BÍ QUYẾT CHĂM SÓC NGŨ TẠNG BẰNG NGŨ SẮC
Theo các bác sĩ, sức khỏe của ngũ tạng quyết định tuổi thọ của bạn. Đây là bí quyết lựa chọn thực phẩm chăm sóc cơ thể tốt nhất bạn nên tham khảo để luôn khỏe mạnh và trường thọ.
Theo các Danh y Trung Quốc xưa, ngũ tạng hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào cách chúng ta lựa chọn thực phẩm. Ăn đúng cách còn tốt hơn nhiều so với uống thuốc bổ.
Chúng ta đều biết, ngũ tạng khỏe mạnh sẽ quyết định đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Việc chăm sóc ngũ tạng là nhiệm vụ cần phải ưu tiên cho dù bạn bận rộn đến đâu.
Theo nghiên cứu Đông y, thực phẩm tốt nhất cho ngũ tạng được phân theo màu sắc, thuận theo âm dương ngũ hành. Trong đó được phân tích chi tiết như sau:
.Gan hợp với màu xanh, vị chua
.Tim hợp với màu đỏ, vị đắng
.Phổi hợp với màu trắng, vị cay
.Lá lách hợp với màu vàng, vị ngọt
.Thận hợp với màu đen, vị mặn
Để khỏe mạnh, điều quan trọng là phải nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, vì nội tạng quyết định sức khỏe và sự lão hóa của cơ thể, từ đó quyết định chất lượng sống và tuổi thọ của mỗi người.
Nên ăn thế nào để tốt nhất cho nội tạng?
1. Muốn chăm sóc gan, nên ăn thực phẩm màu xanh
Thực phẩm màu xanh được xem là tốt nhất cho gan, ăn nhiều thực phẩm màu xanh có thể tăng cường chức năng gan, là “thuốc” thải độc của cơ thể. Ăn thực phẩm màu xanh còn có thể điều tiết lá lách, cân bằng dạ dày, có thác dụng tốt trong việc tiêu hóa và hấp thụ. Trong số thực phẩm màu xanh, nên ưu tiên các loại sau:
Bồ công anh
Bồ công anh là một thực phẩm màu xanh rất tốt cho gan. Một trong những lợi thế lớn của sức khỏe chính là bảo vệ gan nổi bất, giải độc gan, giúp hạ hỏa, phòng ngừa những tổn thương tại gan. Đặc biệt, rễ cây bồ công anh có tác dụng ưu việt hơn phần lá.
Bồ công anh sau khi vào kinh gan, có thể làm sạch gan một cách tuyệt vời, tăng cường sức khỏe của gan, có ích lớn cho gan và mật, tăng cường chức năng tái sinh gan hiệu quả.
Hàng ngày bạn có thể ăn thêm bồ công anh hoặc nấu nước rễ bồ công ảnh đều có tác dụng chăm sóc gan rất tốt.
Cần tây
Cần tây có một hương vị đặc biệt khiến cho nhiều người thích ăn món rau này hàng ngày. Đây là món rau không chỉ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng như một vị thuốc.
Giống như nhiều loại rau giải độc khác, cần tây có tác dụng thanh lọc và loại bỏ những chất cặn bã trong cơ thể. Thường xuyên ăn rau cần có thể giúp cơ thể giải độc nhanh chóng, phòng ngừa sự tích lũy chất độc trong cơ thể sau đó sinh ra bệnh tật.
2. Muốn chăm sóc tim, nên ăn thực phẩm màu đỏ
Nếu muốn chăm sóc tim của bạn đúng cách để khỏe mạnh, bạn nên chọn các thực phẩm màu đỏ. Theo quan niệm âm dương ngũ hành, màu đỏ thuộc khỏe, đi vào tim, bổ khí huyết. Đây cũng là bí quyết mà các danh y xưa chăm sóc tim mạch của họ.
Cà chua
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một chất được gọi là P3 được phân lập từ phần ngoài xung quanh của hạt cà chua trông giống như thạch, có tác dụng chống lại sự tập kết tiểu cầu và có thể ngăn ngừa chứng huyết khối xuất hiện ở não.
Bệnh nhân bị bệnh mạch vành và đột quỵ uống một lượng vừa phải nước cà chua mỗi ngày để có lợi cho sự phục hồi của bệnh.
Đậu đỏ
Ăn đậu đỏ vào mùa hè có tác dụng tốt trong việc giảm cơn khát và khó chịu trong thời tiết nóng nực.
Đặc biệt là vào buổi trưa, khi tim của bạn hoạt động mạnh mẽ nhất, nó dễ bị kích thích và dẫn đến cảm giác khó chịu, dễ cáu kỉnh. Do đó, trong thời điểm này, bạn nên ưu tiên ăn nhiều đậu đỏ.
3. Muốn chăm sóc phổi, nên ăn thực phẩm màu trắng
Phổi được quan niệm là có sự tương ứng với màu trắng, vì vậy bạn nên ăn nhiều thức ăn màu trắng, tốt nhất là vào đầu mùa thu – mùa chăm sóc phổi quan trọng nhất trong năm.
Tuyết lê
Quả lê hay lê trắng, tuyết lê trước đây còn được gọi là “Tổ tiên của trăm loài quả” với tác dụng nhuận phổi, giảm ho, tiêu viêm, giảm đờm và hạ hỏa (giải nhiệt).
Vào mùa hè, vì khí hậu quá khô khan nên gây ra hiện tượng khát háo nước, táo bón, ho khan và các triệu chứng khác, hoặc do nóng quá mất nước dẫn đến khát, ho và xuất hiện đờm màu vàng thì có thể ăn lê để cải thiện tình hình.
Khoai từ
Các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho rằng, khoai từ chứa nhiều protein và carbohydrate hơn, và cũng giàu các nguyên tố khoáng chất như kali và magiê hơn các thực phẩm thông thường.
Nếu xuất hiện cảm giác khô miệng, bong nẻ môi, ho khan và các triệu chứng khác thì nên ăn bổ sung món khoai từ này vì đây là thực phẩm có thể giải nhiệt, từ âm dưỡng phổi tuyệt vời.
4. Muốn chăm sóc lá lách, nên ăn thực phẩm màu vàng
Theo quan niệm của Đông y, màu vàng là đại diện Thổ trong Âm dương ngũ hành, một loại đất trong năm yếu tố, tương ứng với lá lách và dạ dày của cơ thể con người, có thể bảo vệ sức khỏe của lá lách và dạ dày, và hiệu quả điều trị là tốt.
Dứa
Nhiều người hiện nay có thói quen ăn nhiều thịt hơn rau, trong khi dạ dày và lá lách càng ngày càng yếu, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa, đặc biệt khi ăn nhiều thịt sẽ khiến cho cơ thể bị nặng nề, thức ăn tích tụ lâu trong đường tiêu hóa.
Trong dứa có một lượng lớn chất gọi là Protease, chúng có hiệu quả tốt trong việc có thể phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn. Sau khi ăn nhiều thịt cá, bạn nên ăn dứa để giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn.
Hạt kê
Kê được xem là thực phẩm tốt nhất trong nhóm ngũ cốc. Kê có tính ấm, có tác dụng kiện tì vị, tốt vượt trội cho dạ dày và lá lách. Ăn một bát cháo kê có tác dụng bồi bổ khí và làm khỏe dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, ngừng tiêu chảy.
Kê cũng là một vị thuốc giúp điều chỉnh hoạt động của tì vị gây ra tiêu chảy dài ngày, tiêu hóa khó khăn và đau bụng do khó tiêu.
Các chất tryptophan chứa trong cháo kê giúp làm giảm chứng mất ngủ và giảm sự khó chịu về mặt tinh thần, từ đó giúp giảm căng thẳng.
5. Muốn chăm sóc thận, nên ăn thực phẩm màu đen
Trong lĩnh vực y học cổ truyền Trung Quốc, vai trò của thực phẩm đen được đánh giá cao nhất vì những tác dụng của nó đối với sức khỏe. Một trong những tác dụng quan trọng nhất chính là bổ thận và chăm sóc thận hàng ngày. Đại diện tốt nhất của nhóm này là gạo đen, đậu đen và vừng đen.
Gạo đen
Trong cuốn sách nổi tiếng “Cổ nông y thư” có ghi chép rằng, gạo đen có tác dụng từ âm bổ thận, kiện tì ấm gan, bổ tì vị, ích khí hoạt huyết, dưỡng gan sáng mắt.
Trong gạo đen còn chứa các chất dinh dưỡng tốt khác như mangan, kẽm, đồng và các loại muối khoáng lớn hơn gạo bình thường từ 1-3 lần.
Không những thế, gạo đen còn chứa các thành phần khác mà gạo thường không có hoặc có với tỉ lệ thấp như vitamin C, chất diệp lục, anthocyanin, carotene mà gạo bình thường không có, vì vậy gạo đen luôn được đánh giá là bổ dưỡng hơn gạo trắng.
Đậu đen
Theo nghiên cứu Đông y, đậu đen có vị ngọt tính bình, nhập vào kinh tì, thận. Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng “Bản thảo cương mục” viết rằng, đậu đen có ít nhất 8 tác dụng tốt đối với thận, có thể chữa bệnh liên quan đến nước, tiêu sưng phù, hạ khí, trị phong nhiệt, hoạt huyết, giải độc và rất nhiều tác dụng khác.
Vì vậy, đậu đen được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc bổ thận dưỡng âm, tráng dương và giúp nam giới trở nên khỏe mạnh.
Có nhiều cách để ăn đậu đen, chẳng hạn như nghiền đậu đen để làm thành sữa đậu, nấu xôi, nấu chè, cháo. Do khả năng tiêu hóa đậu đen khó hơn các món ăn khác, nên mỗi lần bạn không nên ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là nấu đậu đen kết hợp với các thực phẩm khác như chè, cháo, xôi, bánh.