HOA PHÙ DUNG XỨ THÁI
Theo truyền
thuyết,Phù Dung là một nàng Tiên Nữ vướng phải tình yêu với chàng trai
nơi trần thế tên là Đồng Tâm, sau đó Phù Dung phải chia tay với chàng vì phải
trở lại cõi Tiên. Về Trời, nàng vẫn nhớ đến người yêu cũ nên chấp nhận thử
thách để trở về trần mong đoàn tụ với người xưa.
Trở về trần
thế lần thứ 2, Phù Dung biến thành hình dạng của một nam nhân nhưng vẫn giữ
linh hồn và trái tim nữ nhi. Lang thang nơi trần thế suốt 20 năm khổ ải thì
nàng mới gặp được hình bóng Đồng Tâm. Chưa kịp vui mừng thì Phù Dung hay tin
chàng đã có vợ và hai con nhỏ. Phù Dung lấy viên ngọc hẹn ước năm xưa ra để
lấy lại ký ức cho chàng nhưng ngay cả khi ký ức trở về thì Đồng Tâm vẫn không
thể quay lại với nàng được vì gánh nặng gia đình cùng người mẹ già vẫn còn đó.
Phù Dung biết được người yêu phản bội nên đau đớn vật vã và chết rồi hóa thân
thành loài hoa đẹp mà người đời gọi là Hoa Phù Dung.
Hoa Phù
Dung
Đúng như
truyền thuyết, Hoa Phù Dung mang nét đẹp kiêu sa, từ ái của các nàng tiên trên
trời. Hoa là biểu tượng của những thiếu nữ nhiều tâm trạng, lộng lẫy bên ngoài
nhưng sầu não bên trong. Cuộc đời Phù Dung ngắn ngủi, sớm nở tối tàn. Hoa Phù
Dung là những chuyện tình đầy nước mắt của những người con gái Việt Nam, của
những mối tình, những mơ ước không bao giờ trọn vẹn.
Chùa tại Thái
Lan năm 2018
Tại Thái Lan,
2 lần du lịch hơn 2 tuần vào những năm gần đây (2017 và 2018), chúng tôi phát
hiện Hoa Phù Dung tại đất Thái. Hoa Phù Dung tại đây không phải chỉ là truyền
thuyết lãng mạn như chuyện cỗ tích Việt Nam mà Hoa là biểu tượng của những con
người thật sự, những người sống và lớn lên khi số phận đã xếp cho họ một giống
phái nhưng họ lại thuộc vào một giống phái khác.
Giống như câu
chuyện nàng Tiên Phù Dung cãi lại mệnh trời để về trần thế gặp người yêu, các
“chàng” Phù Dung Thái Lan đã nhờ y học tân tiến ngày nay để chuyển giới một
hình thức chống lại luật tự nhiên của tạo hóa . Từ những chàng trai họ trở
thành những nàng tiên xinh đẹp, họ đánh đổi cuộc đời họ, thay thế con đường mà
“Trời” đã chọn cho họ bằng con đường mà họ cho là thích hợp với họ hơn hết.
Nàng “Tiên” Phù Dung vì thất bại trong chuyện tình ngày xưa nên đã chết và hoá
thành hoa để “sớm nở tối tàn”. Những chàng Phù Dung Thái Lan phải chịu hy sinh
tiền bạc, đau đớn thân xác qua những lần giải phẫu để thực hiện giấc mơ chuyển
giới của mình dầu biết rằng mình chỉ sống được khoảng 40 năm tuổi
đời.
Tuy nhiên,
không phải ai ai cũng biết sự thật về cuộc sống của những người này ra
sao.
Chuyển giới phải có tài chánh và phải trải qua vô vàn đau
đớn về̀ thể xác và tinh thần.
Về lịch sử mà
nói, tại Thái Lan, năm 2009, chính phủ tuyên bố, nam giới nước này có thể tự
do quyết định giới tính của mình. Từ đây những người trẻ thuộc giới “đồng
tính” bắt đầu thực hiện giấc mơ chuyển giới. Cũng từ đây, tại Thái, người ta
có thể trông thấy người đồng tính ở bất cứ địa điểm công cộng nào mà không sợ
bị chế giễu, khinh bỉ..
Những người
đồng tính và chuyển giới được gọi là"Katoeys".
Với những
người đồng tính không có khả năng tài chánh chi trả cho những cuộc
phẫu thuật thì họ thường vẫn sống với hình hài bình thường nhưng họ
tự do, thoải mái bộc lộ con người thật của mình. Gay - Đồng tính
đàn ông và Lebian - Đồng tính đàn bà, chuyện này rất bình thường tại
Hoa Kỳ. Những giới tính này thường sống với nhau như những cặp vợ chồng và có
tiểu bang còn hợp lệ họ qua hôn nhân, hôn thú như người bình thường. Đa số
không sinh sản được nên những cặp vợ chồng đồng phái này thường nuôi con nuôi
như những gia đình bình thường khác.
Một lần
phẫu thuật chuyển giới phải có ít nhất 50,000
USD
Tại Thái Lan,
số tiền để chuyển giới rất cao. Với những ai nhà có khả năng thì thường
họ bắt đầu cho việc chuyển đời từ thuở nhỏ, cũng có những người làm
quần quật và gom hết số́ tiền mà mình có để phẫu thuật cho có được
hình dáng mơ ước, hình dáng thật sự ẩn nấp bên trong. Được biết chi
phí cho mỗi một lần phẫu thuật chuyển giới phải có ít nhất 50,000
USD và trải qua hơn
10 cuộc
đại phẫu cho tới tiểu phẫu để hoàn
thiện cơ thể của một người đàn ông trở thành phụ nữ hay một người
phụ nữ trở thành đàn ông.
Nam chuyển
giới thành phái nữ họ phải trải qua vô vàn đau đớn về̀ thể xác và
tinh thần để gọt từng phần xương trên vai, rút đi vài cái xương sườn,
gọt xương hàm để có được đường nét thon gọn như phụ nữ. Tiến hành
nâng ngực, bơm mông, cắt bỏ bộ phận sinh dục nam và tái tạo bộ phận
sinh dục nữ. Ngày nay ngay cả trái cổ của nam, chỗ nguy hiểm tưởng
không thể cắt được nhưng Thái Lan vẫn có thừa khả năng để làm được
điều đó. Sau khi phẫu thuật xong, những người chuyển giới sẽ phải
liên tục uống thuốc hormone để bổ sung hormone nữ và cân bằng cơ thể,
giúp cho da họ đẹp hơn và các đường nét trên gương mặt, trên cơ thể
cũng mề̀m mại hơn.
Từ người sức
dài vai rộng để thành yểu điệu thục nữ, ngoài sự trợ giúp của hormone, có thể
phải chấp nhận sự can thiệp cực kỳ đau đớn (có khi phải mài xương cho vai thon
nhỏ). Từ một người 70 - 80 kg trở thành mảnh mai 50kg - 40kg phải ép giảm cân
bằng nhiều cách khắc nghiệt.
Việc quyết
định chuyển giới là họ đã đánh đổi luôn cả tuổi thọ của mình và
suốt đời phải dùng hormone để nhan sắc không bị xuốg sắc, tàn phai. Cho
nên có thể nói con đường làm một người chuyển giới là con đường đầy
chông gai và gian khổ.
Chuyến xe du
lịch vừa đổ xuống khu Nhà hát Alcazar chúng tôi đã thấy các “nàng” đón khách
để chụp hình kỷ niệm. Các cô sống bằng phụ cấp chụp hình
này.
Khi đã được
sống thật với chính mình, họ lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn
trong cuộc sống. Tuy Thái Lan chấp nhận người đồng tính và chuyển giới, nhưng
số phận của họ vẫn không tươi sáng bởi nhiều công việc không nhận người đồng
tính hoặc chuyển giới. Do đó, họ chỉ có thể làm vũ công tại các chốn ăn chơi
giải trí để nuôi thân.
Dù tại Thái
Lan có quan niệm rất dể dàng về giới tính thì đối với những người chuyển giới
họ vẫn bị kỳ thị phân biệt đối xử ở đây. Có rất nhiều những người chuyển giới
có bằng đại học mà vẫn không tìm được việc. Họ phải làm những công việc như
bán hàng, bồi bàn, làm tóc, trang điểm…còn có những người phải làm nghề bán
dâm để nuôi gia đình và bản thân.
Theo hướng
dẫn viên du lịch, suốt cuộc đời mình, những người chuyển giới luôn kiếm tìm sự
đồng cảm cũng như tôn trọng từ xã hội, bởi chẳng ai muốn mình khác người bất
đắc dĩ như vậy. Nhiều vũ công nghĩ sau khi kiếm đủ tiền phẫu thuật, họ sẽ rời
khỏi nơi này, rời khỏi nghề mua vui này nhưng đó chỉ là ước mơ. Bởi đây là con
đường duy nhất họ có thể kiếm sống. Họ rất khó tìm thấy một người thật lòng
với mình để bầu bạn. Vì vậy, nhiều người quyết tâm kiếm thật nhiều tiền hơn
nữa, chỉ có tiền mới đem lại hạnh phúc và giúp họ về già không phải lo
toan.
Hoa Phù Dung, sáng nở tối tàn giống
như những người chuyển giới thường không sống thọ.Tuổi thọ trung bình của họ chỉ hơn
40.
Theo nhiều
thống kê, người chuyển giới nhất là tại Thái Lan thường sống không thọ vì cơ
thể đã trải qua phẫu thuật của họ luôn cần đến các chất kích thích hormone để
nhan sắc không bị xuống sắc và thuốc an thần để thích hợp với nghề vũ công.
Sau khi phẫu thuật tạo hình, để có bầu ngực thực sự, họ phải tiêm hormone,
silicon liên tục. Mỗi lần tiêm là một lần tính mạng bị đe dọa, nếu không may
kim đâm vào phổi, vào tim… Phức tạp nhất là phẫu thuật bộ phận sinh dục. muốn
giữ được vóc dáng, nhan sắc phải sống chung với hormone, các loại kem đặc biệt
đắt tiền. Cũng từ đây trở đi, đẹp đồng nghĩa với đau đớn thể xác và tốn
kém.
Trên phố
Pattaya và Bangkok, thỉnh thoảng chúng tôi gặp những cô gái còn đậm nét đàn
ông. Hỏi ra thì mới biết. Đó là những người có thể chưa đủ tiền phẫu thuật
hết, hoặc không muốn phẫu thuật tiếp. Trông thế thôi, chứ phần trên là nữ,
dưới vẫn là nam. Ngay cả những người biểu diễn ởAlcazar, ngoài các cô
gái xinh đẹp, còn có các diễn viên nam. Những diễn viên ấy có thể đang ở thời
kỳ tiêm hormone trước phẫu thuật, hoặc có thể không muốn phẫu thuật”, anh
hướng dẫn viên du lịch giải thích.
Trong hành
trình tìm lại chính mình của người chuyển giới, cái mà họ trả giá lớn nhất là
tuổi thọ. Tuổi thọ trung bình của các Hoa Phù Dung này là 42
tuổi.
Khoảng 40
tuổi, sức khỏe người chuyển giới bắt đầu sa sút. Những vết thương từ dao kéo,
từ khớp, xương, từ hậu quả của hormone bắt đầu hành hạ. Các chị chỉ ngồi ở nhà
chịu đau đớn cho đến khi chết. (Trên thế giới cũng có những người chuyển giới
sống thọ đến 50, tuy nhiên số đó không nhiều.)
Bị ảnh hưởng
vì thuốc kích thích, ảnh hưởng vì tâm lý xã hội và việc làm vào khoảng tuổi
trên 40 là lúc những người chuyển giống ra đi. Đa số qua họ qua đời vì bịnh
tật hay vì chán nản với cuộc sống nên họ tự tử.
Trong chuyến
du lịch một tuần tại Thái Lan vào tháng 5, năm 2018, theo đoàn du lịch với sự
hường dẫn của của anh hướng dẫn viên tên Tiểu Bảo, chúng tôi đi xem chương
trình ca nhạc của người chuyển giới chuyên phục vụ khách du lịch tại Nhà hát
Alcazar, thành phố biển Pattaya (Thái Lan). Cha anh Tiểu Bảo người Hoa, mẹ
người Thái. Gia đình Bảo sống ở Bangkok. Theo Tiểu Bảo, ở thành phố Pattaya có
hai nhà hát của người chuyển giới. Alcazar là nơi nổi tiếng hơn
hết.
Nhà hát
Alcazar rực rỡ khi đêm xuống.
Chúng tôi ăn
trưa trên một cao ốc trăm tầng lầu cạnh nhà hát Alcazar. Sau giờ ăn trưa,
chúng tôi được dạo một vòng khu phố Alcazar trước khi vào xem show của những
Hoa Phù Dung biểu diễn.
Anh Tiểu Bảo
mua vé trước cho cả nhóm. Hằng đêm, nhà hát có 3 show (mỗi show một tiếng
rưỡi). Mùa du lịch, đêm nào Nhà hát cũng sáng đèn. Đây là điểm đến không thể
thiếu của các tour du lịch đến Thái Lan.
Chúng tôi xem
biểu diễn ca nhạc lúc 6 giờ 30. Nhà hát kín chỗ, nhiều khách du lịch đến từ
Việt Nam, Ấn Độ, Đại Hàn, Mỹ nhưng đa số là người Trung Quốc. Người Trung Quốc
chiếm hơn 80% du khách tại Thái Lan.
Chương trình
biểu diễn là các tiết mục ca nhạc dàn dựng công phu, từ đầu đến cuối giống như
chuyến du lịch văn hóa qua các quốc gia khác nhau.
Nhìn những
nàng đẹp như tiên nữ thiết tha nhảy múa và ca hát rất điệu nghệ trên sân khấu,
ít có ai ngờ những người này trước đây là những nam nhân đã chuyển
giới.
Chương trình
chúng tôi xem hôm đó có chủ đề liên hệ đến văn hóa Trung Quốc nên các trang
phục biểu diễn mang nhiều sắc màu của China. Theo anh Tiểu Bảo, tùy theo văn
hóa của từng nước những người chuyển giới trở nên gần gũi với khán giả - khách
du lịch. Mỗi bài hát, khán giả được sống trong không khí ở quê nhà, khi nghe
giai điệu, nhìn màu sắc đặc trưng của quốc gia mình.
Kết thúc
chương trình, các người đẹp đứng ở sảnh Nhà hát chụp ảnh cùng khán giả, mỗi
bức 40 bath. Không khí rất nhộn nhịp rộn ràng.
Những Hoa Phù
Dung đánh đổi cái đẹp của mình bằng những tấm hình chụp giúp vui cho du
khách...
Khách sẽ được
chụp hình qua người trung gian (áo đỏ).
Chúng ta ai
cũng biết trong cuộc sống để được là chính mình không dễ dàng. Nhưng cách để
được là chính mình của những người chuyển giới xứ Thái nói riêng rất là đau
đớn và tủi nhục. Vì cãi lại ý trời, họ trả một cái giá rất đắt cho chính cuộc
đời họ để trở thành Hoa Phù Dung, sớm nở tối tàn.
Chuyển giới
là“cãi ý
trời”, hay ông
trời mắc sai lầm khi sinh ra họ? Vậy, ông trời chọn cách trừng phạt họ hay đền
đáp cho họ để sửa sai? Chẳng biết chuyện ông trời có thật hay không? Chẳng
biết truyền thuyết Hoa Phù Dung có là sự thật hay chỉ là sự tưởng tượng? Chỉ
thấy rằng, chúng ta nên nhìn những người chuyển giống với cách nhìn của sự cảm
thông, nên yêu thương và trân trọng họ những người khi sinh ra đã kém may
mắn.
Chắc chắn bạn
có sự suy nghĩ như tôi: Không ai sinh ra lại muốn mình trở thành Hoa Phù Dung
tại xứ Thái phải không các bạn?
Theo lời Phật
dạy thì cuộc đời vốn chỉ là phù du, hạnh
phúc đến rồi đi như cơn gió thoảng qua, điều còn
lưu lại nơi trần thế mãi mãi là tình yêu thương bao la, hơi ấm của tình
người.