LAI LỊCH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC HOÀNG DIỆU TỈNH LỴ BA XUYÊN
Bìa sách cũ
Bìa sách phụ hồi
Ban Giám đốc
Giáo Sư Tư Nhân
Trường Trung Học Hoàng Diệu Tỉnh Lỵ Ba Xuyên khai giảng ngày 1-10-1957
Vị trí của Trường Hoàng Diệu.
Lai lịch nhà trường: Trường Trung Học Tỉnh Lỵ Ba Xuyên, khai giảng
ngày 1/10/ 1957 lấy tên là thị xã Khánh Hưng làm tên trường, nên gọi là
Trường Trung Học Khánh Hưng. Đến ngày 6/10/1961 Trường mới đổi tên lại
là Hoàng Diệu do Nghị Định số 1371 - GD/PC/ND ngày 30/09/1961 của Bộ
Quốc Gia Giáo Dục. Vị trí Trường này chiếm một diện tích gần 2 mẫu tây
(2ha) nằm trong chu vi gồm 4 con đường: Mạc Đỉnh Chi, Đề Thám, Nguyễn
Đình Chiểu và Phan Đình Phùng.
(Đánh máy lại nội dung trên mặt sách cho dể đọc - KC)
Qua từng thời gian phát triển của Trường Trung Học Hoàng Diệu
Nơi đây trước kia là khu đất bỏ hoang, ao vũng bùn lầy, do một người Pháp làm chủ. Sau chính quyền địa phương mua lại.
Năm 1949 xây cất Trường đầu tiên gồm 7 phòng. Dãy Trường này lợp ngói móc, nền lót gạch bông, đặc biệt có 2 hành lang, đâu mặt với ngôi nhà cất trước. Phòng Hiệu Trưởng, Phòng Hội Giáo Sư, Văn Phòng đều tại dãy này. Quan trọng hơn dãy trước vì cổng Trường và đầu lộ Pateur ngó ngang vào đây: nên trong dịp ông Bộ Trưởng Quốc Gia viếng Trường ngày 22/02/1962, ông Hiệu Trưởng đề nghị xin xây tiền diện để tăng vẻ uy nghi cho Nhà Trường.
Năm 1958, xây cất thêm một dãy thứ ba gồm sáu lớp: dãy Trường này nền cao gồm 80 phân, lót gạch bông, có một hành lang, mỗi lớp đều có trần rất mát mẻ.
Lúc đầu (năm 1957) Trường Trung Học Hoàng Diệu chỉ có 3 lớp Đệ thất với 157 học sinh nam, nữ.
Từ năm 1957 đến 1960, Trường chỉ thiết lập những lớp Đệ Nhất Cấp và tổng số học sinh là 900, trong đó trên 300 là nữ sinh.
Trở lại năm mới khai giảng (1957). Trường chỉ chiếm một dãy ngay đầu đường Pasteur: vừa là văn phòng, vừa là phòng học. Tất cả bàn ghế trang bị cho Trường đều do Ty Tiểu Học cho mượn. Bù lại Trung Học để cho Tiểu Học xử dụng dãy Trường xây cất đầu tiên (1949). Hồi ấy Trường chưa có Hiệu Trưởng chánh thức, ông Thanh Tra Tiểu Học tạm giữ quyền Hiệu Trưởng Trung Học. Trong thời gian này, Trường không được phát triển cho lắm, vì lẽ ông Thanh Tra quyền Hiệu Trưởng quá bận công việc bên Tiểu Học.
Năm 1949 xây cất Trường đầu tiên gồm 7 phòng. Dãy Trường này lợp ngói móc, nền lót gạch bông, đặc biệt có 2 hành lang, đâu mặt với ngôi nhà cất trước. Phòng Hiệu Trưởng, Phòng Hội Giáo Sư, Văn Phòng đều tại dãy này. Quan trọng hơn dãy trước vì cổng Trường và đầu lộ Pateur ngó ngang vào đây: nên trong dịp ông Bộ Trưởng Quốc Gia viếng Trường ngày 22/02/1962, ông Hiệu Trưởng đề nghị xin xây tiền diện để tăng vẻ uy nghi cho Nhà Trường.
Năm 1958, xây cất thêm một dãy thứ ba gồm sáu lớp: dãy Trường này nền cao gồm 80 phân, lót gạch bông, có một hành lang, mỗi lớp đều có trần rất mát mẻ.
Lúc đầu (năm 1957) Trường Trung Học Hoàng Diệu chỉ có 3 lớp Đệ thất với 157 học sinh nam, nữ.
Từ năm 1957 đến 1960, Trường chỉ thiết lập những lớp Đệ Nhất Cấp và tổng số học sinh là 900, trong đó trên 300 là nữ sinh.
Trở lại năm mới khai giảng (1957). Trường chỉ chiếm một dãy ngay đầu đường Pasteur: vừa là văn phòng, vừa là phòng học. Tất cả bàn ghế trang bị cho Trường đều do Ty Tiểu Học cho mượn. Bù lại Trung Học để cho Tiểu Học xử dụng dãy Trường xây cất đầu tiên (1949). Hồi ấy Trường chưa có Hiệu Trưởng chánh thức, ông Thanh Tra Tiểu Học tạm giữ quyền Hiệu Trưởng Trung Học. Trong thời gian này, Trường không được phát triển cho lắm, vì lẽ ông Thanh Tra quyền Hiệu Trưởng quá bận công việc bên Tiểu Học.
(Đánh máy lại nội dung trên mặt sách cho dể đọc - KC)
Qua từng thời gian phát triển của Trường Trung Học Hoàng Diệu
Từ năm 1960 cho đến nay, Trường Trung Học Hoàng Diệu mới có Hiệu Trưởng
chánh thức và bắt đầu từ đó Trường mới phát triển mạnh, mỗi năm số lượng
học sinh tăng lên trên 200, cho đến nay số học sinh toàn Trường tăng
lên 1.300 và đã có các lớp Đệ Nhị cấp.
Sang niên học tới 1963 - 1964. Trường Trung Học Hoàng Diệu sẽ mở thêm 2 lớp Đệ Nhất dành cho Ban A và Ban B và năm sau sẽ mở thêm một lớp cho Ban C. Học sinh sẽ có đủ Ban để chọn lựa theo sở thích của mình. Như thế từ An Xuyên lên Ba Xuyên, Phụ Huynh Học Sinh sẽ khỏi gởi con em đi học xa như: Sài Gòn hoặc Cần Thơ, đỡ tốn kém.
Năm nay số thí sinh thi vào Đệ Thất lên tới con số trên 1.500, nhưng Nhà Trường chỉ thu nhận 220 em, vì chỉ có 4 lớp Đệ Thất. Còn lại trên 1.300 em, phải bỏ dở việc học hoặc theo học các Trường Tư Thục nếu Phụ Huynh khá giả. Vì lẽ đó Trường đề nghị mở thêm 2 lớp Đệ Thất.
Sang niên học tới 1963 - 1964. Trường Trung Học Hoàng Diệu sẽ mở thêm 2 lớp Đệ Nhất dành cho Ban A và Ban B và năm sau sẽ mở thêm một lớp cho Ban C. Học sinh sẽ có đủ Ban để chọn lựa theo sở thích của mình. Như thế từ An Xuyên lên Ba Xuyên, Phụ Huynh Học Sinh sẽ khỏi gởi con em đi học xa như: Sài Gòn hoặc Cần Thơ, đỡ tốn kém.
Năm nay số thí sinh thi vào Đệ Thất lên tới con số trên 1.500, nhưng Nhà Trường chỉ thu nhận 220 em, vì chỉ có 4 lớp Đệ Thất. Còn lại trên 1.300 em, phải bỏ dở việc học hoặc theo học các Trường Tư Thục nếu Phụ Huynh khá giả. Vì lẽ đó Trường đề nghị mở thêm 2 lớp Đệ Thất.
Trường Trung Học Hoàng Diệu có triển vọng trở nên đồ sộ như Trường Trung
Học Phan Thanh Giản Cần Thơ, vì vị trí gần Trung Tâm Châu Thành, diện
tích rộng bao la và số học sinh mỗi năm mỗi gia tăng.
Dưới đây là mô hình của Trường Hoàng Diệu theo dự trù của Chánh Phủ, Trường trong tương lai sẽ có 3 dãy lầu, 2 dãy trệt và một phòng Thí Nghiệm.
Dưới đây là mô hình của Trường Hoàng Diệu theo dự trù của Chánh Phủ, Trường trong tương lai sẽ có 3 dãy lầu, 2 dãy trệt và một phòng Thí Nghiệm.
(Đánh máy lại nội dung trên mặt sách cho dể đọc - KC)
LAI LỊCH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC HOÀNG DIỆU TỈNH LỴ BA XUYÊN