Tuesday, 25 June 2019

VẾT BẦM


VẾT BẦM


Hơ nóng vào ngày hôm sau
Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết này tan biến nhanh chóng.
Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Bác sĩ Sheldon P. (Đại học Y khoa Duke) giải thích rằng hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn.
Lý luận này có lẽ không xa lạ gì lắm. Tại Việt Nam, bạn đã từng thấy người ta xoa dầu nóng lên vết bầm. Hành động này không ngoài mục đích giúp máu lưu thông nhanh hơn... Dù sao, chắc chắn sự kết hợp của lạnh và nóng sẽ tốt hơn trường hợp chỉ dùng dầu nóng mà thôi.
Trừ phi cả ngày quấn người trong một lớp bông dày; bằng không, bạn khó mà tránh được việc lâu lâu lại có một vết bầm trên đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ... Nhiều vết bầm không biết vì đâu mà có. Che bằng cái gì đây? Một chiếc khăn quàng vào mùa hè, hay một lớp phấn thật dày? Biện pháp cuối cùng vẫn là làm sao cho vết bầm này tan càng nhanh càng tốt.
Làm sao để vết bầm tan đi trong thời gian ngắn nhất? Hãy áp dụng những phương pháp dưới đây:

Đắp nước đá
Khi vừa đụng phải cạnh bàn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau. Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có lẽ đã hơi trễ.
Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn). Đắp nước đá trên chỗ đau chừng 15 phút, lấy ra 15 phút, và đắp lại 15 phút... tiếp tục như vậy trong vài tiếng đồng hồ ngay sau khi bị thương.
Theo bác sĩ Hugh M. (phòng Cứu thương Bệnh viện Aspen, Colorado), nước đá có công dụng làm co các mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không dẫn nhiều đến đó. Vết bầm hình thành do máu bầm tụ lại chung quanh chỗ bị thương. Càng ít máu đến vết thương, vết bầm sẽ càng nhỏ hơn. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm vết thương bị tê, làm giảm sự đau đớn nơi đó.

Dùng sinh tố C
Sinh tố C cũng là một trong những thuốc làm tan vết bầm rất hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu của Đại học North Carolina, những người có ít chất sinh tố C trong cơ thể thường dễ bị bầm hơn và vết bầm cũng lâu tan hơn. Sinh tố C tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể. Những lớp này mỏng hơn ở bàn chân, bàn tay và ở mặt; đó là lý do vết bầm tại các nơi này thường dễ xuất hiện hơn, đậm hơn và lâu tan hơn.
Vì thế, nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm hơn người khác, đó không phải là do da thịt bạn "độc" hơn đâu, mà chính là do thói quen tiêu thụ ít sinh tố C. Để ít bị bầm hơn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500 mg sinh tố C mỗi ngày.
Muốn uống nhiều sinh tố C như vậy, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu ngại đến bác sĩ thì hãy cố tiêu thụ nhiều thức ăn có sinh tố C như trái cây có vị chua, rau cải màu xanh lá cây đậm.

Ảnh hưởng của các loại thuốc
Một số người hay dùng aspirin hoặc các loại thuốc có công dụng làm loãng máu khác; họ dễ bị bầm hơn người khác. Chuyện này dễ hiểu vì máu càng loãng, càng chậm đông thì sẽ càng dồn đến và loang rộng quanh vết thương nhiều hơn.
Ngoài ra, những loại thuốc chống sưng đỏ (như thuốc bôi mụn, đắp mụt nhọt...), thuốc làm giảm căng thẳng thần kinh hoặc điều trị hen... thường có tác dụng làm máu chậm đông hơn, khiến các vết bầm trở nên lớn hơn, đậm hơn. Những người nghiện rượu hoặc ma túy cũng dễ bị bầm hơn người thường. Nếu bạn đang uống một loại thuốc nào đó mà nhận thấy mình dễ bị bầm hơn, nên trình bày với bác sĩ của bạn.

Ảnh hưởng của việc tập thể thao quá độ
Bạn không thường xuyên tập thể thao, thể dục, nhưng vào một buổi cuối tuần nào đó bỗng tham gia vào những trò chơi thể thao mạnh bạo như leo núi, đua xe đạp, chơi banh...Sáng hôm sau, bạn có thể thấy một vài vết bầm mà không rõ nguyên nhân tại sao. Chuyện này chẳng có gì nghiêm trọng. Khi cố gắng nhiều, cơ thể sẽ tạo nên những bọt trong mao quản. Những bọt này biến thành vết bầm khi máu dồn vào. Hãy đắp nước nóng nếu muốn làm tan những vết này.

Vết bầm không rõ nguyên nhân?
Nếu bạn thường bị những vết bầm không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh. Khi hệ thống phân phối máu không điều hòa, bạn thường bị những vết bầm như vậy... Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số bệnh nhân AIDS cũng có các vết xanh tím như vết bầm, nhưng chúng không tan đi như những vết bầm thông thường.

Image result for Vết Bầm