Monday, 20 June 2022

MẸ KHÓC MỘT MÌNH... ( Nguyễn-Tư )



 MẸ KHÓC MỘT MÌNH...


*Tùy-bút*

Suốt cuộc đời cắp sách đến trường từ những ngày Tiểu-học nhỏ dại cho đến những khi trưởng-

thành trên bậc Đại-học, dù ở trong nước hay nơi Hải-ngoại, có lẽ thời-kỳ học-hành ở quê… là

những dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm-hồn của tôi, và tôi cầm giữ nó suốt trong những ngày khôn

lớn. Đó là lý-do tại sao tôi xem tấm bằng Tiểu-học của tôi như một thứ tài-sản mà tôi có về học-

trình của mình, vì nó mang tất cả những gì gần-gũi, bé-bỏng, thân thương nhất mà tôi không thể

nào quên được, khi những tế-bào-não bộ của tôi là những tờ giấy mới còn trinh-nguyên và cây

bút đời là hoàn-cảnh khởi sự ghi lại những dòng đầu bằng thứ mực rất đậm nét là những suy-

nghĩ chân-thành của một đứa trẻ thơ. Nó cũng giải-thích tại sao đó là tấm bằng duy-nhất mà tôi đã

lãnh ra, trong một dịp cũng hết sức tình-cờ khi tôi về chấm thi Tú-tài ở miền Trung, lang-thang trên

Tỉnh-lỵ mình từng xa nó đã lâu, bất ngờ thấy tấm biển ghi Ty Giáo-dục mà Bố tôi làm Trưởng-ty

ngày xưa, nên trong cùng một lúc tôi nhớ tới Bố, nhớ tới tấm bằng ấu-thơ mà tôi đã thi lần đầu

trong cuộc đời đi học. Vì thế, tôi ghé vào xin lãnh tấm bằng, khiến nhân-viên Ty, vốn là bạn cũ tôi

hồi còn Trung-học nể tình lắm mới chịu khó trèo lên gầm thượng để lục kho lưu-trữ tìm cho ra tấm

bằng thi đâu từ kiếp trước giùm tôi! Người nhân-viên bạn học cũ hồi năm lớp đệ Tứ (lớp 9) tại

quê nhà, hắn là giáo-viên Tiểu-học, từng bị động viên, đi lính trận và thương tích nhiều lần nên

được biệt-phái về đây làm việc, còn tôi thì mải mù-mịt ở miền Nam, giờ bất ngờ hai đứa gặp lại

coi như Quê hương ngộ cố-tri chúng tôi mừng lắm, đến không nói ra lời, nhất là cả hai còn

sống-sót qua những biển dâu người ta cứ tưởng chỉ có ở trong mơ! Ông bạn tôi mừng nhưng

không hiểu ý tôi chút nào hết, nên cứ cằn-nhằn bàn ra:

-Bố khỉ, mày lãnh tấm bằng chết dịch này làm chó gì, khi mày đã tốt-nghiệp ĐHSP Sàigòn về

đây chấm Tú-tài? Nó đâu có xài vô được cái khoảng gì, mà mày lãnh làm chi? Chắc nó lu-lấp đâu

mất mẹ rồi, mày thi đâu từ thời ông Vua Bảo-Đại-còn-ở-truồng giờ kiếm sao ra? Thôi dẹp đi

mày ơi, đi uống Café nói dóc vui hơn! Mẹ kiếp, lâu quá! Trong nhóm bạn-bè đệ Tứ hồi xưa, dù

không gặp nhau, nhưng nghe được trong đám chỉ có mày học-hành khớ nhất, thì tụi tao cũng nở

mặt lây, chứ đâu có Giáo-học bổ-túc dạy lớp Nhứt dưới ruộng như bọn tao, mà nó có tha cho đâu

bắt đi lính chết trất hết… may còn ngáp-ngáp như tao nhờ bị thương đôi ba bận, thì nó mới cho về

đây núp bóng từ-bi sống qua ngày mà có dịp gặp mày!

Tôi cười lớn khuyến-khích ông bạn:

-Mẹ kiếp! Mày không hiểu ý tao gì hết! Mày từng lếch xuống địa-đạo hẹp ré, để gài mìn, giờ

không chui lên được cái lỗ gác bự kia sao, vậy thì mang hai mai đen trên ve áo làm chó gì cho xấu

hổ? Trèo lên giúp ông đi con, tao sẽ đề nghị Tổng Tham-mưu cho mày lên lon “Đại úy”, mà bảo-

đảm không phải. Giữa hai hàng nến chong đâu mà sợ! Lẹ lên tao còn hỏi mày nhiều chuyện lắm!

Rồi tôi nói giọng ra lệnh của “Huynh-trưởng” thuộc khoá đàn anh như thời Huấn-nhục tân Khóa-

sinh trong Quân-trường Võ-khoa Thủ-đức ngày xưa với hắn:Tui cho anh 30 giây để chui vô cái

lỗ vuông kia kiếm tấm bằng! Thi hành!...

Nói vậy thôi, chứ thấy cái thân thương-binh Biệt-phái như bạn tôi, thì chắc nó nhìn cái gì cũng

mỏi-mệt, và nó cũng không hiểu rõ ý-định của tôi, nhưng đến khi biết tôi quý tấm bằng này hơn

bất-kỳ tấm bằng ĐH nào khác mà tôi không hề lãnh ra, ngoại trừ tấm bằng nhỏ bé lu-lấp này, thì nó

sẵn-sàng giúp tôi thôi! Nghĩ mà thương thằng bạn, từ gác Ty chui xuống người nó dính đầy mạn

nhện, trán đẫm mồ-hôi, tay cầm tấm bằng cũng đầy bụi, ố vàng, vừa phủi vừa nói kiểu kể công rất

dễ thương:

-Bạn bè lâu không gặp đó nha mày, chứ Bố tao bảo, tao cũng đếch thèm làm. Mày là cái thằng

thích chơi đồ cổ như cha Vương-Hồng-Sển rồi, sao tao chán mày quá! Bằng Tiểu-học tao cũng

trên đó chứ đâu, mà lấy xuống làm đếch gì chứ, khi mình đã đậu Tú-tài, là thằng dạy thằng Tiểu-

học, nói chi mày lại dạy thằng Tú-tài cỡ như tao phẻ re? Caí thằng này thiệt tình...

Tôi cười mừng nói:

-Thôi đừng ồn nữa mày ơi! Xuống đây hai anh em mình đi ăn mì Quảng chánh gốc,lâu ngày

không ăn thèm quá, rồi tâm tình. Tao muốn biết anh em mình ở đây còn mất ra sao!?

Thằng bạn tôi nghiêm nét mặt, nói vẻ thất vọng:

-Chết trất hết mày ơi! Mày nhớ thằng Tài rổ không? Cái thằng mà trong giờ Pháp-văn với thầy

Hà-như-Hy, lúc nào bị kêu lên bảng chia verbe nó cũng viết chữ Imparfait thành

Emparfait khiến thầy Hy giễu vui: Cái anh chàng khoái chữ EM ni lắm! trong tiếng cười rộ của

cả lớp. Vậy mà mới ra khỏi Quân-trường có mười mấy ngày thì bị một viên AK qua đầu chết tốt.

Còn thằng Đường bông - da trắng như bông, học giỏi nhất lớp cũng đi đoong luôn khi trên vai

còn đeo lon Trung-sĩ Đồng-Đế tội-nghiệp! Còn tao thì mày thấy rồi chứ gì cà-nhắc như con chó

què, mày nhớ ngày xưa tao là thằng Cầu-thủ của trường, chuyên đi A-văng-xăng đá được hai chân

không đó nha! Vùng I mình lừng danh Cây đèn cầy mà mày, dữ lắm, mà VC nó cũng lì lắm! Tao

may-mắn lắm mới còn sống, xà-lỉa về đây nên còn gặp được mày! Mừng quá! Thôi mình đi mày!

Kệ mẹ nó, công việc để cho mấy ông già làm. Tao Xếp ở đây mà, cũng còn chút thớ!....

*

Tôi gìn-giữ cẩn-thận và quý giá nhất tấm bằng Tiểu-học này vì nó đầy ắp kỷ niệm thời thơ ấu buồn

tủi của tôi, cho đến bây giờ tôi cũng đem theo ra nước ngoài, hơn cả những tấm bằng cao-cấp khác

như 2 bằng Tú-tài và bằng tốt nghiệp ĐH sau này mà muốn có chúng nó - hồi đó - ai cũng phải

chảy máu con mắt mới đạt đươc, đâu dễ-dàng gì, nhưng tôi chỉ lãnh “Chứng-chỉ tạm” của những

tấm bằng đó để tùy-nghi mà thôi, chứ với bản-chánh dù chúng có hình thức rất huê-dạng, đầy con

dấu nổi, nhưng chúng chỉ được nằm im trong ngăn kéo của Bộ GD và các trường Đại-học lớn, mà

tôi đã từng bước qua. Tấm bằng cấp Tiểu-học của tôi, làm bằng giấy bìa cứng, thời-gian đã khiến

nó ngã sang màu vàng dơ. Trên đó tên tôi được viết kiểu cọ bằng ngòi viết jonte có tấm hình chụp

tôi trông ngây-ngô để tóc moi ngựa;rất thời-thượng của một cậu bé nhà quê lúc ấy, còn mang hơi-

hướm vườn tược rất nhiều. Tấm hình được ịn với chỉ một phần cái mộc nổi kê lên duy-nhất của

nha Học-chánh Trung-phần ở tận xứ Huế, do Giáo-sư Nguyễn-Văn-Hai lừng danh đất Thần-kinh

thời bấy giờ ký tên đàng-hoàng, xác nhận tôi đã thực-thụ đậu tấm bằng đầu tiên của đời đi học và

cũng là tấm bằng đầu tiên tôi nhận từ chế-độ mới được tổ-chức cho những vùng họ mới tiếp-thu,

từng bị VM chiếm trong suốt 9 năm Kháng-chiến đầy gai lửa. Tôi cưng nhất tấm hình này, vì nó

không thể có lần thứ nhì nữa!


Tôi nhớ rất rõ cuộc thi này: tôi và vài đứa bạn cùng xóm phải đích-thân từ Huyện nhà, cách Tỉnh-lỵ

ở hướng Bắc tới 25 cây số, nên bọn tôi phải dậy thực sớm khi gà mới gáy hồi ba, là đã lo dậy nấu

cơm, rồi ém trong chiếc mo cau thực chặt, bên trong chỉ bỏ ít muối đậu mà thôi. Giấy tờ nộp để

ứng-thí gồm có cái đơn in sẵn màu xanh nhạt, mình chỉ cần điền theo nhu-cầu đòi hỏi ở những

khoảng chừa trống, cộng với 3 tấm ảnh chụp ở phố chợ Huyện nhỏ cỡ căn-cước - màu rất nhợt-nhạt

trông như người chết trôi - được thực hiện bằng loại máy bự gắn trên chân gỗ, còn trùm thêm

miếng vải đen choàng qua đầu bác Phó nhòm nữa! Ảnh có ghi tên và ngày sinh ở sau rồi bỏ trong

một cái bọc nhỏ, thêm một tấm Phiếu thí-sinh màu đỏ hồng, ghi tên tuổi, nơi ở, có dán hình và

chữ-ký của người thí-sinh. Cuối cùng đính theo một bản sao tờ giấy khai-sinh từ bản-chánh có

đóng mộc hình chữ-nhật màu đen thui của Chánh-quyền cũ hồi đó kêu là Ủy-ban Kháng-chiến làm

hộ-tịch mà người nhà quê thường gọi là giấy Trích-lục được người ta giữ-gìn rất kỹ-lưỡng bằng

cách đút chúng vào ống tre la-ngà cưa sẵn, đặt nơi an-toàn nhất là cái bàn thờ, trông giống như

những ống giấy người ta đựng ảnh ngày nay vậy!

Chúng tôi đứa nào cũng lo ngay-ngáy không biết mình còn thiếu giấy tờ gì nữa không, vì nếu thiếu

thì từ Tỉnh phải lội bộ trở về làng là cả một vấn-đề nan-giải, bởi thời đó chẳng có một thứ xe cộ

giao-thông nào, ngoài bộ chân mốc thếch do lội sình hằng ngày của mấy anh bé nhà quê cù-lần

dưới Huyện, có đứa – như tôi, chưa bao giờ biết đến đôi dép là cái gì! Vì vậy lớp da chân chúng

dày lên như mo, bất-chấp mọi gai-gốc trên núi rừng, thì sạn đá của Quốc-lộ số 1 xuyên-Việt từng bị

bỏ hoang trong suốt 9 năm kháng-chiến không có bất cứ một thứ xe gì chạy qua, ngoài trâu bò, gà

lợn, heo vịt...thì có nhằm-nhò gì đối với bọn tôi đâu? Chúng tôi đứa nào cũng lựa một chiếc áo bà-

ba lành-lặn còn mới, và một chiếc quần đùi màu chàm tương-đối sạch-sẽ ít hôi mùi bò nhất, thế là

cắp cái nón lá - một thứ che nắng mưa duy-nhất thời bấy giờ...mà cùng nhau trực chỉ Tỉnh-lỵ như

mấy anh Mán ngố về thành. Trên đường cái Quan phần lớn là người đi bộ gồng-gánh, hoặc

những người nông-dân đi làm ở các cánh đồng cạnh đó, chỉ có xe GMC của Công-binh chạy đi xúc

đất trên núi làm cầu đường do VM phá-hoại trong chiến-dịchTiêu-thổ kháng-chiến trước đó mà

thôi. Nhưng nhờ Chính-quyền mới tiếp-thu, nên chính-sách Dân-vận đối với những đồng-bào vốn

ở trong vùng cũ gọi là Liên-khu 5 gồm 4 tỉnh nổi tiếng là Nam-Ngãi-Bình-Phú được hưởng ưu-

đãi đặc-biệt, bằng cách họ cho người dân địa-phương đi quá giang xe GMC nhà binh khi xe

trống, nếu như tài-xế nhìn thấy bất cứ người dân nào đứng nơi lề đường mà giơ tay ra, hay đưa nón

lá lên ngoắt thì họ dừng lại ngay, nhờ vậy bọn tôi cũng đỡ vả được vài đoạn đường….

Ra đến Tỉnh thì đã trưa lắm rồi! Bọn tôi thấy phố-phường buôn-bán tấp-nập vui lắm, toàn là những

món hàng sặc-sỡ rất lạ mắt mà ở quê bọn tôi chưa thấy bao giờ như: giày vớ, dao cạo râu, bánh kẹo,

mũ nón bằng vải, hoặc đan bằng sợi cói đủ kiểu, đủ màu, dây nịt bằng da...chứ đâu có xài dây lưng

quần bằng sợi bẹ chuối như tụi tôi, nhất là khi thấy những bọc giấy bóng in hình con voi rất đẹp

đựng áo thun lá 3 lỗ treo lủng-lẳng trên những mái sạp hàng, đặt dọc theo đường phố, thì bọn tôi

chả biết đó là cái gì nữa? Phần lớn trên đường chỉ có xe ngựa chạy lọc-cọc bằng bánh sắt chứ chưa

có bánh cao-su như sau này, xe nhà binh GMC, và xe hơi nhỏ hiệu Landrover thùng vuông của

Chánh-quyền ở các Ty-sở chạy mà thôi, chứ chưa thấy xe loại sedan tư-nhân nào chạy. Tuy

nhiên bọn tôi khoái nhất vẫn là được ăn Cà-rem cây đựng trong những cái phích đủ màu, do lũ

nhỏ như bọn tôi hay mang đi rao bán trên các đường phố mà hãng sản-xuất chính tên Tùng-sơn

nằm ở ngay Bến xe ngựa dưới hàng cây bã đậu xanh rì mà người Trung gọi là cây “Vông đồng”-

là nơi tôi nhớ mang-máng hồi bé xíu ra thăm Bố thấy nó sát cạnh với căn biệt-thự thực lớn của Tây

dùng làm nha Học-chánh mà Bố tôi làm Trưởng nha thời Tây, nay cũng bị đập phá đâu mất tiêu!

Cà-rem cây là món ăn mang đặc-tính rõ nét nhất của nền Văn-minh Tây-phương đầu tiên của xứ

này, nên tụi tôi rất mê, mua ăn thử tại chỗ đã đành mà còn khờ dại bọc túi, tính chiều đem về

khoe với nhà, nhưng đến trưa thì nó chảy tan ra ướt cả aó lạnh buốt Ngộ nhất là bọn tôi thấy

mấy thầy Phú-lít mặc sắc-phục trắng tươi, đội mũ képi rất oai, lưng đeo súng lục tòn-teng cùng

cái dùi cui lủng-lẳng, đứng trên cái bục gỗ có mái vải bố che, đặt giữa Ngã Tư, miệng thổi tu-

huýt nghe hoét-hoét, múa tay có mang bao găng trắng dài tới tận cùi chõ, với những động-tác

rất nhuyễn để chỉ đường cho xe chạy, thì bọn tôi thán-phục vô cùng, nên trong đầu cứ mơ ước lớn

lên mà mình đi làm được cái nghề này thì chắc là hách lắm!

Buổi xế trưa đói bụng bọn tôi vạch mo cơm ra ăn dưới một gốc cây, rồi vô quán cơm xin nước lạnh

từ lu uống, vì mới quá nên phố chưa có phông-ten công-cộng như sau này, xong mới đi tìm Ty

Giáo-dục nơi nào, nghe nói đâu trên đường lên ga Ông Bố mà chả biết ga chỗ nào, mới đi hỏi

mấy người bán xôi, may mà thành phố chỉ có gọn một cái Ngã Tư thôi, được định-vị là nơi thầy

Phú-lít đứng ngoắt tay đó, đi thẳng về hướng tây. Bọn tôi cứ thế mà đi, chừng gần một cây số thì

đúng là có tấm bảng to màu xanh nhạt viết chữ trắng ghi Ty Giáo-dục,gần Tòa Tỉnh chả bao xa,

thế là bọn tôi xáp vào nộp đơn. Nhưng riêng tôi chọn Trung-tâm dự thi là Chợ Chùa, cách Tỉnh-

lỵ chừng 10 cây số về hướng Tây, vì tôi có người Cậu dạy học nơi đây, nên Mẹ tôi muốn gửi tôi

cho Cậu sai vặt, đồng thời học thêm để ôn-tập mà thi-cử với người ta.Cậu tôi to lớn như Tây mà

mấy đứa con cậu gọi là Ông kềnh, ông toàn mặc quần kaki vàng, bự như quần lính, nặng trịch...

Nước dùng chỉ lấy từ giếng đất nên tôi phải kéo nước bằng gàu! Vì vậy, mỗi lần giặt áo quần cho

Cậu tôi rất vất-vả, vì phải kéo rất nhiều gàu thì nước mới vừa đủ thấm ướt một cái quần mà thôi,

xong xát xà-bông rồi xả nước cho sạch, vắt ráo đem phơi khô trên sào tre...Nhưng vì lúc đó tôi ốm-

o tay rất yếu, nên vắt không sạch nước xà-bông, thế là tôi bị Cậu mắng thậm-tệ, rất buồn lòng tôi

chỉ muốn bỏ về quê, nhưng như vậy thì thế nào tôi cũng bị Mẹ rầy, do vậy tôi chỉ biết cắn răng chịu

đựng bằng cách hay ra ngõ ngồi khóc một mình, chờ cho tới ngày thi dù rớt đậu gì thì tôi cũng về!

Thi hồi này gồm hai phần: phần thi viết kêu là Ê-cờ-ri (écrit) và phần thi khảo-vấn miệng gọi

là Ô-ran (oral). Thi viết gồm có các môn: Chính tả, Toán đố, Sử-địa, Khoa-học thường-thức,

Luận-văn...Thi khảo-vấn sẽ gồm một bài tập đọc có câu hỏi, nhưng gay-go nhất vẫn là một bài hát,

hoặc một bài thuộc lòng do thí-sinh tự chọn. Phần tập đọc do Giám-khảo chọn bài trong sách đưa

cho Thí-sinh, tôi nhớ đó là bài Vỡ đê. Sau khi đọc xong, ông Thầy hỏi tôi có một câu mà tôi nghĩ

là rất khó đối với một đứa trẻ ở miền Trung dưới quê như tôi: Em hãy nói sự khác nhau giữa cái đê

và cái đập?. Cái đập thì tôi dư biết vì chiều nào mà tôi không tắm cho bò ở đập Gò Ải quê tôi,

nhưng cái đê thì quả là chỉ có ngoài Bắc mà tôi chỉ biết sơ-sơ trong sách “Tự-lực Văn đoàn”của

các anh chị tôi đọc, mô tả như đê Yên-phụ chả hạn …Nhưng tôi làm sao thấy được, tuy vậy cũng

nhờ chút lanh trí tôi cứ chiếu theo nội-dung bài Vỡ đê có cảnh chìm ngập xóm làng hai bên sông

Hồng, thì tôi phán đại rằng:Thưa Thầy, cái đập là cái bờ người ta đắp nằm ngang sông để lấy

nước tưới ruộng, còn cái đê là cái bờ người ta đắp dọc theo bờ sông để cản nước chống lũ không

cho nước tràn vô làng mạc, đồng bằng... thì ông Thầy gỡ kiếng đen xuống nhịp trên bàn lộp-cộp

vẻ sung-sướng khen tôi rối-rít, có lẽ vì ông nghĩ tôi chỉ bí thôi, nên nói: Trò là dân Trung kỳ mà

biết vậy là giỏi lắm!. Tôi mừng húm hai tay vòng lại trước ngực cúi đầu cảm ơn ông Thầy! Phần

hát thì tôi dở ẹc nên đành lựa một bài thơ thuộc lòng, đó là bài thơ Nắng mới của Lưu-Trọng-Lư

có in trong cuốn Tập đọc lớp Nhất thời ấy như thế này:


Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao-xác gà trưa gáy não-nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ-vãng,

Chập-chờn sống lại những ngày không.


Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu-thời,

Những ngày còn bé tôi nên mười,

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi .


Hình bóng Me tôi chửa xóa mờ,

Vẫn còn mường-tượng lúc vào ra,

Nụ cười đen nhánh sau tay áo,

Trong ánh trưa Hè trước giậu thưa.


Tôi đọc bài Thơ không vấp một chữ nào, thầy Giám-khảo đeo đôi kiếng râm thực to nhìn tôi vẻ

bằng lòng khi tôi thấy ông mỉm cười vừa gật-gật cái đầu tóc chải brillantine láng coóng kiểu thời-

thượng hồi bấy giờ, rồi ông hỏi tôi một câu không dính gì tới nội-dung bài Thơ, như bài tập đọc

trên:

-Tại sao trò lại chọn bài Thơ này, mà không chọn bài Thơ khác?

Tôi bùi-ngùi một lát, rồi nói:

-Dạ thưa thầy con xa nhà nên con rất nhớ mẹ con!

Ông Thầy có vẻ ngạc-nhiên, mắt mở lớn, rồi tiếp:

-Tôi cứ tưởng trò dân Địa-phương chớ, vậy trò ở xa tới đây thi à?

-Dạ, thưa Thầy phải!

-Bộ nơi trò ở không có Trung-tâm thi sao?

-Dạ có! Nhưng mẹ con muốn gửi con cho Cậu con làm nghề Thầy giáo ở đây, để con giúp việc vặt

cho ông mà học thêm hầu đi thi, bởi trước đây con học rất ít vì bận chăn bò phụ giúp Bố Mẹ....trong

thời Kháng chiến….vì nhà bị qui giai cấp “Địa-chủ” …tàn mạt đã đành, lại không được phép thuê

người làm …mà cũng không có tiền để trả cho họ …

-Vậy thì trò hay làm việc gì để giúp Cậu?

-Dạ quét nhà, rửa chén, nấu cơm, và giặt áo quần …

-Có cực lắm không?

Tôi nghẹn-ngào cúi xuống nói nhỏ vì nhớ lại những buồn tủi:

-Dạ cực, nhiều khi bị Cậu mắng nên con rất buồn, thi xong dù đậu hay rớt gì con cũng về quê

con...vì con tủi thân và nhớ mẹ con lắm, đó cũng là lý-do tại sao con chọn bài thơ này!

Ông Thầy nhìn tôi giây lâu, rồi nói vẻ khen thưởng:

-Như vậy là trò nặng tình với mẹ, tốt lắm! Chắc được mẹ cưng lắm phải

không?

-Dạ không, mẹ đánh hoài nhưng con vẫn nhớ mẹ, vì hình như con không còn có ai để nhớ!

Ông thầy thắc-mắc, hỏi tiếp:

-Bộ trong nhà không còn ai nữa hay sao!? Bố đâu, anh chị em đâu?

-Dạ có đủ, nhưng không hiểu sao con vẫn nhớ mẹ, chắc tại...mẹ đẻ ra con!

Ông Thầy mỉm cười, không hiểu vì sự suy nghĩ ngây-ngô của cậu học trò nhà quê, hay ông nhìn

thấy được sự thiêng-liêng có tính cách bản-năng của tình Mẫu Tử, mà trí óc con người không thể

giải-thích được khi người mẹ đã nuôi đứa con từ lúc nó mới tượng-hình trong bụng, bằng chính

máu của mình qua cuống rún, và cũng chính người mẹ cung cấp cho đứa con những giọt sữa tinh-

anh rút ra từ cơ-thể mình từ khi nó mới lọt lòng. Rồi sau đó bà sẽ mớm cho nó những miếng cơm

nhai thực nhuyễn có nhiều phân-hóa tố trong nước bọt của mình như loài chim sú mồi để cho đứa

bé khôn lớn, kể cả những tiếng nói bập-bẹ đầu đời cũng chỉ của mẹ dạy cho, dù ngày nay các nhà

Xã-hội học cũng đã khám-phá ra rằng: Người mẹ làm cho đứa con ít khóc hơn, nhưng khi nó khóc

thì nó sẽ được mẹ dỗ, còn đứa con khi lớn lên nó sẽ làm cho người mẹ khóc nhiều hơn, nhưng khi

bà khóc thì chỉ khóc một mình!...

Tôi cũng đã làm cho mẹ tôi khóc rất nhiều ngay khi tôi còn bé vì tôi là đứa trẻ rất lì-lợm, khó

dạy đã đành, mà lúc lớn lên tôi còn xa bà nhiều lần ngay trên đất nước, có khi đến hơn mười mấy

năm trời không về, vì những lý-do riêng, nhưng do tôi trôi theo Mệnh nước điêu-linh cũng có!

Làm sao mẹ tôi yên lòng được mỗi khi bà nghe bom nổ đạn bay trong hoàn-cảnh người ta chỉ muốn

trốn lính, mà tôi lại tình-nguyện vào đó? Làm sao mẹ tôi dửng-dưng cho được khi bà nghe tôi lao-

đao trong trại tù tuốt ở tận cuối miền Nam đất nước, cách bà vạn dặm, lại không biết sống chết ra

sao, chờ đợi mỏi-mòn mà chẳng thấy về. Làm sao bà không rơi lệ cho được, khi bà nghi-ngờ rằng

tôi sẽ bỏ bà ra đi biền-biệt mà thôi, dù sau 19 năm lưu-lạc tôi mãn tù về thăm bà chỉ có một tuần,

rồi lại vội-vã từ giã nữa, mà lúc chia tay tôi không dám nhìn thẳng vào mắt bà như thường lệ? Làm

sao mà nước mắt Mẹ tôi không tuôn trào lúc bà biết được việc gì đã xảy ra nơi tôi, khi trong cơn

hấp-hối bà đã sai người nhà đánh điện cầu may vô Nam để gọi tôi về cho bà thăm lần cuối, mà

vẫn bặt tăm...? Để sau đó 16 năm, trên đất khách chưa về quê hương một lần, cho đến bây giờ tính

ra đã 23 năm đằng-đẵng, trong ngày lễ Mother's Day tôi đã làm một bài thơ để tạ lỗi mẹ tôi lần

nữa - kể từ khi bà mất lúc tôi mới đến Úc chỉ được có một năm ngắn-ngủi:


LỜI CHO MẸ ĐÃ KHUẤT


Con chẳng có gì nơi đây,

Xót đêm tứ cố, buồn ngày vô thân!

Quê hương lìa bỏ một lần,

Mẹ thì cũng đã mãn phần từ lâu!


Mới vừa mười mấy tuổi đầu,

Con thân lạc-địa biết đâu mà về?

Lớn trong lửa đạn ê-chề,

Nay nơi biên ải, mai kề rừng xanh…


Gian-nan đời lính đã đành,

Máu xương đâu thể trở thành giấc mơ?

Bỏ nhà từ thuở còn thơ,

Sống-sót được đến bây giờ là may!


Ra tù: thăm Mẹ - Chia tay,

Quê người, cũng chỉ lưu-đày đó thôi …

Trông về cố-quốc xa vời,

Mới hay tin Mẹ bỏ đời mà đi...


Ở đây biết nói năng gì?

Hai hàng nước mắt vĩnh-ly Mẹ già!

Đã hơn mười sáu năm qua,

Lòng con vẫn thấy xót-xa vô cùng...


Bài thơ có in trong thi-tập Niềm yêu dấu còn hoài của tôi, và trong ngày phát-hành trước chừng

300 thân-hữu cô Đào-Thúy đã ngâm trong nỗi nghẹn-ngào có rưng-rưng những giọt nước nước mắt

- giống như những giọt nước mắt của Mẹ tôi ngày xưa!

Tấm bằng Tiểu-học của tôi nay tôi vẫn còn giữ, nó đã ố lên màu biển dâu vàng vọt bởi thời-gian,

đã sờn đi ở bốn góc và lằn xếp hình chữ thập nằm giữa hằn sâu làm cho nó như muốn sứt ra làm 4

mảnh nên tôi phải dán lại bằng băng keo, như dán lại nỗi lòng rách nát của mình sau những trầm-

luân oan-nghiệt của cuộc sống mà tôi chẳng bao giờ ngờ tới! Tấm hình nhỏ bé màu nhợt-nhạt với

vẻ mặt ngây-ngô ngày xưa đã nổ ra thành những đốm trắng. Chữ ký mực tím được phóng bằng

ngòi bút lá tre đè mạnh một cách vụng-về, dĩ-nhiên không nhuyễn như bây giờ cũng đã phai

màu...Nhưng tất cả nó là những dấu ấn trong đời tôi không bao giờ nhạt-nhòa, đã ghi lại cả một thời

nhỏ dại tôi đã trải qua do hoàn-cảnh gia-đình, do sự đẩy-đưa của Lịch-sử mà tôi chỉ là cọng cỏ

buồn cô-độc xuôi dòng không bờ bến. Trong đó có nỗi buồn về Cậu tôi nay ông mất đã lâu, dù sau

này lúc tôi ở trại Nhập-ngũ 3 (Hóc-môn) ông có ghé thăm cho tôi vài miếng chả lụa, gọi là tình

Cậu cháu hầu tiễn tôi vào lửa đạn. Đó là món quà duy nhất tôi nhận được từ thân-nhân, vừa đủ để

tôi kêu thằng bạn khác cùng quê , vào Câu-lạc-bộ mua hai tô cháo trắng, xong kéo nhau ra gốc cây

bã đậu ngồi ăn với chả lụa bất ngờ rất ngon lành, để sau đó 2 ngày nó nhập sớm hơn tôi một khóa

(Thủ-đức) rồi nghe nói chả bao lâu nó không còn cơ-hội để trở về nữa, đâu trong một trận đụng lớn

ngoài Trung...Nơi trại Nhập-ngũ này, bên kia rào kẽm gai là nhà của Cô ruột tôi - người Cô rất khó

tính hay rầy-rà tôi, nhất là trong thời bé dại, tôi nhớ rất rõ: có lần vì chạy giặc Mẹ tôi đã gửi tôi ở

tạm nhà bà trên núi. Trong những buổi hoàng-hôn khi nghe tiếng lá cây Sợp cổ-thụ trước nhà gió

thổi vi-vu, nó phát ra một thứ âm-thanh kỳ lạ như mưa rơi, chưa thấy ở đâu bao giờ, rất buồn-bã, thì

tôi ngồi nơi đầu hè bật khóc vì nhớ nhà. Nhưng thay vì dỗ-dành tôi vì tôi xa nhà, thì bà lại nạt-nộ

mắng-mỏ đòi đuổi tôi về!? Giá lúc đó trời chưa tối, và không có con đường như đèo, cách ngăn

bởi những khu rừng rậm đầy gò mả hoang vu, thì chắc là tôi đã ra về rồi! Nhưng bây giờ thì Cô tôi

đã già, và tôi rất thương bà, vì tôi biết bà cũng nhớ nhà như tôi thời bé, vì bà đã phải bỏ làng

ngoài Trung để theo con của bà đang là lính có mua được căn nhà nhỏ nơi đây, phía sau có cái ao

cạn nước mà nghe nói, đó là nơi bà hay bước xuống khóc tỉ-tê gọi là để tự-tử cho xong mỗi khi bà

giận dâu con đã không đối xử tử-tế với bà trong hoàn-cảnh tuổi già lưu-lạc - một thứ trẻ con

được tái-sinh!? Nhưng giờ thì bà chẳng bao giờ biết rằng bà đang có một đứa cháu ruột ở phía

sau những vòng rào dây kẽm gai kia cách nhà bà vài trăm mét, (vì tôi chả nhắn tin ra ngoài cho Cô

tôi và ông anh con Cô làm gì), hàng rào có đặt vô-số những trái mìn claymore phòng-thủ màu

xám ngoét lạnh-lùng, mà chiều nào tôi cũng leo ngồi trên lô-cốt một mình, nhìn mông ra Quốc lộ 1

dẫn từ Tây-ninh xuống, xe cộ chạy dồn-dập về Sài-gòn hoa lệ, như là một thế-giới hoàn-toàn xa-lạ

với tôi, đang chờ ngày nhập khóa 20 để lao vào đấu trường mịt-mù tuổi xanh, như tên Giác-đấu

thời-đại mà có thể sẽ chẳng trở về như thằng bạn tôi cũng nên!?Tấm bằng tiểu học đã mang hình

ảnh của ông Giám-khảo hiền lành, chỉ muốn chia xẻ với tôi trong đời sống tình-cảm hơn là thi-cử,

nơi đó có bài Thơ về Mẹ tên Nắng mới của ông Lưu-Trọng-Lư - Thi sĩ mất Mẹ sớm và chỉ sống

với Mẹ kế - mà tôi vẫn thuộc cho đến bây giờ, như nhớ Mẹ tôi dù bà mất từ lâu, không chừng bà đã

đầu thai qua kiếp khác, kể cả hai ông có liên-hệ tới bài Thơ ấy là thầy Giám-khảo và ông Thi-sĩ

họ Lưu, chắc nay cả hai cũng đã chết, chỉ còn lại mỗi tôi - một mình ở nơi này - với tấm bằng tuổi

dại cũ mèm, rách nát mà tôi đã nhận lãnh duy-nhất trong đời đi học! Nhưng nó chứa-chan biết bao-

nhiêu tâm-tình, biết bao-nhiêu kỷ-niệm, dù có buồn phiền đó, nhưng đẹp lắm - vì kỷ-niệm nào

mà không đẹp, dẫu nó có đau thương cách nào đi nữa...mà trong thâm-tâm không biết tôi sẽ còn

cầm giữ nó được bao lâu...khi tôi vẫn còn muốn tìm về dĩ-vãng để tôi tự thấy là tôi hãy còn sống -

sốngvới những người đã chết từ lâu... như Mẹ tôi, Cậu tôi, Cô tôi, những thằng bạn cùng lớp

Đệ Tứ  như Tài rổ Đường bông ngày xưa ngoài trận mạc, và thằng bạn với bữa tiệc cháo

trắng chả lụa cuối cùng nơi trại Nhập ngũ 3 mà nó không bao giờ trở về nữa... Hốt-nhiên tôi nhớ

tới bài hát buồn-bã trong cuốn phim cùng tên La rivière sans retour (Dòng sông vĩnh-biệt) trong

thời mới lớn. Và, đâu đó, trong góc tim, những dòng chữ nhảy múa trên bìa của cuốn sách ngày xưa

mà tôi có ghi những suy-nghĩ của mình trong cuốn Nhật-ký chỉ được viết bằng mực đen tuyền, trên

giấy trắng tinh không gạch, như một thói quen cho đến bây giờ, tôi đã bỏ lại Nha-trang ở tuổi 20,

đến nay chưa hề ghé qua đó lần nào, mà Marcel Proust từng gọi một cách tiếc nuối đầy thiết-tha

là: A la recherche du temps perdu- được hiểu như một cách nhớ lại: Đi tìm thời-gian đã mất!?


*Nguyễn-Tư*