Thursday 29 June 2017

PHIM TRUYỆN: SỰ TÍCH THẠCH SÙNG



Sự Tích Thạch Sùng / 43:03

TRÊN, NHỮNG NẺO ĐƯỜNG ĐỜI... ( Thầy Nguyễn Tư Thiếp )




TRÊN,
NHNG NĐƯNG ĐI... 


*“Ngưi là con vt cô-đơn nht hành-tinh...” (Miller)

Người ta hay bo:
trái đất này tròn”,
để mình  ước,
sẽ còn gặp nhau...?!

Nhưng thực sự,
trên nhng no đường đời,
đầy p thương đau...
con người,
cũng chỉ  kẻ lữ-hành cô-độc,
lao-xao đi 
về...

Họ di-chuyển miên-man,
không biết chán-chê...
trên những quỹđạo song-hành,
 chỉ một chiều duy nht ,
nên không hề  một điểm cắt nào hết,
để mong điều...tương-giao!?

 đưng đi,
là nhng quỹ-đạo
nên con người vẫn mải chạy quanh
biết đâu điểm đến,
để hoàn-thành cuộc chơi...?
với khoảng thời-gian hữu-hạn,
được gọi : “đời”,
trong nỗi cô-đơn cùng-cực,
bởi chẳng ai hiu được,
một lời nào cho nhau...!

Người ta sinh ra,
 ai được t la chn(choisantgì đâu?
 bỗng dưng,
đã bị vứt xuống (être choisi) cõi bể dâu” này rồi!?

Và, c thế,
h tiếp-tc hụp-lặn trong đời,
 - không hiểu  sao như vy
nên lại im lời,
buồn quanh...!?

*Nguyễn-Tư
                               

TIỂU THUYẾT GIA KIM DUNG




TIỂU THUYẾT GIA KIM DUNG 

Kim Dung (tiếng Hán: 金庸, bính âm: Jin Yong; sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924) là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo.

SỰ NGHIỆP:
Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc.

Thuở nhỏ Kim Dung là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.

Sáu tuổi, ông vào trường tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất siêng học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung Quốc bấy giờ.

Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.

Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩnh.

Năm 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Cuộc du hành của Alice tuy đem lại tai hại, nhưng đă cho thấy tài tưởng tượng, cũng như tinh thần phản kháng của Kim Dung, mà sau này thể hiện rất rõ trên các tác phẩm. Ông lại chuyển đến học trường Cù Châu. Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, được giới học sinh tranh nhau đọc. Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh.

Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.

Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị đuổi học, năm 19 tuổi.

Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều. Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những cuốn như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp. Ông cũng sáng lập ra một tờ báo lấy tên Thái Bình dương tạp chí, nhưng chỉ ra được một số đầu, số thứ 2 nhà xuất bản không chịu in, tờ báo đầu tiên của ông xem như thất bại.

Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh, đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp.

Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.

Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi, được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh đẹp.

Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đ́nh. Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn.

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.

Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955, được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn". Thư kiếm ân cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ý đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích Huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua những bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Không như một số tờ báo do ông sáng lập khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.

Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trưởng của mình, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả là ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó.

Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.

Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.

CÁC TÁC PHẨM ĐÃ VIẾT :

1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết, tổng cộng 15 truyện.



  • Thư kiếm ân cừu lục (1955) (書劍恩仇錄)
  • Bích huyết kiếm (1956) (碧血劍)
  • Xạ điêu anh hùng truyện (1957) (射雕英雄傳)- tại Việt Nam được dịch thành Anh hùng xạ điêu.
  • Thần điêu hiệp lữ (1959) (神雕俠侶).
  • Tuyết sơn phi hồ (1959) (雪山飛狐)
  • Phi hồ ngoại truyện (1960) (飛狐外傳)
  • Bạch mã khiếu tây phong (1961) (白馬嘯西風)
  • Uyên Ương đao (1961) (鴛鴦刀)
  • Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961) (倚天屠龍記)
  • Liên thành quyết (1963) (連城訣)
  • Thiên long bát bộ (1963) (天龍八部)
  • Hiệp khách hành (1965) (俠客行)
  • Tiếu ngạo giang hồ (1967) (笑傲江湖)
  • Lộc Đỉnh ký (1969-1972) (鹿鼎記)
  • Việt nữ kiếm (truyện ngắn, 1970) (越女劍)

 "Đại hiệp"Kim Dung và nỗi đau về người con trai tự tử

Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi.
Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.

dung3.jpg
Nhà văn Kim Dung. Ảnh nhỏ: Kim Dung và vợ hiện tại, Lâm Nhạc Di.

Nhiều năm qua, Kim Dung hiếm khi công khai tham gia sự kiện mà dành phần lớn thời gian ở nhà. Theo Sina, sức khỏe nhà văn 92 tuổi vẫn ổn định. Hôm 27/3, ông tham gia buổi tọa đàm “Kim Dung võ hiệp và Giấc mơ Trung Quốc”, diễn ra ở Bắc Kinh. Đi cùng Kim Dung còn có các cháu của ông. Trong hoạt động, ban tổ chức chia sẻ ảnh Kim Dung và con trai thứ Tra Truyền Thích. Bức ảnh dấy lên tò mò của người hâm mộ về các con của nhà văn - họ làm nghề gì và có ai nối nghiệp bố?
Kim Dung có bốn con, hai trai hai gái. Con trai lớn Tra Truyền Hiệp, con trai thứ Tra Truyền Thích và hai con gái là Tra Truyền Thi, Tra Truyền Nột. Cả bốn người đều là con của Kim Dung với người vợ thứ hai Chu Mai (Kim Dung có ba đời vợ, lần lượt là Đỗ Dã Phân, Chu Mai và Lâm Nhạc Di).
Tra Truyền Hiệp là người thừa hưởng ở bố nhiều nhất khả năng văn chương. Kim Dung dạy Truyền Hiệp Tam Tự Kinh từ khi cậu bé còn bi bô học nói. Bốn tuổi, Truyền Hiệp đã thuộc lòng Tam Tự Kinh, sáu tuổi đã thuộc Tăng Quảng Hiền Văn. Mọi người đều gọi cậu là tiểu thần đồng. Được gia đình hun đúc, Tra Truyền Hiệp yêu thích tiểu thuyết từ thuở ấu thơ. Năm 1965, tiểu thuyết Hiệp khách hành đăng trên tờ Minh Báo của Hong Kong (tờ báo do Kim Dung sáng lập). Truyện có nhiều đoạn nói về tình yêu con của vợ chồng Thạch Thanh. Câu chuyện cảm động, gần gũi đó được viết từ chính lòng thương vô bờ của vợ chồng Kim Dung với Truyền Hiệp.

dung-8707-1396241077.jpg
Nhà văn Kim Dung và hai con Tra Truyền Hiệp, Tra Truyền Thi.

Tra Truyền Hiệp say mê Hiệp khách hành, đến mức có một lần cậu đang đọc tiểu thuyết dưới mái hiên tí tách mưa rơi, cha mang món ngon đến trước mặt rồi gọi con nhưng cậu vẫn không rời mắt khỏi sách. Năm 14 tuổi, Truyền Hiệp viết một bài văn nói rằng đời người là bể khổ, chẳng có ý nghĩa gì và tỏ ý muốn được giải thoát. Có người sau khi đọc bài văn thì chột dạ, khuyên Kim Dung nên ngăn cản cậu bé khỏi những suy nghĩ này. Song nhà văn bảo con trai đúng. Ông khen Truyền Hiệp sớm nhận biết, tư tưởng sâu sắc.
Kim Dung không thể ngờ được rằng, cũng vì “sớm nhận biết”, Truyền Hiệp về cõi vĩnh hằng khi còn ở tuổi thanh xuân. Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp tự tử, sau khi cãi vã với bạn gái qua điện thoại. Lúc đó, cậu chưa đầy 20 tuổi và đang là sinh viên năm nhất Đại học Columbia (Mỹ).
Lúc bấy giờ, có hai khả năng được đưa ra về lý do tự tử của Tra Truyền Hiệp. 
Lý do thứ nhất liên quan tới việc Kim Dung và Chu Mai ly hôn. Ở Mỹ, Truyền Hiệp biết quan hệ giữa bố mẹ rạn nứt, sắp sửa chia tay nên rất buồn. Anh nhiều lần khuyên bố mẹ hàn gắn nhưng không thể. Gia đình tan vỡ là cú đòn mạnh giáng vào anh. Để rồi trong phút chán nản, cậu sinh viên nghĩ đến sự giải thoát.
Lý do thứ hai được đưa ra có liên quan tới tình cảm cá nhân của Tra Truyền Hiệp. Lúc đó, Truyền Hiệp yêu một cô gái sống ở San Francisco. Đôi tình nhân trẻ mâu thuẫn và Truyền Hiệp tự tử vì tình yêu không tốt đẹp.

    Kim Dung và con gái Tra Truyền Nột.

Cái chết của con trai là nỗi đau không bao giờ bù đắp nổi đối với Kim Dung. Nhà văn từng hồi ức về quãng thời gian u ám sau khi con qua đời: “Sau khi nghe tin con mất ở Mỹ tôi đau đớn và u sầu. Nhưng hôm đó tôi có bài viết quan trọng cho báo. Vừa viết vừa rơi nước mắt. Lòng quặn thắt nhưng tôi vẫn phải viết”. Tiếp đến, ông đi Mỹ đưa thi thể con về Hong Kong mai táng.
Thời gian đó, Kim Dung từng muốn chết theo con. Một câu hỏi lớn xâm chiếm tâm hồn ông: “Tại sao con tự tử, tại sao con bỗng nhiên từ bỏ sinh mệnh. Tôi muốn tới cõi âm gặp Truyền Hiệp, muốn con giải đáp câu hỏi này”.
Con trai tự tử cũng là lý do trực tiếp khiến nhà văn theo tín ngưỡng Phật giáo. Sau khi con qua đời, ông bắt đầu nghiền ngẫm Kinh Phật, từ sách Phật giáo tìm câu trả lời cho cuộc đời.
Năm 1991, Kim Dung bán tờ Minh Báo cho Vu Phẩm Hải. Không ít người cho rằng ông trao đứa con tinh thần của mình cho Vu Phẩm Hải vì người này có ngoại hình giống Tra Truyền Hiệp. Kim Dung nói rằng: “Về lý tính, tôi không nghĩ như thế. Nhưng Vu Phẩm Hải sinh cùng năm với con trai lớn của tôi, đều tuổi Khỉ. Tướng mạo đúng là hơi giống nhau. Tình thân tự nhiên trỗi dậy trong tiềm thức. Cũng có thể là như vậy”.
Ba người con còn lại của Kim Dung nay đều đã là cha, là mẹ và không ai theo nghiệp văn chương. Con gái lớn Tra Truyền Thi tốt nghiệp Đại học York (Canada) với thành tích xuất sắc. Cô kết hôn năm 1988, cùng phó tổng biên tập một tờ báo của Hong Kong. Con gái thứ Tra Truyền Nột là một họa sĩ tài năng và rất tích cực làm từ thiện. Một số người thân cận với Kim Dung nói rằng, Tra Truyền Nột là cảm hứng để Kim Dung xây dựng hình tượng Tiểu Long Nữ.
Con trai thứ Tra Truyền Thích có vẻ ngoài rất giống Kim Dung. Hồi nhỏ anh không mấy nghe lời cha mẹ, học hành cũng không có thành tích gì nổi bật. Sau này, Kim Dung cho con du học ở Anh, cậu chọn ngành kế toán vì cho rằng “kế toán chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô cố định là ra đáp số, thích hợp nhất cho những người lười”. Tốt nghiệp đại học trở về Hong Kong, Truyền Thích về làm phó giám đốc ở nhà xuất bản của Kim Dung, giúp cha quản lý công việc về xuất bản.


BỘ SƯU TẬP TRANH CỦA PICASSO




BỘ SƯU TẬP TRANH CỦA PICASSO


Pablo Picasso (1881-1973) là họa sĩ sinh ra tại Tây Ban Nha nhưng ông dành hầu hết thời gian sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Picasso được coi như một trong những cột trụ của trường phái hội họa lập thể (cubism) của thế kỷ 20.

Những tác phẩm Picasso để lại cho đời trở thành một bộ sưu tập “quý giá” đối với giới thưởng ngoạn và cũng “đắt giá” với các nhà sưu tầm tranh của ông trên khắp thế giới. Ngoài ra, một số tranh của ông còn được các viện bảo tàng nghệ thuật trưng bày trước công chúng.

Trong bộ sưu tập tranh dưới đây, chúng ta lần lượt thưởng thức 11 tác phẩm nổi bật của bậc thầy về tranh lập thể. 



Bức tranh “Lying” hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Nghệ thuật New York. Bức tranh có chiều cao 2m được Picasso sáng tác tại Fontainebleau (Pháp), năm 1921. Ba nhạc sĩ trong tranh tượng trưng cho khái niệm lập thể được sáng thác theo lối tranh cắt dán.




Bức tranh “Girl Before a Mirror” ra đời năm 1932 dựa theo hình tượng Marie Therese Walter, người mẫu và cũng là người yêu của Picasso. Người đàn bà soi gương mang rất nhiều ý nghĩa: mảng mầu vàng tượng trưng thời hạnh phúc của người mẫu với Picasso. Phản chiếu trong gương là mảng mầu tối cho thấy những tâm trạng “bi quan” của người trước gương.



Bức tranh “The Old Guitarist” với mảng mầu chủ đạo tối sẫm được Picasso vẽ để tưởng nhớ đến một người bạn, Casagemas, người đã tự sát năm 1903. Casagemas và Picasso cùng đến Paris để mưu cầu danh vọng trên bước đường nghệ thuật. Casagemas thất bại và Picasso cũng cảm thấy phần nào thất vọng. Danh tiếng thật sự chỉ đến sau khi ông qua đời!




Bức tranh “Seated Woman” được sáng tác năm 1937, thời kỳ Picasso có nhiều tác phẩm vẽ về chủ đề phụ nữ. Hai mầu đỏ và xanh lá cây được khai thác để nói lên sự tương phản trong tranh Picasso. Đây cũng là giai đoạn người phu nữ gợi hứng nhiều nhất trong tranh của Picasso.




Bức tranh thể hiện Dora Maar và con mèo đen được sáng tác năm 1941. Họa phẩm này đã được một nhà sưu tập người Nga mua với giá $95 triệu trong một cuộc đấu giá tại Sotheby’s năm 2006.



Trong giai đoạn đen tối của cuộc đời nghệ thuật, Picasso đã vẽ bức “Blue Nude” năm 1902. Đây cũng là phản ứng của họa sĩ trước cái chết của một người bạn. Chỉ với một mầu xanh u ám, Picasso đã thể hiện sự đau khổ bằng một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta chỉ thấy tấm lưng của người phu nữ, biểu thị sự chia cách, dĩ nhiên là theo ý nghĩa “lập thể”!



Người mẫu của bức tranh “Le Rêve” cũng vẫn là người tình của Picasso, Marie Therese Walter. Bức họa này được vẽ năm 1932 chỉ trong vòng một buổi chiều. Cũng vẫn dùng cách sử dụng mầu sắc tương phản, bức tranh “Giấc Mơ” sau một thời gian bị hư hại và được phục chế đã được một nhà sưu tập tranh mua lại với giá $155 triệu vào năm 2013, một kỷ lục trong việc sưu tầm hội họa.



Trong bức tranh “Asleep” người mẫu Marie Therese Walter đang nằm ngủ trên nền màu tương phản giữa đỏ và xanh. Được sáng tác năm 1932, có thể nói họa phẩm “Asleep” là tiêu biểu cho hai khái niệm “xấu” và “đẹp” trong tranh Picasso. Những ngón tay của người mẫu tựa như móng vuốt của một con thú hoang trên vẻ đẹp “liêu trai” của người phụ nữ.



Bức tranh “Nude, Green Leaves and Bust” được sáng tác năm 1932 qua người mẫu Marie Therese Walter. Cho đến bây giờ, người ta vẫn không có một giải thích nào thỏa đáng cho hai vệt đen cắt ngang người phụ nữ khỏa thân nằm trong tranh giữa những chiếc lá xanh và một bức tượng bán thân. Họa phẩm này được đấu giá với số tiền $106,5 triệu vào năm 2010.



Họa phẩm “Les Demoiselles d’Avignon” được sáng tác năm 1907 và đây cũng là một trong những tác phẩm đã đưa Picasso lên một tầm cao trong nền hội họa thế giới thế kỷ 20. Phải mất 9 tháng Picasso mới hoàn thành bức họa và giới chuyên môn cho rằng Picasso đã chịu nhiều ảnh hưởng của hội họa châu Phi. Bức họa vẽ 5 người phụ nữ “bán hoa” trong một nhà thổ ở Barcelona, Tây Ban Nha. Bức tranh này xuất hiện vào năm 1916 và bị một số người phê phán là có tính cách… “vô đạo đức”!



“Guernica” được vẽ năm 1937 trong thời kỳ chiến tranh, mô tả cảnh ném bom của phe Trục (Đức – Ý) tại một ngôi làng có tên Guernica dưới quyền kiểm soát của những người ái quốc Tây Ban Nha. Đây cũng là cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha mà thế giới được biết đến qua tranh Picasso.