán trách
Vô tri chính là không minh bạch, vô minh không thấy được lý ví như nguyên lý, đạo lý, vì không thấy lý cho nên khi gặp điều không như ý liền oán trời trách người, oán ông trời không phù hộ, bảo bọc, oán con người thế gian không giúp đỡ. Oán trách đối với cả xã hội, quốc gia, bạn bè và người thân, họ hàng thân quyến. Thậm chí khi phiền não vì oán hận còn nổi nóng quẳng bàn ném ghế, ném cả chén trà. Đây chính là vô tri lớn nhất của đời người. Họ đã không tự soi trách mình, mà còn oán bạn bè, oán họ hàng thân thuộc, oán trời trách người, còn trút giận nên cả ly trà, bàn ghế.

Điều tu dưỡng 13:

 Lỗi lầm lớn nhất của đời người là xâm phạm
Lỗi lầm lớn nhất của chúng ta chính là xâm phạm. Xâm phạm tiền tài phúc lộc, sinh mệnh của người ta.

Điều tu dưỡng 14:

 Thị phi là khốn nhiễu lớn nhất của đời người
Có người nói:  Địa phương có người liền có thị phi. Thị phi (phải – trái, đúng – sai) khiến chúng ta cảm thấy khổ não khôn nguôi, nhưng cái gọi là " thị phi triều triều hữu, bất thính tự nhiên vô – nghĩa là: Chuyện thị phi suốt ngày sẵn có, chẳng để tai nó tự như không", chỉ cần chúng ta có thể làm tới được không để tai thị phi, không chuyển tiếp thị phi, cần gì phải tranh đấu tới lui, chỉ tăng thêm khổ não!

Điều tu dưỡng 15: 

Hy vọng lớn nhất của đời người là bình an
Mọi người đều mong muốn theo đuổi tiền tài và danh vọng. Tuy nhiên nếu có được danh vọng, tiền tài, nhưng lại mất đi sự bình an, thế thì cuộc sống chưa chạm tới hy vọng, mất đi ý nghĩa. Cho nên bình an là hy vọng lớn nhất của đời người, cái gọi là bình an chính là một phước lành.

Điều tu dưỡng 16:

 Can đảm lớn nhất của đời người chính là tự mình nhận sai
Người cần có dũng khí, dũng khí không phải là ẩu đả đấu đá, đánh nhau với người, cũng không phải là tính toán so bì, tranh chấp với người ta, dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận sai. Cảm thấy tôi không nên nói câu nói này, tôi không nên làm việc này, tôi không nên cản trở bạn, người can đảm là một người mà có thể sám hối nhận sai.
                 Dũng khí lớn nhất cảu đời người là tự mình nhận sai
         Dũng khí lớn nhất cảu đời người là tự mình nhận sai

Điều tu dưỡng 17:

 Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người là niềm tin
Chúng ta thường nói phát triển nguồn năng lượng, năng lượng không nhất định chỉ là khoáng sản ở trong lòng núi, hay châu báu dưới đáy biển, cũng không nhất định là năng lượng của ánh sáng mặt trời hay không khí thiên nhiên, nguồn năng lượng lớn nhất của đời người chính là niềm tin. Bởi vì bên trong niềm tin có ẩn chứa kho báu và của cải vật chất, ở đó có công đức và tiền tài phúc lành.

Điều tu dưỡng 18:

 Phát tâm vĩ đạt nhất của đời người chính là lợi ích chúng sinh
Chúng ta thường nghe nói rằng các lão hòa thượng và đồ đệ của Phật giáo cần phải vì người phát tâm. Vậy rốt cuộc là phát tâm gì vậy?
Cần phát thiện tâm, hảo tâm, cũng chính là các lợi ích tới đại chúng. Ví như một câu thuyết giảng tôi nói có lợi ích đối với mọi người, một việc tôi làm mang đến lợi ích đối với mọi người, lấy lợi ích của chúng sinh làm chủ.

Điều tu dưỡng 19: 

Tiền vốn lớn nhất của đời người là tôn nghiêm
Người vì người mà đến, đó chính là tôn nghiêm, ví thử cái gì cũng có thể hy sinh, tuy nhiên sau cùng khi sự hy sinh chạm tới ngưỡng cửa bứt rứt, đắn đo trong tâm thì tốt hơn hết vẫn là cần bảo lưu giữ lại một chút tôn nghiêm cho mình, vì thế mỗi một người cần làm người tôn nghiêm đối với chính mình, tôn trọng trân quý nó, bảo hữu tôn nghiêm.

Điều tu dưỡng 20:

 Ưu tư lớn nhất của đời người là sinh – tử
Sinh – tử là hai việc đại sự lớn nhất trong cuộc đời con người, nó cũng là mối ưu lo lớn nhất. Sinh thời mưu đồ tranh danh đoạt lợi, "nhĩ ngu ngã tác" – ngươi lừa đảo người bịp bợm tráo trở với nhau để thủ lợi; Một khi lâm vào cảnh vô thường chợt ập đến, nỗi sợ về tài phúc, ái tình, sự nghiệp đều sẽ chớp mắt thành không. Vì thế ưu lo lớn nhất của cuộc đời chính là luôn luôn lo lắng ưu tư không biết sinh thời, tử thời.



BỘ TRANH CHÂN DUNG KẾT BẰNG LÁ


BỘ TRANH CHÂN DUNG KẾT BẰNG LÁ









Flower-Portraits-Justina-Blakeney--1

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--5

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--12

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--4

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--7

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--2

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--3

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--15

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--8

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--9

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--6

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--10

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--11

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--13

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--14

Flower-Portraits-Justina-Blakeney--16

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_01

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_03

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_04

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_05

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_06

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_09

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_10

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_11

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_12

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_13

Flower_Prints_Intricate_Portraits_Out_Of_Mother_Nature_by_Sister_Golden_2016_14

BỘ TRANH CHÂN DUNG KẾT BẰNG LÁ

THỚT GỖ SẠCH HƠN THỚT NHỰA





THỚT GỖ SẠCH HƠN THỚT NHỰA


Tiện ích lớn nhất của thớt nhựa chủ yếu nằm ở bề mặt trơn nhẵn của nó. Người ta có thể dội nước sôi hay cọ rửa lên thớt nhựa mà không lo hỏng thớt. Nhưng liệu đó có phải là lý do để cho rằng thớt nhựa thực sự tốt hơn thớt gỗ?

Giáo sư Dean O. Cliver, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học California (Mỹ) và một nhóm sinh viên đã nuôi cấy vi khuẩn salmonella trên thớt nhựa và thớt gỗ mới được sử dụng và sau đó dùng giẻ rửa bát làm sạch thớt với xà phòng, nước nóng.

Với thớt gỗ, vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới các rãnh trên bề mặt thớt, nơi chúng không sinh sôi được nữa và thậm chí sẽ bị chết. Ngay cả những thớt gỗ cũ có rãnh sâu cũng cho thấy mức độ tồn tại của vi khuẩn ít như những chiếc thớt mới.

"Có thể bạn sẽ nghĩ vi khuẩn nằm dưới các rãnh sẽ dính trở lại vào thức ăn khi chúng ta dùng dao băm chặt", Cliver nói trên tờ Rodalesorganiclife mới đây. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông cho thấy vi khuẩn không bao giờ xuất hiện trở lại trên bề mặt thớt, ngay cả khi thức ăn được băm chặt nhiều lần bằng lưỡi dao sắc.

Trong khi đó, những cái thớt làm bằng nhựa dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần mà vi khuẩn vẫn còn. "Với thớt nhựa, dù đã rửa dưới vòi nước nóng thì các vi khuẩn trong rãnh vẫn sống được. Máy rửa bát cũng không loại bỏ được vấn đề vì vi khuẩn không chết đi mà lắng đọng và bám dính trở lại trên chén bát bên trong máy rửa bát. Ngay cả khi dùng các loại nước khử trùng (như thuốc tẩy Clo) thì vẫn thấy có vi khuẩn còn sót lại trong rãnh thớt", Cliver nói.

Một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Viện Công nghệ và quản lý cũng cho thấy rằng trừ khi được ngâm thuốc khử trùng suốt đêm, thớt nhựa cực kỳ dễ dính bám cặn bã khó tẩy rửa từ các loại thức ăn. Những loại cặn bã này là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Áp dụng nghiên cứu của giáo sư Cliver, cả Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đều đã khuyên người dân dùng các loại thớt từ gỗ thích (còn gọi là gỗ maple, loại được dùng làm thớt ở Mỹ) hoặc các loại gỗ cứng khác. Tuy vậy cũng nên nhớ rằng bạn sẽ chẳng thu được lợi ích nào từ việc dùng thớt gỗ nếu không rửa sạch mặt thớt trước khi dùng. Cliver đưa ra lời khuyên: "Đừng để cặn bã của thực phẩm bám cáu trên bề mặt thớt. Ngay trong khi sử dụng, cần phải làm sạch luôn".

Giáo sư Cliver cũng làm một thí nghiệm và thấy rằng lò vi sóng có thể tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả, kể cả những vi khuẩn nằm sâu dưới bề mặt. Vì vậy, chuyên gia này khuyên, sau khi rửa sạch thớt theo cách thông thường, bạn cho thớt vào lò vi sóng, để trong năm phút, làm như thế khoảng 2 lần mỗi tuần. Chỉ áp dụng thủ thuật này với thớt gỗ, không cho thớt nhựa bởi nó không chịu nhiệt cao. Cũng không cho thớt gỗ có bọc kim loại vào trong lò vi sóng.




Saturday 26 November 2016

TẬP 2 - ĐƯỜNG ĐẾN DANH CA VỌNG CỔ



Tập 2 - Đường đến danh ca vọng cổ /1:16:08


CON BU



CON BU

Lúc qua ở bên Tây, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ ở tỉnh xa. Mẹ nuôi chó. Thấy mẹ cưng quy chó, tôi cũng phải nể nang nó ra mặt. Tôi mạnh dạn đưa tay vuốt ve đầu nó nói vài ba câu xã giao cho ra vẻ có tình (để làm vui lòng mẹ). Nhưng tôi nói tiếng Việt nó chẳng hiểu gì cứ sủa gâu gâu. Mẹ bảo phải nói tiếng Tây. Tôi chột dạ, lỡ nói không đúng văn phạm, chắc nó chẳng hiểu. 

Trong phòng khách, con chó được ngồi một vị trí ưu tiên nhất, đó là chiếc ghế bọc nệm gần mẹ tôi. Trong phòng ăn, nó cũng chiếm một vị trí gần bà chủ nhà. Thức ăn của nó được nấu riêng, không phải là thứ dư thừa. Mẹ tôi gọi nó là Bu (viết theo chữ Pháp là Bou). Cái tên dễ gọi không lôi thôi như Jean Louis David, hay Jonathan. 

Tối ngủ, mẹ nói Bu qua ngủ với mẹ, còn phòng nó để dành cho tôi. Đó một căn phòng có giường rộng dành cho khách, nhưng không có khách thì Bu chiếm ngự. Căn phòng có mùi đặc biệt, dù thay áo gối ra giường khác sạch sẽ tươm tất, tôi vẫn ngửi được cái mùi kỳ lạ từ khi bước vào phòng. Đó chính là mùi của con Bu, nó khác với mùi của con người. Suốt cả một đêm tôi không thể nhắm mắt ngủ vì cái mùi này. 

Cuộc đời mẹ, từ những ngày ấu thơ, lớn lên lấy chồng cho đến nay, trải biết bao thăng trầm. Tôi ít dịp được ở gần mẹ, sau năm mười ba tuổi, mẹ đã đi buôn bán xa rồi. Tôi vào học nội trú trường bà sơ, kỷ luật nghiêm nhặt. Cuộc chiến tranh Việt Pháp đã làm rách nát mọi gia đình, trong đó có tôi. Cha tôi đi kháng chiến chống Pháp, mẹ ở nhà buôn bán tần tảo với người Pháp (đôi khi lo tiếp tế cho cha tôi ở mật khu). Nhờ có học tiếng Pháp, mẹ làm ăn phát đạt. Mấy tấm hình của mẹ chụp ngày xưa, thấy mẹ rất đẹp. Có lẽ nhờ ở những ưu điểm ấy mà mẹ tôi sớm chịu những oan trái cuộc đời. Tôi luôn ám ảnh, cho rằng một con người có ưu điểm, hay có may mắn hơn người khác thì phải bị thua thiệt ở mặt nào đó. Tôi nhớ có lần gặp một bác lớn tuổi cho biết rằng mẹ cháu xưa kia đẹp lắm. Tôi thật xúc động, chỉ muốn ôm bác nói vạn lời cám ơn. Tôi là một đứa con như muôn vạn đứa con khác, luôn mong muốn nghĩ rằng mẹ của mình là người đàn bà hơn người. Mẹ đẹp hơn người, giỏi hơn người, thông minh hơn người, nhưng, mẹ khổ hơn người. Nghĩ vô lý thật. 

Mỗi khi có tôi bên cạnh, mẹ kể chuyện đời xưa, những chuyện buồn khổ ám ảnh mẹ không nguôi. Tôi an ủi, mẹ ơi đừng nhắc những chuyện buồn nữa, sao mẹ không nhớ những chuyện vui. Mẹ lắc đầu, mẹ chẳng biết cái chi vui mà kể. Thuở nhỏ năm lên mười tôi thuộc thơ TTKH, vì mẹ hay ngâm nga. Mẹ cũng ngâm lại bài thơ của cha tôi làm tặng mẹ khi hai người mới thương nhau, ngâm xong mẹ nói, thương vậy mà cũng bỏ đi. 

Đang lan man nghĩ ngợi, nửa đêm, con Bu bỗng chạy qua phòng tôi, có lẽ muốn chiếm lại giường ngủ. Nó nhảy phóc lên giường. Tôi khiếp vía ngồi ngay dậy bật đèn sáng. Nó nhả vào cạnh tôi một khúc xương ống trắng hếu, lại gầm gừ nhìn tôi. Con này thật quá quắt, nó muốn đuổi mình đây.

Sáng mai tôi đáp xe lửa về Paris sớm, vì giận con Bu quá. Mẹ tôi hỏi sao không ở lại thêm. Tôi buột miệng: ngủ với chó hôi quá chịu không được. Câu trả lời rất đúng sự thật, nhưng làm mẹ phẫn nộ. Mẹ giận dữ nói tao nhờ nó mà sống được đến ngày hôm nay, con cái có đứa nào chịu ở với tao, mi chê nó hôi tức chê tao hôi. Tôi ân hận đã lỡ lời. Tôi chào mẹ ra về, con Bu thấy thế, vì cũng không mấy ưa tôi, cứ đứng ở cửa sủa gắt lên. Đáng lẽ ra tôi phải vung tay nói muôn ngàn lời cảm tạ với Bu, rằng em đã thay mặt chị ở với mẹ, yêu thương mẹ, em đã giúp thêm nghị lực cho mẹ sống với đời này, chị biết em là con người hóa kiếp chó, em nhiều tình cảm đối với mẹ, mẹ bảo gì em cũng vâng lời, không hề tỏ ý kiến trái lời mẹ, em là đứa con ngoan ngoãn nên được mẹ thương yêu nhất nhà. Tôi thầm thì nói với Bu khi ngồi trên chuyến xe lửa tốc hành trở về. Ừ! Ừ nhỉ, tôi sẽ viết cho nó bức thư dài tạ lỗi. Nhưng về đến nhà, công việc dồn dập trước mắt, tôi lăn vào cuộc sống mệt mỏi và quên bức thư tha thiết dự tính viết cho Bu. 

Mẹ tôi giam giữ quá nhiều cay đắng trong lòng, chỉ cần một vết nứt nhỏ, niềm đau nỗi khổ ấy chợt vỡ ra, tuôn ào ạt. Mẹ viết cho tôi một bức thư dài nói về con chó của mẹ. Mẹ ca tụng nó như một đứa con nuôi hiếu thảo nhiều tình cảm, và kết luận nó là con chó nhưng tốt hơn con người. Những chuyến về thăm Việt Nam, mẹ đem Bu đi theo, mua cho nó một chỗ ngồi trên máy may. Mẹ không thể sống xa Bu. Bu là điểm tựa tinh thần, là sự an ủi, là sự ve vuốt cho nỗi cô liêu hoang vắng đời mẹ. Mẹ quyết định về sống lại ở Việt Nam, vì theo mẹ, xứ Tây này ích kỷ quá, sống không nổi. 

Năm vừa qua, vào nửa đêm, tôi bị đánh thức dậy vì cú điện thoại gọi từ Sàigòn cho biết mẹ đã chết rồi. 

Khi người mẹ của mình chết đi, mình như thế nào nhỉ? Muôn ngàn mũi kim châm chích vào thịt da mình, muôn ngàn tấn ân hận đè lên trái tim mình. Vé máy bay mua không kịp, tôi về trễ, không kịp giã từ mẹ, không kịp đưa mẹ vào lò thiêu xác. Không kịp gì cả. Nếu tôi suy nghĩ kịp, nếu tôi hành động kịp, cuộc đời tôi bớt tiếc nuối nhiều chuyện. 

Hôm tẩm liệm mẹ ở Sàigòn, dì tôi nói con Bu chạy vô chạy ra tru lên thảm thiết, người ta phải cột cho nó vành khăn trắng trên đầu. Nhìn tấm ảnh mẹ để trên quan tài bên cạnh vòng hoa phong lan màu tím, mẹ cười tươi dịu dàng. Mẹ đẹp quá. Mẹ vui lòng được chết trên quê hương mình sau nửa đời xa cách. 

Dì tôi nói chị mất thế mà yên. Sống khổ, nên chết là yên, là hạnh phúc. Chỉ có chết, mẹ mới được bình an. Tôi ôm bình tro mẹ trong tay nước mắt chảy dài, tự hỏi tại sao lúc mẹ còn sống, tôi không hề một lần nào ôm mẹ trong tay. Tôi xa cách mẹ và mẹ xa cách tôi. Mới đó mẹ chết rồi. Tôi ngơ ngẩn lảm nhảm. Đất vẫn quay, trời vẫn có ngày có đêm, xe vẫn bóp còi inh ỏi trên đường phố Sàigòn, chỉ có mẹ là chết. 

Tôi không bao giờ gặp mẹ trên cuộc đời này nữa. 

Hôm tôi về đến nhà Sàigòn, con Bu chạy ra nhìn tôi, đôi mắt đen láy chăm chú nhận diện quen biết, vẫy đuôi mừng rỡ. Cả nhà ngạc nhiên, tôi cũng ngạc nhiên, sao nó còn nhớ tới mình. Bu nhớ chứ, nó nhớ tôi là con của mẹ, người đã sống cùng với nó như hình với bóng. Mẹ tôi bỏ nó ra đi mãi mãi không về. Mấy ngày sau khi mẹ mất, nó bỏ ăn nằm ủ rũ trong góc nhà. Khi tôi về, bỗng dưng nó quấn quít bên cạnh tôi. Tôi ngồi đâu, Bu cũng lẩn quẩn theo ngồi bên cạnh. Ai bảo gì cũng mặc, chỉ có tôi bảo nó mới nghe lời. Các dì bảo con chó khôn thật, vì tôi giống mẹ. Máu huyết tôi là máu huyết mẹ, Bu hiểu điều ấy hơn ai hết, và trong thâm tâm nó, hy vọng rằng tôi sẽ nuôi nấng nó thay mẹ tôi (có thể nó quên chuyện đã từng dọa nạt tôi trong đêm khuya). 

Buổi tối, không ngủ được, vào nửa đêm, tôi bật đèn ngồi dậy. Bu nằm dưới chân giường đưa đôi mắt đen buồn thảm nhìn tôi. Đôi mắt nó ướt như vừa mới khóc. Tôi không ngủ, nó cũng không, cả hai chúng tôi đều nhớ mẹ. Tôi đưa tay vuốt đầu Bu, nó dụi đầu vào tay ư ử ra chiều cảm động. Bu thè lưỡi liếm vào chân tôi, cử chỉ Bu thường làm với mẹ, chiếc lưỡi mềm mại của Bu thật trìu mến. Tôi thương mẹ quá, tôi thấu hiểu tại sao Bu chiếm được tình thương của mẹ. Có khi nào tôi ôm chân mẹ như thế chưa. Bu đã hôn lấy bàn chân gầy ốm tật nguyền của mẹ mỗi ngày, mỗi đêm khi mẹ mất ngủ. Tôi đau đớn ân hận. 

Tôi bảo nó lên giường nằm bên cạnh. Mẹ nói đúng, Bu xứng đáng hơn tôi. Có lẽ mẹ tôi ở nơi nào đấy, đang mỉm cười với con gái, biết tôi thương yêu Bu như mẹ đã thương yêu nó. Điều này chắc chắn mẹ vui lòng lắm. 

Khi đến tòa lãnh sự Pháp để lo giấy tờ khai tử cho mẹ, tôi bị làm khó dễ ở cổng gác với nhân viên Việt Nam, lý do hôm nay đông khách, để lần khác. Tôi xin trực tiếp nói chuyện với nhân viên sứ quán người Pháp, chẳng đặng đừng, họ cho tôi vào. Trong văn phòng dịch vụ, không thấy có bóng khách nào ngồi chờ. Anh Tây trẻ ra bắt tay chào mời ngồi đàng hoàng. Chị đầm lo giấy tờ, nhanh chóng đưa giấy xin ký tên vào tờ khai. Chị đầm nói, mấy bà lớn tuổi về đây ở đều bị chết sớm, không khí ở đây rất độc vì dơ bẩn. Trong cử chỉ nói năng của tây đầm ở tòa lãnh sự, họ xem tôi là người đồng hương. Tôi cũng nhận thấy có điều thân ái giữa họ và tôi, điều này tôi khó tìm ra được ngay, khi tiếp xúc với đồng bào trên cố hương mình. Một cảm giác nhói đau trong trái tim, tôi tự hỏi nơi nào là quê hương thực của mình, Pháp hay Việt Nam? Tôi nhìn xung quanh tòa nhà lãnh sự, không khí thoáng mát hơn ngày ấy, ngày mà gia đình tôi lo lắng khép nép, e dè hồi hộp vào làm giấy tờ xin đi ra khỏi xứ sở này. Ngày ấy, tôi người Việt Nam. Hôm nay, tôi vào đây với thái độ ung dung của một công dân Pháp, được đối xử lịch sự thân tình. Tôi là người gì, Pháp hay Việt? Lúc ở Tây, tôi sống giữa những kẻ khác chủng tộc. Về Việt Nam, tôi thấy mình không hẳn là người Việt. Đó là sự mâu thuẫn rắc rối khá đau lòng.

Tôi sắp sửa trở về Pháp, thấy tôi lăng xăng dọn dẹp áo quần, hình ảnh mẹ vào vali, Bu như cảm thấy một điều gì đó, nó quấn vào chân tôi không rời. Tôi ở nhà bếp nó chạy xuống bếp, tôi lên nhà trên nó chạy lên theo sau bám sát, thỉnh thoảng Bu ngẩng đầu nhìn tôi thắc mắc. Đôi mắt Bu lạ lùng, đôi mắt đen tuyền long lanh và thắm đẫm dịu dàng, đẹp hơn cả mắt người. Mẹ ơi, bây giờ con mới hiểu tại sao mẹ yêu quý Bu đến thế. Tôi lặng người nhìn đôi mắt tha thiết. Ngày mai tôi đi, không thể đem nó theo cùng, tôi không thể cưu mang nó như mẹ tôi. Phải để Bu lại đây thôi. Càng đến giờ ra đi, tôi càng lưu luyến nó, thứ tình cảm ủy mị này tôi chưa hề trải qua với người, nhưng với con động vật này, tôi biết mình cũng yếu đuối quá. Tôi tránh những cử chỉ vuốt ve, sợ làm nặng thêm cho nó, cho tôi, nỗi chia lìa. Bu là tình thương của mẹ, tôi thương nó chính là thương mẹ. Điều này tôi mới vừa nhận biết, tôi trả hiếu mẹ tôi quá muộn màng. Không kịp. 

Tôi và dì đang bàn tính chuyện nuôi nấng Bu. Dì tôi năm nay cũng già yếu, trí óc lẩn thẩn quên trước quên sau. Dì nói con Bu quen ăn sướng rồi, ở với dì ăn cực không biết nó có chịu được không. Mẹ sáng nào cũng cho nó bánh mì quết bơ, bơ nhiều ăn, bơ ít chê, nó thích ăn thịt bò chứ không ăn thịt heo, phải đi mua xương phở cho nó nhai. Tôi nói tập cho quen có gì ăn nấy, mẹ mất rồi, phải biết thân biết phận chứ. Tuy nói vậy, tôi không tránh khỏi xót xa. 

Buổi sáng lên phi trường, để tránh sự đau lòng của Bu, tôi nhờ người nhà đem hành lý ra xe trước, trong lúc Bu ăn điểm tâm sau bếp, tôi lẹ làng lén ra xe. Khi xe rồ máy, tôi nghe thấy tiếng sủa inh ỏi trong nhà, tiếng sủa tru lên gào thét. Xé lòng. 

Xe ngang qua ngôi nhà thờ có tro tàn của mẹ, nước mắt tôi chảy dài. Có một sinh linh bị hai lần tuyệt vọng, con Bu, một lần mẹ bỏ nó, một lần nữa tôi bỏ nó. Mẹ ra đi không bao giờ trở lại, còn tôi biết bao giờ trở lại xứ sở này, và lúc bấy giờ Bu còn sống chăng. 

Mẹ tôi, một người đàn bà cưu mang tất cả sự khốn cùng rách nát của chiến tranh, cưu mang gánh nặng nỗi nhục nhằn của một kiếp người. Nỗi cô đơn lạnh lẽo xứ người làm mẹ xác xơ, co quắp trước một thói đời ích kỷ, mẹ mất hết hy vọng. Mẹ hoang phế trong đời sống này. Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó.