THUẬT NHÌN NGƯỜI CHUẨN XÁC CỦA CỔ NHÂN
Trải qua bao sóng gió thăng trầm, cổ nhân đã đúc kết cho mình nhiều bài học quý báu trong cách nhìn việc, nhìn người và qua bao đời đến nay vẫn còn cực kỳ hữu dụng.
Tục
ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố
nhân”. Trong vấn đề nhìn người, cần phải có thời gian để quan sát, kiểm
chứng mới có thể đánh giá đúng bản chất của một người. Tuy nhiên, không
phải lúc nào chúng ta cũng có đủ thời gian để hiểu rõ về ai đó. Để nhìn
người một cách chuẩn xác cần phải có một tri thức nhất định, đây cũng là
điều mà người xưa vẫn dày công nghiên cứu. Trong lịch xử xưa nay, những
người nhờ trí tuệ, biệt nhãn nhìn người mà thành công, dựng nên cơ
nghiệp quả là có không ít. Vậy đâu là tinh hoa trong nghệ thuật nhìn
người của cổ nhân?
1. Dùng “thời gian”
Con
người vốn vì lợi ích sinh tồn, đa số đều mang trên mình một chiếc mặt
nạ. Khi gặp bạn, họ thường đeo một chiếc mặt nạ giả. Đây là một hành vi
có ý thức. Những chiếc mặt nạ chỉ thể hiện ra các góc độ mà bạn thích.
Nếu bạn chỉ căn cứ vào những điểm này mà phán đoán sự tốt xấu của một
người, từ đó quyết định mức độ giao tiếp với người đó thì bạn có thể mắc
phải sai lầm.
Tục
ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố
nhân”. Thông thường, con người dù có che giấu tính cách của mình thế nào
rồi cuối cùng sẽ lộ ra bộ mặt thật. Vì đeo mặt nạ là một hành vi có chủ
ý nên lâu ngày sẽ tự mình cảm thấy mệt mỏi, do vậy không còn cách nào
khác cuối cùng đành tự tháo mặt nạ, từ đó tính cách thật cũng lộ ra.
Nhưng người đó không hề biết rằng bạn đang kề bên bình tĩnh quan sát.
Dùng
thời gian để nhìn người tức là sau lần gặp đầu tiên, cho dù giữa bạn và
người đó “Mới gặp mà như đã quen thân nhau từ lâu!” hay là “Không hiểu
sao mình chẳng thích người này!” thì cũng cần phải dành ra một khoảng
trống, không nên để cho yếu tố tình cảm chủ quan tốt xấu được chen vào.
Sau đó mình sẽ bình tĩnh quan sát hành vi của đối phương.
Có
thể nói, có người ngay từ lần tiếp xúc thứ hai, thứ ba đã bị ta hiểu
thấu bên trong. Nhưng cũng có người mà chơi với họ 2 – 3 năm, con người
thật của họ vẫn còn nằm trong vòng “bí mật”. Họ có tài che giấu hoặc có
cái gì đó sâu kín bên trong làm cho ta không thể nào hiểu rõ được. Do
vậy tiếp xúc với người lạ, giống như tiếp xúc với một miền đất mới,
không nên quá vồn vã, nên lùi vài bước, dành cho mình thời gian để nghe
ngóng, quan sát. Đây là cách bảo vệ bản thân tối thiểu nhất mà bạn cần
phải làm.
Theo cổ nhân, mẹo dùng thời gian để nhìn người thường rất dễ để nhận ra mấy loại người dưới đây:
–
Người nói dối: Nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẽ hở từ đầu đến cuối. Dùng
“thời gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối
đó.
–
Người không thành khẩn: Vì anh ta không thành thực, do vậy lúc đầu rất
nhiệt tình, sau đó lại thờ ơ. Lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ.
–
Người lời nói không đi đôi với hành động: Loại người này nói và làm là
hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể
phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động.
2.Dùng “nghe ngóng”
Dùng
thời gian để nhìn người cũng có điểm tốt, nhưng cũng có lúc không đáp
ứng được yêu cầu cấp bách: chỉ qua một vài ngày phải quyết định có nên
hợp tác với một người nào đó hay không thì phải làm sao?
Gặp
phải tình huống này, có người hoàn toàn dựa vào trực giác của mình: cho
rằng tốt là tốt, không tốt là không tốt. Liên quan đến trực giác, có
người khá chính xác, nhưng tính nết của con người là vô cùng đa dạng,
cái đúng với người này chưa chắc đúng với người khác; cái đúng trong quá
khứ chưa chắc đúng trong tương lai. Vì trạng thái tâm sinh lý của con
người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lúc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, nên có
thể trực quan của bạn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Trong trường hợp này
nếu hoàn toàn dựa vào trực giác sẽ rất nguy hiểm.
Cách
thức nhìn người bổ ích mà ta có thể dựa vào là nghe ngóng từ mọi phía.
Con người ta luôn phải giao tiếp với người khác, đồng thời bản tính dễ
bị lộ ra bởi người thứ ba không liên quan. Nếu bạn nghe từ bạn thân của
anh ta thì đương nhiên bạn chỉ nghe những lời nói tốt. Nếu nghe từ những
đối thủ của anh ta, bạn sẽ nghe được những lời nói xấu. Tốt hơn hết là
bạn nên hỏi những người không có quyền lợi hay lợi ích gì khi quan hệ
với anh ta, không nhất định phải là đồng nghiệp, mà có thể là bạn cùng
lớp, cùng xóm… ai ta cũng có thể hỏi.
Khi
mà không có sự hiện diện của đối thủ trên vũ đài thì chiếc mặt nạ kia
sẽ được gỡ xuống, lúc đó mọi người đều có cơ hội nhìn thấy bộ mặt của
anh ta. Đáp án của mọi người sẽ có sự chênh lệch vì mỗi người đều có
cách nhìn nhận tốt xấu không giống nhau. Bạn có thể tập hợp những điều
nghe thấy lại, tìm ra những điểm tương đồng nhất, qua đó bạn sẽ có thể
hiểu một cách khái quát về tính cách thật của anh ta. Điểm tương đồng
giữa các nhận xét cũng có thể là điểm chủ yếu trong tính cách của anh
ta.
Lẽ
đương nhiên nghe ngóng cần có kỹ xảo. Hỏi quá trắng trợn sẽ làm đối
phương hoài nghi, không dám nói thật với mình. Tốt nhất là dùng phương
pháp nói chuyện rồi dần gợi chuyện để hỏi, kỹ năng này ta cũng cần phải
luyện tập. Chúng ta thường nói “rau nào sâu nấy”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm
mã”. Điều này có nghĩa là người như thế nào sẽ chơi với người thế nấy.
Cách nhìn nhận và quan điểm sống của những người bạn chơi cùng nhau phải
có những điểm tương đồng thì họ mới có thể chơi với nhau.
Ngoài
ra, ta còn có thể nghe ngóng tình hình trong gia đình anh ta. Hãy xem
anh ta cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em, vợ chồng, con
cái ra sao, đối với hàng xóm như thế nào để đóan biết.
3.Dùng “lòng chân thành, hướng thiện”
Trong
cuộc sống, con người chúng ta dường như đang đeo những chiếc mặt nạ để
đóng những vai khác nhau và biểu diễn trên sân khấu cuộc đời. Do đó, kẻ
tiểu nhân thì đeo mặt nạ của người quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ của người
lương thiện. Kẻ háo sắc đeo mặt nạ của người đoan chính, tử tế. Đây cũng
là điều khiến xã hội dần rối loạn và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Con
người dần dần tự mình đánh mất bản thân. Chúng ta nên hướng thiện, hữu
xạ tự nhiên hương. Nếu chúng ta hành xử không đúng, thì dù có tài ngụy
trang đến đâu vẫn sẽ bị phát hiện.
Chính
vì thế, khi nhìn người hãy xuất phát từ sự chân thành, thái độ hướng
thiện để có thể dung hòa mọi thứ. Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, thư
thái hơn khi tâm chúng ta thanh tịnh, hướng tới những điều tốt đẹp.
4.Nhìn người từ mọi góc độ
Cách
nhìn phiến diện, một chiều khó mà lột tả được toàn bộ tính cách, bản
chất của một con người. Vậy nên, nhìn người từ mọi góc độ, mọi khía cạnh
hay lập trường để có được cái nhìn tổng quan, sự đánh giá xác đáng
nhất.
Vẻ
ngoài của mỗi người cũng phản ánh phần nào nét đẹp nội tâm bên trong,
vì “tâm sinh tướng”. Nhưng đó chỉ là phần ít ỏi, để biết được bản chất
con người là tốt hay xấu, nhân đạo hay gian ác, cần xem hành động, đối
xử của người ấy với mọi người xung quanh như người thân, bạn bè, hàng
xóm, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới…
“Sông
sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người” – trên đây là
những mẹo nhìn người cực chuẩn của cổ nhân nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị
cho đến muôn đời sau là vậy!