Monday, 29 October 2018

HƯỚNG DẪN THẮT CÀ VẠT NHANH, DỂ NHỚ



Hướng Dẫn Thắt Cà Vạt nhanh, dể nhớ / 4:30

SỐNG THỌ


SỐNG THỌ

Người sống thọ hay không, không phải do ăn uống, vận động mà là ......Giải thưởng Nobel sinh học Elizabeth H. Blackburn đã chỉ ra:
Con người muốn sống trăm tuổi, ăn uống điều độ chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, tâm lý cân bằng chiếm những 50%! " Áp lực hocmon" sẽ làm tổn thương cơ thể.
Làm thế nào về việc tâm lý ổn định ảnh hưởng tới 50% tuổi thọ?  " Áp lực hocmon" gây tổn thương cơ thể!
Nhà nghiên cứu tâm lý học đưa ra:
Một người nổi giận đùng đùng, áp lực hocmon tăng sinh đủ để giết chết một con chuột. Vì vậy, áp lực hocmon còn gọi là hocmon độc tính.
Y học hiện đại đưa ra:
Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, 65-90% triệu chứng có liên quan tới áp lực tâm lý. Vì thế, bệnh này còn gọi là bệnh tâm lý.
Nếu con người cả ngày không an, hay cáu gắt, lo lắng, khiến áp lực hocmon luôn ở mức cao, hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chặn và tiêu diệt, hệ thống máu huyết hoạt động quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt  mỏi. 
Khi vui, não bộ tiết ra hocmon hưng phấn. Hocmon hưng phấn khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, toàn thân rơi vào trạng thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.
Thế thì, trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hocmon hưng phấn, giảm đi hocmon áp lực?


1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực đạt được.
Nghiên cứu mới nhất cho rằng, cảm giác đạt mục tiêu càng mạnh càng có giúp cơ thể khỏe khoắn bởi vì trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, quyết định trạng thái sống. Người nỗ lực đạt mục tiêu, não bộ trong trạng thái thoải mái phát triển. Vì thế, thường dùng não bộ sẽ thúc đẩy hoạt động não, đẩy lùi tuổi già. Người trung lão niên sau khi nghỉ hưu có thể đọc sách, khiêu vũ, vẽ vời, giúp não bộ luôn trong trạng thái hoạt động.

2.Giúp đỡ người khác làm niềm vui có tác dụng trị liệu tốt
Nghiên cứu chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%, giúp người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong dưới 30%.
Bởi vì đối tốt với người khác, hay làm việc thiện sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm hocmon áp lực, thúc đẩy hocmon hưng phấn. Chuyên gia tâm lý và tâm thần học nói:  Duy trì thói quen giúp đỡ người khác là phương pháp phòng và điều trị trầm cảm.

3. Gia  đình hòa thuận là bí kíp sống lâu
Hai nhà tâm lý học người Mỹ công bố nghiên cứu trong vòng 20 năm: Trong số các nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là "quan hệ người với người". Họ cho rằng quan hệ con người với con người quan trọng hơn ăn rau cỏ hoa quả hoặc việc thường xuyên luyện tập và rèn luyện trong thời gian dài.
Quan hệ con người với con người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình.
Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người. 

4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện
Khi chúng ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta. Bất luận là  ở cùng bạn bè hay là cùng những người bạn cũ trò  chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ cười, cho đi niềm vui.
"Tinh thần không thoải mái, sẽ dẫn đến bệnh gan" Có người từng làm thực nghiệm này: sau khi tách nội tạng động vật, giữ nguyên liên kết tĩnh mạch gan và động mạch bụng, tim lập tức co bóp mạnh và tĩnh mạch máu bắt đầu lắng lại, động vật chết từ từ, có thể thấy gan có liên kết chặt chẽ trong việc điều tiết lưu lượng máu. Tinh thần không thoải mái, khi tức giận, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động gan, dẫn đến tình trạng khô gan và khô máu ở gan. "Không tức giận, không sinh bệnh"
Tinh thần là thể năng của con người, nhưng trong cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực tinh thần tự nhiên sẽ gia tăng, thế là các áp lực tinh thần sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
"Hiện nay, thống kê của bộ y tế thế giới, trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần. Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần thoải mái thì sẽ không mắc bệnh, không mắc bệnh nghiêm trọng, ít bệnh, muộn mới mắc bệnh"


5.Tâm phải tĩnh, thân phải động
Dưỡng tâm, an tâm, cải tâm, giữ tinh thần thoải mái là một cách dưỡng sinh, có thể không được mọi người quan tâm. Vì thế mới xuất hiện "những bệnh tiêu hóa khó chữa", " bệnh viêm cả đời không khỏi".
Tâm tĩnh thì thân an, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ... Hoạt động có thể sinh dương khí, đả thông âm khí, giúp tuần hoàn máu, cơ thịt phát triển, khỏe gân cốt.
Tâm phải tĩnh, thân phải động, giữ cân bằng, đó là Tam Đại Pháp Bảo của bất cứ môn phái dưỡng sinh nào. Thực tế, quyết định tuổi thọ con người không chỉ là ăn uống và vận động, còn là tâm tính vui tươi, tâm thái tích cực cũng vô cùng quan trọng!

Chúc mọi người khỏe khoắn vui tươi, sống lâu trăm tuổi!


LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN



LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN

Lễ Hội Halloween
     Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...
     Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

2852 2 LSuHoalloweenNCaliST

Nguồn gốc chữ Halloween
Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."

Các tập tục trong ngày Halloween
"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.
     "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
     Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

2852 3 LSuHaolloweenNCaliST

Truyền Thuyết Về Halloween
     Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
     Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.
     Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

2852 4 LSuHalloweenNCaliST

Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?
     Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.
     Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
     Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".
     Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

2852 5 LSuHalloweenNCaliST
    
 Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
     Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween
Ý nghĩa giáo dục
     Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:
Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt
Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn
      Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

2852 6 LSuHalloweenNCaliST
    
 Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.
     Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Ý Nghĩa Nhân Bản:
     Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?
     Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

2852 7 LSuHalloweenNCaliST
    
 Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

     Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

CÁCH LÀM 5 MÓN DƯA MUỐI, ĂN KHÔNG BAO GIỜ NGÁN


CÁCH LÀM 5 MÓN DƯA MUỐI, ĂN KHÔNG BAO GIỜ NGÁN


Dưa góp, dưa cải muối, hành chua… là những món ăn không bao giờ chán. Dù bận rộn như thế nào đi chăng nữa thì các chị em cũng nên làm cho gia đình 1 hũ dưa muối.

1. Dưa góp
Nguyên liệu
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ su hào
  • 2 quả dưa chuột
  • 6,7 nhánh tỏi
  • 2,3 quả ớt cay



Cách thực hiện
1, Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột, su hào cà rốt rửa sạch sau đó dùng dao có hình răng cưa cắt tất cả thành hình sao cho đẹp mắt, trộn với 2 thìa cà phê muối tinh, ướp trong 15 phút, đổ bỏ phần nước tiết ra để rau củ được giòn hơn.
2, Pha nước ngâm dưa góp: Pha theo tỉ lệ 1:1, 1 bát giấm, 1 bát đường, 1 bát nước mắm, 1 bát nước trắng, đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào (tuỳ độ cay của mỗi gia đình mà cho vừa khẩu vị)
3, Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già, để bình được khô ráo. Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy lắp, sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu thì sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

2. Dưa bắp cải muối với rau cần, rau răm, cà rốt
Nguyên liệu
  • 1 cái bắp cải khoảng 500gr
  • 1 củ cà rốt vừa
  • 1nắm rau răm
  • 1 miếng gừng nhỏ
  • 2 tép tỏi
  • 1 mớ rau cần ta
  • Dụng cụ để muối dưa: bình nhựa, bình thuỷ tinh, liễn muối…


Cách thực hiện
1, Bắp cải rửa sạch, tách riêng từng bẹ, rau cần bỏ phần lá, rễ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Rau răm nhặt sạch, thái nhỏ khoảng 1cm. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi. Bắp cải bào mỏng hoặc thái nhỏ.
2, Lấy một cái chậu nước sạch, hoà vào chút muối, đổ phần bắp cải, rau cần vào ngâm nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo. Gừng thái lát mỏng, tỏi cắt mỏng.
Bình thuỷ tinh tráng bằng nước sôi để khô ráo nước.
3, Phần nước ngâm: Pha 1/2 bát nước vo gạo (lấy nước sôi nguội để vo gạo và lọc lấy nước sau cùng), 2 lít nước đun sôi để nguội, 5 thìa canh đường, 3 thìa canh muối tinh. Khuấy cho tan đường và muối.
4, Xếp hết phần rau vào hũ thuỷ tinh, xen lẫn vài lát gừng và tỏi, đổ ngập nước ngâm vào. Lấy nan tre hoặc vật nặng chè chặt phần rau xuống. Sau 1-2 ngày là ăn được. Ngày đầu tiên chưa chua hẳn nhưng vẫn ăn được, ngày thứ hai ăn sẽ chua hơn.

3. Dưa muối thập cẩm
Nguyên liệu
  • 1/2 cái súp lơ trắng (nhỏ 1 cái, to nửa cái)
  • 1 củ su hào
  • 2 củ cà rốt
  • 2 quả dưa chuột
  • 5,7 tép tỏi
  • 10 củ hành tím nhỏ
  • 1 nhánh gừng
  • 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo
  •  3,4 quả ớt cay (tuỳ độ ăn cay mà gia giảm)
  • Gia vị: đường, muối, nước đun sôi để nguội khoảng 1,5 lít
  • Bình thuỷ tinh ngâm dưa góp


Cách thực hiện
1, Su hào gọt vỏ, thái sợi dày khoảng 1cm. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa cắt mỏng 0,5cm hoặc thái sợi như su hào dày 1cm, dài 7-8 cm. Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút vớt ra để ráo, bỏ ruột cắt miếng vừa ăn. Súp lơ bỏ cuống, thái lát mỏng. Đổ tất cả các nguyên liệu: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào vào một cái âu to, cho vào 2 thìa canh muối, trộn đều để như vậy trong 30 phút.
Pha hỗn hợp ngâm: 1,5 lít nước lọc đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát con nước vo gạo (nước vo gạo lấy nước vo của lần vo thứ 3, nên dùng nước đun sôi để nguội đổ vào vo hoặc đổ hẳn nước sôi vào ở lần thứ ba, chắt lấy 1/2 bát con, không cần đun sôi vì đun sôi lên nước gạo sẽ không lên men chua được. Lần thứ nhất và lần thứ hai vo gạo xong thì đã loại bỏ đi các tạp chất bẩn của gạo nên lần thứ ba nước vo đã sạch), khuấy cho tan đường và muối.
2, Tỏi thái lát mỏng, ớt để cả quả hoặc thái lát, gừng gọt vỏ thái miếng mỏng. Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng qua một lần nước sôi để thật khô.
3, Dưa góp sau khi ngâm muối được 30 phút lọc hết phần nước củ quả tiết ra, có thể rửa lại một lần nữa rồi để ráo nước, sau đó đem phơi qua một nắng hoặc cho vào lò sấy hơi héo.
4, Xếp rau củ quả vào lọ, xen kẽ ớt, tỏi, gừng, hành khô lần lượt đến hết rồi đổ nước ngập rau củ quả, đậy lắp kín sau 2-3 ngày ăn được, nên bảo quản dùng dần trong tủ lạnh.

4. Dưa giá
Nguyên liệu
  • 1 kí giá đỗ
  • 2 củ cà rốt
  • 1 nắm lá hẹ
  • 1 nắm rau răm
  • Tỏi 7-8 tép
  • Ớt 3-4 quả
  • 1 nhánh gừng
  • Gia vị: muối, đường, nước trắng đun sôi để nguội, nước vo gạo (lấy nước vo của lần 3)


Cách thực hiện
1, Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo (lưu ý nhẹ tay tránh giá bị gẫy). Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.
2, Hỗn hợp ngâm: Pha 1,5 lít nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, hoà đều các nguyên liệu cho tan. Ớt, tỏi cắt lát mỏng.
3, Lần lượt cho cà rốt vào hỗn hợp ngâm, tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ, để nguyên trong âu ngâm khoảng 30 phút
4, 1 tiếng để giá mềm ra rồi cho vào hũ thuỷ tinh, đậy lắp sau 2 ngày là dùng được hoặc thời tiết nóng có thể sau 1 ngày. Bảo quản trong ngăn mát có thể dùng được trong nhiều ngày.

5. Muối hành tím kiểu miền Nam
Nguyên liệu
  • 700gr hành củ tím
  • 600gr khế chua (chọn khế chín cho nhiều nước)
  • 200gr muối hạt
  • Muối tinh 1/2 thìa cà phê muối tinh.
  • 200gr đường cát trắng
  • 1 chai giấm trắng
  • Lọ thuỷ tinh để muối hành.


Cách thực hiện
1, Hành tím lột vỏ, cắt bỏ rễ. Khế chua rửa sạch lau khô từng quả, thái lát mỏng,vắt lấy nước, phần bã để riêng, nếu khó vắt thì cho vào máy xay qua để dễ vắt nước hơn.
2, Chuẩn bị một cái hộp nhựa to hoặc bát to, xếp một lớp hành, một lớp muối hột, lần lượt cho đến hết. Sau đó đổ hết phần nước khế vào cho ngập xăm xấp, rắc bã khế lên trên cùng, đậy lắp lại để 1 ngày, 1 đêm thỉnh thoảng mở ra đảo đều cho nước khế ngấm vào hành.
3, Sau một ngày, vớt hành ra rửa qua hai lần giấm (lấy một cái bát đổ một lượng giấm vào, thả vài củ hành vào rửa lần lượt cho đến hết, sau đó đổ phần giấm vừa rửa đi thay bằng một phần giấm mới và cho hành vào tráng lại là xong). Đổ hành ra cái rổ cho ráo.
4, Đun 300ml giấm với 250gr đường cát trắng, thêm 1/2 thìa cà phê muối tinh, đun cho tan đường và muối rồi để nguội.

5, Lọ thuỷ tinh muối hành rửa sạch, tráng nước sôi để thật khô ráo. Xếp hành vào hũ thuỷ tinh, đổ phần hỗn hợp đã đun vào, lấy vật nặng chèn lên trên hũ hành, đậy kín sau 4-5 ngày là ăn được.Vì muối bằng dấm hành chua nhanh nên sau khi hành ăn được phải vớt hết hành muối ra một hộp nhựa, đậy kín để tủ lạnh ăn dần.

Saturday, 27 October 2018

NHỮNG KHOẢNG ĐỜI, KHÔNG MUỐN NHỚ... ( Thầy Nguyễn Tư Thiếp )



NHỮNG KHOẢNG  ĐIKHÔNG MUN NH....


*Tùy bút Nguyễn-Tư


Cái hình ảnh của những người vợ lính nằm lăn ra khóc trên nền xi-măng một cách vật-vã, vì va có mt cuđụng trn d dđêm qua ... mà chng h đã có ngưi thương vong,  trong lúc T đang ngồi đờ-đẫn, cúi đầu bên hè của Bộ Chỉ-huy Tiểu-đoàn, quần áo trận rách tả-tơi đầy sình lầy, và những giọt máu từ vết thương ở chân phải hnhỏ xuống đọng thành vũng trên những viên gạch màu nâu đỏ, vẫn không phai nhòa trong trí óc vốn bận-rộn với những suy-tư trầm-lắng dai-dẳng của T, cộng lẫn với tiếng khóc ồ-ồ, kể-lể của Mẹ hn, khi hn ch còn b xương mới ở trại tù tận rừng Cà-mau về, sau mười mấy năm xa cách, làm cho hn sợ-hãi đến bây giờ.…Tiếng khóc nức-nở cnhng bà v lính thm-thê, ca M chàng trưđây - một loại âm-thanh ánh ghê rmà bao giờ T cũng muốn đuổi ra khỏi trí nhớ cùn-mằn của mình, thì đêm nay lại bất chợt trở về trong giữa khuya, ở thành phố lưu-vong xa lạ này, từ một vùng cách xa hn hàng ngàn cây số, t đầu dây bên kia. Tiếng chuông điện-thoại reo hối-hả vào lúc 2 giờ sáng, như muốn lấn áp những tiếng mưa rơi trên mái tôn của căn nhà bên cạnh. Tiếng tít-tít của máy điện-thoại khi nhấc ống nghe lên - chỉ dấu cho những cú gọi viễn-liên khác tiu bang, làm hn biết hn đang nghe một người ở cách đây thực xa. T cố dằn cơn buồn ngủ chập-chờn. Một sự lặng câm đến rợn người, rồi những tiếng nấc kéo dài, kéo dài ...mà T biết là tiếng khóc ... tiếng khóc đêm hôm của một người con gái tên Uyên. Hn vội hỏi: “Sao vậy em?” - vẫn không có tiếng trả-lời nào, ngoài những tiếng nấc lớn hơn tiếp tc. T mường-tượng đến đôi vai nhỏ bé của Uyên rung-rung dưới những cơn xúc-động tột cùng. Hn có vẻ sợ hãi và hoảng-hốt, bởi vì, hn đang trở về với một thứ quá-khứ kinh hãi thi chinh chiếmà hn không muốn ngắm nhìn, một ở lúc hn còn quá trẻ , và một ở lúc hn đã mỏi-mòn !?… 
Tiếng khóc có vẻ dịu hơn sau đó. T lại thở dài, hỏi một cách thiết-tha :
         -Sao vậy em? Có chuyện gì không?
Giọng nói ở đầu dây bên kia đầy nước mắt và chậm rãi trả lời :
-Em buồn quá! 
-Sao vậy ?
-Em sợ mọi chuyện và cô-quạnh cùng cực.
-Ở nhà một mình à ?
-Thưa vang!
-Sao không tìm một người bạn gái nào đó “share” phòng, cho đỡ cô-quạnh?
-Em không có ai đủ “thân” để làm điều đó và hình như cũng không muốn điều đó, 
em muốn em một mình …dễ chịu hơn! Đôi khi mình phải lựa chọn điều ít tệ hại hơn, chứ không phải cái mình mong muốn !
-Thế người chị em đâu ?
-Đi rồi, sáng nay …

T thở dài trong ống nghe, để bày tỏ niềm tuyệt-vọng về một thứ tình ruột thịt người ta có thể hy-sinh ở một nơi mà chữ “Tình Thương” được mô-tả là hiếm-hoi, đôi khi trở nên phù-phiếm. T dỗ-dành người con gái như một người ở bên cạnh và bảo nàng một cách âu-yếm :
           -Uyên à !
 -Dạ.
           -Em hãy lấy khăn lau mặt đi. Đừng khóc nữa! Tiếng khóc của em làm anh bối-rối quá, anh cũng đang sống với nỗi kinh-hoàng từ tiếng khóc nức-nở giữa đêm hôm của em. Em biết không Uyên ?
 -Sao vậy anh ?
 -Đừng hỏi nữa, Uyên! Đi rửa mặt đi em ! Ngoan, anh thương …


Sáng nay trời u-ám, Những cụm mây xuống thực thấp. T đứng co-ro dưới mái hiên của một văn-phòng hãng xe Bus, nhìn những tảng mây “Cumulus dày cộm mà nhớ những ngày bay-bổng xa xưa đưc dy rt k trong gi Khí tượng. Tự dưng chàngbuồn một cách thê-thảm và nép mình vào sâu hơn bên trong văn phòng hãng Bus chạy đường xuyên Tiểu-bang này. Lòng T chùng xuống như những đám mây lãng-đãng thpkia. Hn không hiểu tại sao như thế ?! Cũng nơi này, năm ngoái, T đứng chờ xe trong mưa bay…khi trời sập tối . Hn đốt liên-tục gần phân nửa gói thuốc để chờ Uyên, bỗng dưng hn mỉm cười về những lặp lại tình cờ trong đời sống: Sao lúc nào tôi cũng đợi chờ? Đợi chờ đi lính, đợi chờ đụng trn mà không biết mình có còn đưc tr v hay không, ri đi ch đi tùđợi ch mãn án , đợi chờ ra đi, đợi chờ định-cư, và bây giờ thì chờ Uyên bi vì nàng đã mi T xung thành ph xa-xăm này đ giúp nàng t chưc mđêm Văn ngh. Tình thương hu giúp my em không thân nhâđang còn kt ti Thái-lan , đơn gin như vy thôi khi nàng biết T là ngưi rt nng tình vi đi này, nht lànhng ai bt hnh...….

Thế ri mt chiếc xe th-thao màu xám xanh mui trn hiu Triumph trờ tới, Uyên ngồi ôm tay lái nhìn ra mỉm cười - một nụ cười buồn như đã thấy nơi Uyên, đâu đó còn sót lại lần sau cùng ở nhà hàng Maxim's, Uyên giơ tay vẫy gT một cách ngại-ngùng khi nàng đứng sắp hàng để chụp hình lưu-niệm lúc T chậm rãi b v svà bước xuống thang lầu …Khi T đã xung hè ph mt khong xa, hcht nghe tiếng chân ngưi vi vã chy theo , chàng nhìn li thì đó là Uyên trong chiếáo dài Mini màđỏ thm, vôm ngc, va hn-hn th hi v trách móc: “Sao anh không nán lại chụp hình chung với Ca sĩ tụi em?T bt cườln, v vai cô bé và nói: “Úi xời ui, hình cái gì, anh là nhà báo vlà nhà nhiếp- ảnh gia , đến lấy tin xong thì về, không chụp hình mấy cô thì thôi, sao lại đòi anh đứng chụp hình với mấy em? Về đi kẻo người ta đợi!” Thế là cô bé tiu-nghu tr v nhà hàng đ sau này ch bao lâu chàng tình c nhn đưc cái thư viếttay qua đưng Bưđin  ưt như  r ra vì chàng ít khi check hp thư và thch trêphong bì rt l nơi ngưi gi ghi rng Mđộc giả”  mà bên trong ch có mt cângnNhỏ rất nhỏ trong anh “ thì chàng sng-s và đoábiết t ai ....?

Bây gi T nhìn Uyên vẻ áy-náy với nỗi lòng vừa mừng vừa xúc-động nào đó, hỏi nhỏ vừa đủ để Uyên nghe : 
          -Uyên khỏe không ?
-Thưa khỏe, anh.
-Sao mắt vẫn ướt và buồn như xưa ?
-Em vẫn khổ đó chứ anh !
Giọng Hà-nội làm trầm chữ “khổ” xuống thực thấp như chực tắt trong cổ họng làm Tứ bùi-ngùi …

Uyên chồm người về phía T để mở cửa xe cho chàng bước vào vừa nói mềm-mại“Thôimình về đi anh!” . T cúi người đưa cái túi xách tay vào trước rồi ngồi bên Uyên, va nói cáơn, cài dây an-toàn, xong quay nhìn Uyên trong lặng thinh giây lâu. Xe chạy trên những con đường đầy hoa anh đào nở, chạy vòng qua bờ sông Yarra, Uyên chợt hỏi T như muốn chàng chia xẻ :
-Anh thấy con đường và dòng sông đẹp không anh ?
-Ừa, hơi giống Đà-lạt của anh.
-Sao lại “của anh”?!
-Vì anh chỉ có Đà-lạt trong lòng...
Uyên mỉm cười, nhấn ga lướt tới nói “Oh dear!” và tiếp giọng nũng-nịu :
         -Còn Springvale  - Thung-lũng mùa Xuân” nơi em đang ở thì anh nghĩ sao?
         -Ừa, của em. Anh trả lại cho em những cây hoa anh đào và dòng sông Yarra lúc nãy …
Uyên mỉm cười thật dễ thương để lộ núng đồng tiền một bên má làm cho khuôn mặt nàng có vẻ vui hơn.Chy khong na gi đường thì bất ngờ chiếc xe của nàng giảm vận-tốc từ-từ rồi quẹo vào một chiếc cổng nhỏ của một căn nhà có vẻ hoang-vu xơ-xác không ai chăm sóc nên T tò-mò chợt hỏi :

          -Ghé nhà ai vậy em ?
          -Nhà mình ch còn ai nữa? Vào đi anh!

T bước theo Uyên vào nhà. Chiếc lò sưởi nơi phòng khách lửa than nổ tí-tách bên cạnh một chiếc Dương-cầm đen bóng, làm chàng nhớ tới Ái-Minh, v ca mt Bác sĩ VN ni tiếng Sydney dáng trẻ-trung cúi gầm người trên chiếc Piano chơi một tấu-khúc của Chopin ở quán “Nhớ” trong ngày phát-hành cuốn sách đầu tay của T ..Uyên ra mt, ri véáo ngi vào Dương cm, đôi tay nàng lướt nhanh trên bàn phím như khúc do đu thông l va nói:  “Em sẽ chơi một bản mà em biết anh ưa thích nha” ... .T cảm thấy một nỗi ấm-cúng thiết-tha nào đó trong căn nhà này và nơi đây, chàng đã ngồi bên cạnh Uyên nghe nàng chơi bản “Ru ta ngậm ngùi” của Trịnh-Công-Sơn - bản nhạc đã để lại trong lòng T những nỗi đau bùi-ngùi vừa thanh thản của một người vừa muốn níu kéo cuc đi, vừa muốn buông b nó - là thứ vốn-dĩ đã có nhiều hệ-lụy. Đôi tay Uyên thật đẹp như nàng đã nói qua phone trước đây trong những khi tình-tự, lướt nhanh trên những phím ngà, lẩn trong tiếng hát của nàng rt ngm-ngùi như tên bài hát .T vẫn ryêu những câu hát này quá đi :

“Hương trầm có còn đây,
Ta thắp nốt chiều nay” ?!

Rõ–ràng là một dự-phóng cho cuộc đời không cần biết ngày mai. Tháng ngày chỉ là những chuỗi thời-gian kết nối những phù-du trong đời sống, kể cả trong Tình Yêu :

“Em về, hãy về đi
Ta phiêu-du một đời…”

Người tình chỉ còn mường-tượng và giản-lược vào một hình ảnh vừa nhỏ-nhoi vừa lạc- lõng như sợi tóc ai kia bay-bay trong gió, và được cầm giữ một cách lãng-đãng như khói sương trong một thứ trí nhớ hững-hờ :

“Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ-nhoi…”

Và, cuối cùng cả đời sống một kiếp người là gì? Nếu không phải là một thế-giới đầy tĩnh-vật, lẻ-loi, câm nín, sợ hãi, đe dọa, đầy bất-trắc và sự cô-quạnh cùng-cực như cái thế-giới của Roquentin trong sở thú - một nhân-vật hình-tượng Hiện-sinh của Sartre, giống như T, như Uyên …khi hắn chợt nhìn thấy rễ cây sù-sì nhô lên như con quái vật…Con người không còn một sức cưỡng-chế nào nữa cả, mà chỉ còn biết buông trôi một cách âm-thầm trên những dòng sông đầy Định-mệnh :

“Không còn, không còn ai
Ta trôi trong cuộc đời”.

Để có một phút giây nào đó, trong thoáng chốc dừng chân bên lề cuộc đời , tự nhìn mình mà thảng-thốt, kinh-hoàng :

“Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lặng câm

Câu hát làm T nhớ những tiếng khóc của Uyên đêm hôm, trước đó một tuần. Uyên đã “soi bóng mình” và đã “trôi” trong cuộc đời, như T đã trôi từ năm 11 tui xa nhà , cho đến bây-giờ! “Trôi” là một hành-động buông xuôi … thả nổi cuộc đời vào những phiêu-lưu không định-hướng để rồi gậm nhắm ni đắng cay một mình. ..

Rồi trong ngày cuối cùng, thì T nói với Uyên là hn phải về. Dáng Uyên nhỏ bé và tội-tình như con mèo ốm trong chiếc áo ngủ màu trắng, mà đã có lần Uyên nói trong ống nghe rằng Uyên đang mặc một chiếc áo ngủ màu trắng ngồi trước bàn phấn và Uyên tự thấy mình “dễ thương” lắm. Đôi mắt Uyên có vẻ buồn rầu và cúi xuống khi nghe T nói “Mai anh về luôn!”. Uyên yên lặng giây lâu rồi ngước lên nói giọng trấn-an : “Không đâu anh !”. Hình ảnh đó, T vẫn còn cầm giữ cho đến bây giờ lẩn với những giọt nước mắt bt ng ca Uyên chảy dài vào buổi sáng khi hn nói “Anh là người mang mệnh biệt-ly bên trong, đó em!” như người chinh-phu trong “Ai xuôi vạn-lý” của Lê-Thương một thời binh lửa. Chiếc áo “len” carreau màu xám trắng T tặng, ôm chặt lấy thân mình bé nhỏ của Uyên. Chiếc Jupe trắng rộng thùng-thình, khuôn mặt không phấn son, cho T thấy được con người rất “thật” nơi Uyên, làm cho hn thương Uyên hết sức, và hn loáng-thoáng nghe Uyên hát nhỏ trong buồn tênh, một khúc hát đầy cay đắng nhưng cũng không thiếu vẻ bao-dung : 

“Tôi còn trẻ, tôi không muốn bỏ ngang đời,
bởi vì cuộc đời đã làm tôi sợ hãi !
Tôi còn trẻ, nên tôi không muốn oán trách ai!”  …

khi T vừa bước xuống hè, sau khi ôm cht Uyên vào lòng hôn nh lên mái tóc ngn, nói nho nh: “Em hứa đừng call anh mà khóc giữa đêm khuya như thế nữa nha, bởi vìanh sẽ đau thêm một lần nữa!” ...T đó T bỏ lại sau lưng căn nhà hiu-quạnh, có  nhngcây “Mimosa” già sn-sù phía sau vườn Uyên, đang trổ những nụ hoa vàng cuối cùng của mùa Đông giá buốt năy, ln nhng hàng hoa anh đào chạy dài trên b sông Yarra mà hn và Uyên đã đi qua - Quê-hương của những cụm mây mù và những cơn mưa rả-rích …Và, T đã ghi li:


KHI V,
TRONG MÙĐÔNG...

Mùa Đông,
về rồi đó, 
em...

Cội hoa,
Có nở vàng thêm, 
sau nhà?

Kể từ,
tình vội nhau,
xa...

Áo xưa,
đã nhạt trăng,
tà mái tây...?

Dù, 
trong chia cách,
phương này....

Có người,
ngồi nhớ hàng cây,
mưa chiều...

 *Nguyễn-Tư