Monday 30 January 2017

HÌNH CHỤP 3 NGÀY TẾT ĐINH DẬU 2017


HÌNH CHỤP 3 NGÀY TẾT ĐINH DẬU 2017


Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Cư Sĩ Lâm 

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Cư Sĩ Lâm 

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Cư Sĩ Lâm 

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Cư Sĩ Lâm 

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Phước Huệ

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Phước Huệ

Mùng Một Tết  Đinh Dậu - Chùa Phước Huệ

  Mùng Hai Tết Nhà Hàng Bạch Đằng

Mùng Hai Tết Nhà Hàng Bạch Đằng

 Mùng Hai Tết Quán Kem - Canley Vale

 Mùng Hai Tết Quán Kem - Canley Vale

 Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

 Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang

 Mùng Ba Tết Chùa Minh Quang


HÌNH CHỤP 3 NGÀY TẾT ĐINH DẬU 2017

TÌM RA LOẠI THUỐC RĂNG TỰ PHỤC HỒI




TÌM RA LOẠI THUỐC RĂNG TỰ PHỤC HỒI


Tìm ra loại thuốc kích thích răng tự hồi phục, không cần tới "hàn" răng nữa.
Các nhà Nghiên cứu đã xác định được rằng: loại thuốc mới được phát triển này tái tạo lại răng từ trong ra ngoài, mà điều này có thể khiến cho việc chữa răng dễ dàng hơn trong tương lai: chúng ta không còn cần tới răng giả, hay chất hàn trám lấp đầy chỗ rỗng của răng nữa.
Trước đây, loại dược phẩm này được sử dụng để thử nghiệm chữa trị bệnh Alzheimer, nhưng trong quá trình nghiên cứu, các nhà Khoa học lại tìm ra được thêm khả năng chữa trị răng tự nhiên của loại thuốc này.
Nó hoạt động bằng cách kích hoạt tế bào thân trong tủy răng để phát triển thêm men răng, lấp đầy vào những khoảng trống mà bệnh răng miệng gây ra.

"Cách thức tiếp cận đơn giản đã khiến cho loại thuốc này trở thành một sản phẩm chữa răng rất hiệu quả, đây sẽ là cách thức chữa trị tự nhiên, khi mà nó vừa có thể bảo vệ tủy răng, lại vừa khôi phục những vùng men răng đã bị tổn thương", Trưởng ban Nghiên cứu, Paul Sharpe từ Đại học King tại London cho biết.
Bên cạnh đó, loại thuốc này đã được xác nhận và được thử nghiệm trong chữa trị bệnh Alzheimer rồi, vì thế nó sẽ nhanh chóng được áp dụng vào việc chữa răng.

Sau khi răng bị hỏng bởi tác động bên ngoài, hay bởi bệnh sâu răng, phần tủy mềm ở giữa răng sẽ bị lộ ra ngoài. Những vết thương hở ở răng như vậy có thể khiến tủy bị nhiễm trùng. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, cơ thể chúng ta tạo ra một lớp men răng (thứ vật chất tạo nên thành phần chính của một chiếc răng), hoạt động như một lớp đậy mỏng cho phần tủy bên trong.
Nhưng cơ chế phòng vệ tự nhiên này không đủ để bảo vệ răng, vì thế nên ta mới cần tới phương pháp chữa trị nữa. Nha sĩ sẽ khoan một lỗ vào răng và đổ vào đó chất hàn trám để cho răng trở lại trạng thái đặc trước đây. Phương pháp chữa trị này dù hoạt động có phần hiệu quả nhưng thực sự, đây không phải là một cách chữa trị lý tưởng đâu.

"Chiếc răng chúng ta không phải chỉ là một cụm khoáng chất, chúng có những chức năng sinh lý riêng của mình. Chữa trị bằng cách truyền thống chẳng khác nào thay thế mô sống của con người thành một thứ xi măng", Trưởng ban Nghiên cứu Sharpe nói.
"Việc lấp đầy khoảng trống của răng vẫn có thể sử dụng được, nhưng nếu ta có thể khiến cho răng tự hồi phục, đó mới là cách chữa trị tốt nhất. Qua đó, ta có thể hồi phục toàn bộ sức khỏe của một chiếc răng khỏe mạnh !"
Quá trình thử nghiệm loại thuốc Tideglusib này được tiến hành trên chuột bạch trước tiên, để xem quá trình kích hoạt tế bào thân trong tủy sống giúp quá trình phát triển răng đến được mức độ nào. Thuốc được đưa vào khoang trống của răng bằng một miếng bọt collagen nhỏ có thể phân hủy, sau đó các nhà Nghiên cứu đóng chặt miệng khoang rỗ với miếng bọt được ngâm đẫm phân tử Tideglusib này bên trong.

Sau một vài tuần thử nghiệm, các nhà Khoa học thấy được rằng: miếng bọt collagen đã phân hủy hết, và khoảng trống của răng đã được men răng lấp đầy. Quá trình này cũng giống như phương pháp lấp răng bằng chất hàn trám vậy, nhưng thay vì sử dụng vật liệu nhân tạo, các Bác sĩ sử dụng thuốc để kích thích quá trình tái tạo răng. Tác dụng nuôi răng chắc khỏe chắc chắn sẽ lâu dài hơn.

"Ngành Nha khoa không chỉ bao gồm việc khoan răng, và lấp răng bằng hóa chất, đó còn là nghiên cứu phương pháp giữ cho răng khỏe đẹp nữa !", nhà Sinh học Tế bào miệng Ben Scheven từ Đại học Birmingham, người không tham gia vào nghiên cứu trên nói.
"Đặc biệt là khi phương pháp chữa răng mới này rất dễ sử dụng, và rất rẻ, tôi có thể tưởng tượng ra tương lai mà nó được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám răng !".

Hiện tại, cách thức chữa trị này mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, chúng ta vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận được rằng thuốc này có thể được áp dụng trên người. Nhưng xét tới việc thuốc đã được thử nghiệm trước đây (dù là trong chữa trị Alzheimer), ta cũng vẫn có thể hy vọng thuốc sẽ sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn !


CUỐN LỊCH MỚI, VỚI TÔI... ( Thầy Nguyễn Tư Thiếp )





CUN LCH MI,
VTÔI...


Mỗi lần,
lịch mới vừa sang, 

Nghe lòng chùng,
với mênh-mang nỗi buồn...

Bởi,
biết ngày,
tháng,
đã buông...

Mình đâu níu,
được mùa Xuân trở về...?

Nhưng rồi,
bỗng cười hả-hê

Còn thấy lịch mới,
chán-chê nỗi 

Biết bao kẻ,
phải ra đi...

Lịch mới đâu nữa,
 ghi tháng ngày...!?

Thôi thì
trời cho đời này

Mình cứ sống tưới,
đặt bày buồn,
chi?!

Thơ ,
phú,
tuôn chảy lưu-li...

Sơn,
cọ,
rồng múa,
phượng phi cũng ...

Ta vui vầy,
với chính ta

Lịch mới hay ,
nghe ra mệt lòng...


*Nguyễn-Tư

     
      

LỜI KHAI BÚT ( Phan Trường Ân )




LỜI KHAI BÚT 




Mượn thơ Tướng Quốc Trần Quang Khải: Đoạt sáo Chương Dương Độ, Cầm Hồ Hàm Tử Quan, Thái bình nghi nỗ lực, Vạn cổ thử giang san*


Chúc thêm một lần quê hương ta lồng lồng  bóng Quang Trung, hồn Hưng Đạo phủ trùm một dãy giang sơn gấm vóc. Lửa Thăng Long đốt tan quân cướp nước, cọc Bạch Đằng dìm xác giặc biển Đông. 

Chúc thêm một lần quê hương ta hực lửa Lam Sơn, hồn Ức Trai, máu Lê Lai chảy tràn lòng dân Việt. Sóng Dân Tộc dập vùi quân bán nước, nước Việt hùng sạch bóng giặc Bắc phương.



Phan Trường Ân
Giao Thừa Đinh Dậu 2017





ĐI LẠC ( Như Nguyệt )




ĐI LẠC


Năm tôi khoảng 5,6 tuổi, tôi được bà dì dẫn đi chợ.  Mỗi lần được đi theo người lớn đi chơi, vui ghê lắm!  Chợ vào ngày gần Tết rất đông!  Tôi đi theo sau hai bà chị.  Khi 2 chị của tôi đứng đọc 1 bài viết gì đó dán trên tường, tôi cũng “bon chen” chen vào đằng trước để đọc.  Cứ yên trí 2 chị mình đứng đằng sau lưng nên tôi mê mãi đọc, khi đọc xong, quay lại, thì hỡi ơi, chả thấy ai, 2 chị của tôi đã đi đâu mất tiêu rồi!  Chưa bao giờ trong đời tôi cảm thấy sợ hãi đến như thế?!! Tôi hớt hãi chạy đi tìm, không thấy bà tôi, không thấy 2 chị của tôi đâu hết?!!  Khi đó, lại còn có tin đồn là mẹ mìn đang hoạt động mạnh, họ chuyên môn đi bắt cóc con nít để bán, để thâu vào bắt làm ăn mày..v..v.. 
Trước khi đi, bà tôi đã cẩn thận dặn tôi, lúc nào cũng phải đi theo sát bà và hai chị vì chợ có rất nhiều người, đông đúc! 
Tôi mếu máo khóc, nhưng sợ “mẹ mìn” để ý đến mình, tôi lại cố gắng không khóc nữa.  Tôi biết đường về nhà tôi mà, chỉ là chưa bao giờ qua đường một mình thôi.  Nếu ra được khỏi chợ, có người dẫn qua đường; tôi sẽ về được đến nhà.

Ngôi chợ này to lớn quá, có quá nhiều khu, nào là khu hàng thịt, hàng cá, khu bán bánh kẹo, khu bán đồ dùng cho phụ nữ, khu tạp hóa, khu ăn hàng..v.v.  Đi loanh quanh mà không tìm được đường ra, tôi bèn để ý nhìn xem coi có ai mặt mũi tử tế hiền lành để nhờ vả.  Đánh bạo, tôi mon men đến hỏi 1 bà nhìn mặt dễ chịu:  “Bác ơi bác, cháu bị đi lạc, nhà cháu ở ngỏ Hàng dừa, cái ngỏ có mấy cây dừa thật to nơi đầu ngỏ; nếu ra khỏi chợ, cháu sẽ biết đường về nhà, bác dắt cháu đến đầu ngỏ nhà cháu... bác  giúp cho cháu nhé”.  May quá!  Bà bác tốt bụng này cũng biết  cái ngỏ hàng dừa của nhà tôi.  Bà dẫn tôi ra khỏi chợ, tôi chỉ đường bà, bà nắm tay dẫn tôi qua đường...

Vừa đến đầu ngỏ, tôi đã thấy mẹ và bà tôi đang dáo dác đi tìm. Hai chị, bố tôi và 1 ông anh đang chia nhau ra đi tìm tôi trong chợ.  Chưa bao giờ tôi mừng đến thế!  Lần đầu tiên trong đời bị đi lạc!  Một dấu ấn –đầu tiên- rất sâu đậm trong tâm trí của tôi.

Như Nguyệt



BIỂU TƯỢNG GÀ TRONG VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY



BIỂU TƯỢNG GÀ TRONG VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY


Con gà, đặc biệt là gà trống, hiện diện trong nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Là vật nuôi được con người thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại.


Từ thời cổ đại, gà đã là loài vật linh thiêng trong nhiều nền văn hóa, gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng, hoạt động thờ cúng tôn giáo, với tư cách của một lễ vật. Gà có vai trò quan trọng trong đời sống xa xưa, đặc biệt ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người, là vẻ đẹp về thanh âm của những vùng quê yên ả.
Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp. “Dậu” (từ để chỉ gà) cũng nằm trong lục súc (6 loại gia súc nuôi trong nhà, gồm ngựa (mã), trâu/bò (ngưu), cừu/dê (dương), chó (cẩu), lợn (trư), và gà (kê)).

Gà trong văn hóa phương Tây





Đối với người La Mã, gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo. Người La Mã cho rằng gà trống có mối liên hệ với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiệm về tích lũy tài sản, bảo trợ cho hoạt động buôn bán, đi lại, vị thần của vận may, mánh lới…

Thần Mercury thường được hộ tống bởi một chú gà trống choai, biểu tượng của ngày mới, một chú dê đực biểu tượng của sản sinh, một chú rùa biểu trưng cho sáng tạo huyền thoại của thần - cây đàn lia vốn được thần Mercury làm từ một chiếc mai rùa.
Đối với người Do Thái, sách cổ Talmud từng viết: “Nếu chúng ta không có bộ sách ngũ thư Torah, chúng ta sẽ học sự khiêm nhường của loài mèo, sự chăm chỉ của loài kiến, sự trinh bạch của bồ câu và sự hào phóng của gà trống”. Sự hào phóng của gà trống được nói đến ở đây nhấn mạnh vào đặc tính khi gà trống tìm thấy thức ăn, nó sẽ ngay lập tức gọi các gà mái đến.




Đối với người Châu Âu, người ta có thành ngữ “gà mái đẻ trứng vàng” để chỉ những gì tạo ra giá trị lớn bất ngờ, nằm ngoài mọi dự kiến. Ngoài ra, một biểu tượng nổi tiếng của nước Pháp, đó chính là hình ảnh con gà trống Gô-loa.

Gà trong văn hóa phương Đông





Gà là một trong 12 con giáp. “Dậu” là một trong 12 chi của địa chi, và là địa chi thứ mười, đứng trước nó là Thân, đứng sau nó là Tuất. Tháng Dậu trong nông lịch là tháng 8 âm lịch. Về thời gian trong ngày, giờ Dậu tương ứng với khoảng từ 17-19h. Về phương hướng, Dậu chỉ phương chính Tây. Theo ngũ hành, Dậu tương ứng với Kim; theo âm dương, Dậu là âm.
Dậu mang ý nghĩa co nhỏ lại, chỉ trạng thái của quả cây sau khi đã phát triển tột bậc sẽ bắt đầu teo tóp tại (ứng với tháng 8 mùa thu, khi nhà nông đã hoàn tất việc thu hoạch nông sản).




Theo quan niệm dân gian của nhiều nước Á Đông, gà là vật phẩm cúng lễ không thể thiếu để kính dâng lên tổ tiên, thần thánh. Trong tiếng Hoa, “đại kê” (gà trống) gần âm với từ “đại cát” mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Trong văn hóa Việt, gà gắn liền với đời sống nhà nông. Trên trống đồng Đông Sơn, hình ảnh gà được thể hiện khá nhiều.
Trong truyền thuyết về vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa cũng có xuất hiện hình ảnh của gà, theo đó, thành đắp đến đâu, đất lở đến đấy, rùa thần Kim Quy báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công.
Hay trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng trong cuộc kén rể cho con gái Mỵ Nương, gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.
Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, có “Hùng kê quyền” (quyền gà chọi) mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi. Đặc trưng của bài quyền này là những động tác dũng mãnh như gà chọi - loài vật dù nhỏ bé nhưng rất nhanh nhạy, dũng mãnh trước đối thủ.




Bài “Hùng kê quyền” sử dụng ngón tay trỏ để ra đòn, mô phỏng hình mỏ gà, các ngón còn lại co vào như cựa gà. Bộ pháp của bài linh hoạt, tốc độ xoay chuyển biến ảo.
Trong nghệ thuật dân gian, gà là một chủ đề quen thuộc của tranh dân gian Đông Hồ. Điều này đã được thể hiện trong hai câu thơ nổi tiếng của bài thơ “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Trong bài thơ “Nắng mới”, nhà thơ Lưu Trọng Lư có viết: “Mỗi lần nắng mới hắt bên song/Xao xác gà trưa gáy não nùng/Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng/Chập chờn sống lại những ngày không”.
Trong cách ăn vận của người Việt xưa, phụ nữ miền Bắc khi vấn khăn thường để thừa ra một lọn tóc gọi là “tóc đuôi gà”. Kiểu tóc này từng là một nét duyên được nhiều người yêu thích.




Con gà rất gần gũi với người nông dân Việt Nam, gà là gia cầm quen thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của nhà nông, vì vậy, gà xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ, có lúc để miêu tả, phản ánh cuộc sống con người, có lúc để khuyên nhủ, răn dạy con người về lẽ sống ở đời.
Những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc về gà trong văn hóa dân gian Việt Nam có: “Gà trống nuôi con”, “Con gà tức nhau tiếng gáy”, “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”, “Cõng rắn cắn gà nhà”, “Bút sa gà chết”, “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau”, “Trông gà hóa cuốc”, “Ông nói gà, bà nói vịt”, “Như gà mắc tóc”, “Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn”…
Trong đời sống hiện đại, còn xuất hiện một thuật ngữ mới mang hàm nghĩa ẩn dụ, đó là “gà công nghiệp”. Từ này nghĩa đen để chỉ giống gà được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, nghĩa bóng để chỉ những người vốn được nuôi dưỡng, bảo bọc quá mức, đến khi ra đời trở nên ngờ nghệch, thụ động, thiếu trải nghiệm, thiếu khả năng tự xoay xở…

10 LÝ DO NÊN KIÊNG THỊT ĐỎ





10 LÝ DO NÊN KIÊNG THỊT ĐỎ


Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù thịt đỏ có những lợi ích dinh dưỡng cao nhưng xét về tổng thể, ăn nhiều thịt đỏ hại nhiều hơn lợi. Vì thế, nếu bạn thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ thì có lẽ 10 tác hại dưới đây sẽ khiến bạn phải ăn chúng một cách dè chừng hơn.

1. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa (còn gọi là axít bão hòa) được tìm thấy trong mỡ động vật, bơ, sữa, phô mai và các loại dầu thực vật. Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo bão hòa và do vậy làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

2. Làm tăng hàm lượng cholesterol
Hàm lượng cholesterol trong máu cao dễ khiến con người mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và huyết áp cao.

3. Gây nguy cơ ung thư đại tràng
Thịt đỏ giàu hàm lượng protein hơn các loại thực phẩm khác nên cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó dẫn tới việc các hợp chất gây ung thư sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây tổn thương thành ruột và dẫn tới ung thư đại tràng.

4. Gây béo phì
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo, calo và các chất béo bão hòa, nó dẫn tới tăng cân và béo bụng.

5. Gây bệnh tiểu đường
Các chất béo trong thịt đỏ khiến cho lượng kháng isulin trong cơ thể tăng cao và khiến cho việc điều hòa lượng đường trong máu bị cản trở và vì thế gây nên bệnh tiểu đường.

6. Gây hại cho hệ tiêu hóa
Mất nhiều thời gian hơn để có thể tiêu hóa được đống “thịt đỏ” bạn ăn hàng ngày, điều này dẫn tới sự sản sinh các độc tố gây hại và các amin tiêu diệt các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Nó dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm ruột, táo bón và nhiều bệnh khác.

7. Ảnh hưởng tới cân bằng hoóc-môn
Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

8. Dẫn tới bệnh Alzheimer
Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan tới bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

9. Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các bệnh do virus gây nên. Việc ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến hệ thống này trở nên trì trệ và dần mất đi khả năng miễn dịch, từ đó các loại virus dễ dàng xâm nhập và gây hại cho cơ thể.

10. Gây viêm khớp

Thịt đỏ chứa purine, dẫn tới hàm lượng cao axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp.


Tuesday 24 January 2017

MỪNG XUÂN ĐINH DẬU ( Kim Chi )





MỪNG XUÂN ĐINH DẬU

Mừng Xuân Đinh Dậu đón chào
Gà vàng ấp trứng... là màu giàu sang!
Trống mào "Ngũ Đức" oai danh
 Võ, Văn, Dũng, Tín , Đức Nhân - đồn vang:
"Mào, lông , cặp cựa hiên ngang
Đồng đội bảo vệ, có ăn gọi đàn
Dù mưa dù nắng... điểm canh
Tiếng gà gáy sáng đúng canh, đúng giờ"

Chúc mừng Năm Dậu: Phước, Tài...
Nhà nhà an hưởng vận may năm vàng!
Gia đình hạnh phúc an khang 
Nụ cười luôn nở "giòn tan" xuân này.



Kim Chi
25.01.2017





QUỲNH NHƯ QUÁN QUÂN - SOLO CÙNG BELERO 2016




Quán Quân  Quỳnh Như - Solo Cùng Bolero 2016 - Thương Về Miền Đất Lạnh / 5:20 

Cô bé 14 tuổi đến từ  Huyện Bến Cát Bình Dương - Nhận giải thưởng 200 triệu.


BÁNH FLAN RAU CÂU




Bánh Flan Rau Câu /12:25

Saturday 21 January 2017

HỌP MẶT CHO TẾT DƯƠNG LỊCH 2017 - ĐỒNG HƯƠNG SÓC TRĂNG NGÀY 21.01.2017


HỌP MẶT CHO TẾT DƯƠNG LỊCH 2017 - ĐỒNG HƯƠNG SÓC TRĂNG NGÀY 21.01.2017






























































HỌP MẶT CHO TẾT DƯƠNG LỊCH 2017 - ĐỒNG HƯƠNG SÓC TRĂNG NGÀY 21.01.2017

PHOTO BY KIM CHI & VĨNH CƯỜNG