NHỚ HỀ RÂU THANH VIỆT
Đem mạng sống đổi lấy chén cơm manh áo!
Những lúc trà dư tửu hậu, các bạn tôi ở nhà dưỡng lão Rosemont thường hỏi tôi về đời sống và tài nghệ của các nghệ sĩ cải lương trong các thập niên 40, 50, 60, 70. Nhiều bạn cho là nghệ sĩ ham vui, tiêu xài hoang phí, không biết nghĩ tới ngày mai nên về già thường bị lâm vào cảnh khốn cùng. Anh Bích, người cao niên nhứt trong bọn chúng tôi, nói :
“Nghệ sĩ thì cũng giống như dân bình thường ở các ngành nghề trong xã
hội. Có người giàu người nghèo, người dư ăn dư để, người thiếu trước hụt
sau. Nhưng có lẻ nghệ sĩ giống nhau ở chỗ là cuộc sống của họ chắc tràn
đầy niềm vui, nụ cười. Cuộc sống đó chắc là phải khác với người dân
bình thường. Có phải vậy không ?”
Đúng như lời anh Bích, đời nghệ sĩ có nhiều niềm vui nhứt là khi hát ở địa phương nào có nhiều khán giả thân quen, nghệ sĩ như được trở về với gia đình mình. Nhân nhắc đến chuyện tình cảm của khán giả dành cho nghệ sĩ, tôi nhớ tới hề Râu Thanh Việt, một nghệ sĩ mà khi đoàn hát ở bất cứ địa phương nào, Thanh Việt cũng như đang được trở về nhà của mình, khán giả thân quen giống như người trong một gia đình với Thanh Việt.
Thanh Việt theo cha dượng là nghệ sĩ Tám Huê đi hát cho các gánh hát nhỏ ở tỉnh. Lúc đó Thanh Việt mới 14 tuổi, đóng vai quân hầu, lính chạy hiệu, vai đầy tớ theo hầu, nịnh bợ các ông chủ. Vì hát cương nên khi ông thầy tuồng nhắc đến đâu, Thanh Việt hát tới đó. Vì không thuộc tuồng, Thanh Việt hát như người cà lăm, khán giả cười và thích anh hề bất đắc dĩ Thanh Việt.
Ông bầu thấy Thanh Việt diễu có duyên nên cho anh đóng thế vai hề của Hai Néo vì anh này thua bài, mắc nợ, bỏ gánh hát trốn đi. Thanh Việt hát thành công nhiều tuồng nhưng rồi gánh hát bị Ban Công tác Thành của Việt Minh liệng lựu đạn khi đang hát ở Miễu Quốc Công tỉnh Vĩnh Long. Gánh hát rã, đào kép đi tứ tán, Thanh Việt lên Saigon gia nhập nhóm nghệ sĩ tân nhạc và thoại kịch diễn ở Bar Hoàng Yến trong Giải Trí Trường Thị Nghè.
Thanh Việt để bộ râu dê dưới cằm, anh nổi danh là Hề Râu, ngoài cái duyên diễu trời cho và tài bắt chước giọng nói hoặc nhái điệu bộ của người khác, Thanh Việt không có tài ca nhạc nổi bật như Tùng Lâm, Xuân Phát, không ca vọng cổ hay bằng Văn Hường, Văn Chung nhưng khi xuất hiện trên sân khấu tân nhạc hay cải lương, Thanh Việt luôn tạo được những trận cười liên tục cho khán giả.
Năm 1960, trên sân khấu Đại nhạc hội Cù léc, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Việt, Thanh Hoài nổi danh Lục Hài Tướng.
Một sáng chúa nhựt, Thanh Việt hát Đại Nhạc Hội Cù Léc ở rạp Hào Huê (nơi đoàn Thanh Minh hát xuất tối), anh được bà Bầu Thơ nhờ hát thế vai thầy pháp trong tuồng Đoạn Tuyệt vì hề Kim Quang bị té xe Honda, đang điều trị tại nhà thương Chợ Rẫy. Sau đó hề Râu Thanh Việt ký contrat hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, chánh thức gia nhập làng cải lương. Thanh Việt là một trong những danh hề có thu nhập cao nhứt thời đó. Thanh Việt mua nhà ở Phú Nhuận, mua xe hơi, sống cuộc sống vô ưu và sung túc.
Sáng chúa nhựt nào Thanh Việt cũng có show hát Đại Nhạc Hội, tối hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Những ngày không có tập tuồng, Thanh Việt đóng phim cho các hãng phim Mỹ Vân, An Pha, Việt Ảnh v.v…, hãng phim của các ông Lưu Trạch Hưng, Thái Thúc Nha, Trương Dĩ Nhiên, Bùi Sơn Duân… Từ năm 1967, Thanh Việt thường được mời đóng kịch hay diễn tuồng cải lương trên đài truyền hình, Thanh Việt nhận được từ 3.000 đến 5.000 đồng cho mỗi show diễn.
Những khi đóng các pha nguy hiểm trong phim, hề Râu Thanh Việt được tiền thưởng của chủ hãng phim từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng cho một lần thu hình. Ngoài ra chủ hãng phim còn đóng tiền bảo hiểm cho diễn viên khi phim có thu hình những pha nguy hiểm.
Nhắc đến hề râu Thanh Việt đóng phim, tôi nhớ kỷ niệm khi giúp anh thực hiện một chuyến bay trong phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ do tôi sáng tác, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, hãng phim Mỹ Vân sản xuất.
Phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ là phim hài, hãng Mỹ Vân sản xuất để hát Tết nên có nhiều séquences chọc cười, kể chuyện Thanh Việt, một anh nhà quê, có nét mặt và vóc dáng giống như anh em song sanh với một tay buôn lậu nha phiến, bị tên này bắt về, tập cho cách ăn nói, đi đứng, giả dạng thế thân hắn để lừa gạt bọn lưu manh đối nghịch và cảnh sát.
Triệu phú giả Thanh Việt phải diễn cảnh bị bắn tung bay lên trời, anh ta bay một lúc rồi móc túi lấy bong bóng ra, thổi nhiều cái làm thành một chùm rồi nắm chùm bong bóng đó tà tà bay xuống đất an toàn, đó không phải là một cảnh dễ thực hiện.
Ở trong rạp hát, có điểm tựa, có chỗ để cột rõ rẽ và dây bay, không gian nhỏ hẹp đủ để thực hiện một chuyến bay cái rẹt, từ bìa sân khấu này qua bên kia, khoảng cách xa chỉ độ 8 thước.
Cảnh bay ngoài trời, Thanh Việt phải bay khỏi nóc nhà thật cao, rồi bay qua khỏi ngọn cây, bay một quãng thật xa mới từ từ đáp xuống đồng ruộng. Không có chỗ để làm điểm tựa để giữ cho Thanh Việt bay thật cao và thật xa. Quay phim ở ngoài trời, dưới ánh nắng chói chang, không dễ gì giấu được sợi dây bay móc trên lưng của Thanh Việt. Thanh Việt nghe đọc phân cảnh thu hình anh sẽ bay trên không, anh lắc đầu từ chối không chịu thực hiện.
Tôi giải thích cho anh biết, anh sẽ mặc áo bay như anh đã mặc và được kéo bay qua sân khấu khi anh đóng tuồng Cô Gái Đồ Long (kiếm hiệp của Kim Dung), an toàn và không mệt nhọc, khó khăn. Thêm nữa, anh sẽ được móc vô dây cable thép trên thang máy của Sở Cứu Hỏa, xe chạy chậm chậm, anh cũng bay chậm chậm theo tốc độ của chiếc xe cứu hỏa, an toàn là điểm chính yếu mà tôi nói nhấn đi nhấn lại cho Thanh Việt yên tâm. Nhưng Thanh Việt nói anh biết là an toàn nhưng anh sợ, anh nói bay khơi khơi ngoài trời, rủi rớt là nát xương.
Ông chũ hãng phim Mỹ Vân hứa đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho Thanh Việt và thưởng cho Thanh Việt 5.000 đồng khi quay xong séquence này. Ông cũng hứa thưởng cho đạo diễn Lê Hoàng Hoa và équipe caméraman thu hình chung là 10.000 đồng và cho cá nhân tôi 5.000 đồng về sáng kiến tổ chức thực hiện cảnh hề Thanh Việt bay trên không, đúng theo phân cảnh của tôi viết. Ông Mỹ Vân nói : “Lịch sử điện ảnh Việt Nam sẽ ghi nhận lần đầu tiên hãng phim Mỹ Vân thực hiện được cảnh người bay ngoài trời một đoạn xa”.
Thanh Việt đồng ý thực hiện đoạn phim đó. Tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đến Sở Cứu Hỏa Đô Thành xin ông Trung Tá Chánh Sở chấp thuận cho một xe Cứu Hỏa có thang máy giúp hãng phim thực hiện cảnh trên. Ông Trung Tá chấp thuận vì ông quen thân với ông chủ hãng phim Mỹ Vân. Tôi mượn áo bay và dây cable bằng thép nhỏ thường dùng trên sân khấu Dạ Lý Hương, Sau đó tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đi Thủ Đức chọn cảnh trí, một nơi có hai villa, nhà này cách nhà kia một vuông vườn cây trái, phía sau là đồng ruộng.
Ngày quay phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, équipe cameraman, Thanh Việt và tôi đến địa điểm sớm để đạo diễn giải thích nhiệm vụ của ba người mang ba máy quay phim sẽ thu hình ra sao, Thanh Việt sẽ diễn xuất thế nào và chiếc xe cứu hỏa dùng thang máy có cần câu đưa Thanh Việt bay trên không từ đâu đến đâu. Lê Hoàng Hoa giải thích vừa xong, có nhiều xe honda chở thanh niên nam nữ chạy ào vô phạm vi ngăn riêng cho phim trường.
Anh Tỷ quản lý của hãng phim và hai nhân viên cảnh sát được quận Thủ Đức phái đến giữ trật tự nhưng các thanh niên cho biết họ là bạn của Thanh Việt đến hoan nghinh và ủng hộ tinh thần Thanh Việt khi anh ấy thực hiện một cảnh thu hình nguy hiểm. Thanh Việt cũng xác nhận các bạn trẻ là fan ủng hộ anh. Đúng lúc đó ông Mỹ Vân và các ký giả kịch trường đến, ông Mỹ Vân đồng ý cho các bạn trẻ đứng sát vòng rào trật tự. Cuộc quay phim bắt đầu.
Thanh Việt được thang máy của xe cứu hỏa đưa lên núp trên mái nhà. Trước mặt Thanh Việt để một đống giấy carton, cắt hình ngói, sơn màu đỏ, bên dưới để một cây pháo lớn và nhiều bột phấn, vôi bột. Khi pháo nổ, giấy, vôi và phấn bị tung cao lên giống như mái nhà bị nổ tung văng lên gạch, ngói. Máy kéo của xe cứu hỏa kéo Thanh Việt bay vọt thẳng lên không trung, xe cứu hỏa chạy từ từ theo đường nhựa trước hai cái villa, Thanh Việt cũng được kéo bay từ từ theo hướng chạy của xe cứu hỏa.
Vì thang máy của xe cứu hỏa rất cao, khi thang máy nghiêng 45 độ, Thanh Việt giống như đang ở khơi khơi ngoài trời. Hình ảnh của xe cứu hỏa, sợi dây bay đều không lọt vô ống kính máy thu hình. Thanh Việt lấy bong bóng ra thổi, nắm chùm bong bóng như để bay xuống, thang máy nghiêng nghiêng, Thanh Việt khuất khỏi tàn cây sau villa, đạo diễn Lê Hoàng Hoa hô tắt máy thu hình.
Ông Mỹ Vân và các chuyên viên đoàn quay phim quá mừng vì thành công mỹ mản. Mấy anh ký giả kịch trường, các fan của Thanh Việt và bà con lối xóm coi quay phim vỗ tay rân lên. Tôi bỗng nghe Thanh Việt la lên sau chòm cây : “Cứu… Trời ơi ! Cứu tôi ! Kẹt…Kẹt rồi…” Tôi và Lê Hoàng Hoa chạy đến thì thấy các anh lính xe cứu hỏa đang rồ máy cho cái trục dây cable thép của xe cứu hỏa tháo ra, quấn vô, nới lõng dây thép móc áo bay của Thanh Việt để cho anh ta bước xuống đất.
Nhưng dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương nhỏ sợi, dây cable của xe cứu hỏa lớn hơn nên dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương bị kẹt lại, không tháo ra được, thành ra Thanh Việt ngồi đu đưa trên trời, anh sợ quá và mắc tiểu nên tè đại trong quần.
Các anh lính cứu hỏa tiếp tục rồ máy cuốn vô, tháo ra để gỡ dây cable đang kẹt, tôi vội ngăn lại : «Đề nghị các anh ngừng quây cái trục đó nếu còn quây tới quây lui, nó nghiến đứt dây thép nhỏ thì Thanh Việt sẽ rớt xuống như trái mít rụng. Xin các anh nghiêng cho thang máy xuống nằm ngang tầm với chiếc xe, chân Thanh Việt đụng đất, tôi tháo cái móc bay nơi áo giáp của Thanh Việt để giải thoát anh ta khỏi sợi giây cable, sau đó các anh tìm cách gở giây cable nhỏ sau”.
Thanh Việt nói với tôi và Lê Hoàng Hoa “Nói thiệt với hai ông thầy, bị con vợ tôi nó bịnh sản hậu, tôi lo tiền thuốc thang cho nó không đủ nên phải liều mạng nhận thâu hình cái séquence bay này, chớ nói thiệt, bay khơi khơi trên trời, sợ là té đái… Tôi đái trong quần khi dây bay rút tôi vọt mạnh lên trời, tới chừng kẹt dây bay, treo tòng teng quá lâu, lại sợ… tè tè trong quần nữa đó”.
Tôi cười: “Có bảo đảm an toàn nên mời quay đoạn phim này, Thanh Việt đã từng nhảy từ nóc lầu nhà máy giấy Cogido cao hơn năm thước xuống một đống thùng giấy carton khi quay phim Con Ma Nhà Họ Hứa. Lần này có mặc áo bay, móc dây bay, có gì mà sợ ?”
– Thì lần đó cũng cần tiền… một mình tui làm, nuôi năm bảy người… bán mạng đổi miếng cơm!
– Ông có đánh bài, binh xập xám hông? Chớ bà con khán giả người ta đãi ông ăn nhậu hoài, có tốn kém gì đâu mà nói bán mạng kiếm cơm”.
Thấy Lê Hoàng Hoa nói vậy, Thanh Việt chấp tay xá xá rồi bỏ đi nhanh.
Thanh Việt hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, sau đó hát cho đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Việt Nam của bầu Thu và là Thượng sĩ trong Tiểu đoàn 42 Chiến Tranh Chính Trị do Thiếu tá Sinh làm Tiểu đoàn trưởng.
Sau Tết Mậu thân 1968, nhiều nghệ sĩ gia nhập quân đội như Thành Được, Hùng Cường, Thanh Tú, Diệp Lang, Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn… không hiểu bằng cách nào các anh vẫn có mặt hát hằng đêm ở các đại ban cải lương ở Saigon và vẫn thường thu hình đài truyền hình hay đóng phim của các hãng Mỹ Vân, Việt Ảnh, Alpha và hãng phim Dạ Lý Hương.
Sau năm 1975, các anh Phi Thoàn, Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài về miền Tây núp bóng trong các đoàn Văn công của tỉnh Cần Thơ, sau đó Thanh Việt hát cho đoàn hát ở Huyện Cầu Ngang. Dù hát cho Văn Công hay đoàn cải lương tỉnh, số lương quy định cho diễn viên hạng A là 10 đồng một suất hát, Thanh Việt không đủ sống, làm sao nuôi vợ con? Vợ anh dẫn các con đi vượt biên, bị chết ngoài biển khơi. Thanh Việt hát chọc cho người khác cười nhưng đêm về nhớ vợ nhớ con, nhớ hoàn cảnh bi đát của mình, anh khóc thầm thâu đêm.
Tuy được khán giả nông thôn thương mến, thường tổ chức những bữa ăn ngon, có rượu giúp anh giải sầu nhưng uống rượu cho đến say té bờ té bụi chớ làm sao mà anh quên được cảnh tan nhà nát cửa, vợ con chết mất xác, bản thân anh lâm vào hoàn cảnh bế tắc.
Thêm nữa anh biết anh bị đau gan, không tiền thuốc thang chữa trị. Công ty điện ảnh trực thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố ở đường Thi Sách Saigon đang thu hình một vidéo hài. Tình cờ đoàn quay phim biết có Thanh Việt ở Hậu Giang nên họ mời Thanh Việt thủ một vai nông dân cởi bò ra ruộng. Vì cần tiền để thuốc thang trị bịnh đau gan, Thanh Việt nhận đóng tiểu phẩm hài đó.
Đạo diễn bảo Thanh Việt cởi bò ra ruộng, gặp một đứa trẻ chăn trâu, nó lấy roi quất vô mông con bò. Con bò giựt mình nên nhảy lồng lên. Thanh Việt bất ngờ, bị quăng té nhào xuống đất, bụng bị cấn vào một cục đá trên bờ đê, ngất xỉu. Thanh Việt được đưa vào Bệnh viện Cần Thơ, anh qua đời trước sự tiếc thương của bao khán giả và đồng nghiệp.
Thanh Việt chết vì tai nạn nghề nghiệp, không được bồi thường. Ngay khi quay phim một pha nguy hiểm, đạo diễn không hề nghĩ đến biện pháp bảo vệ an toàn cho diễn viên. Khi tai nạn chết người xảy ra, đạo diễn hay những người có trách nhiệm thực hiện đoạn phim đó vẫn không hề tỏ ra có trách nhiệm gì đối với người đã tử nạn hay đối với gia đình của nạn nhân.
Nghệ sĩ Thanh Việt chuyên mang nụ cười đến cho khán giả. Riêng phần anh, trước 1975, Thanh Việt đúng là có một cuộc sống huy hoàng, đi đóng phim dù gặp những cảnh nguy hiểm, anh được chủ hãng phim, đạo diễn, những chuyên viên kỹ thuật bảo vệ an toàn tối đa.
Nguyễn Phương
Đúng như lời anh Bích, đời nghệ sĩ có nhiều niềm vui nhứt là khi hát ở địa phương nào có nhiều khán giả thân quen, nghệ sĩ như được trở về với gia đình mình. Nhân nhắc đến chuyện tình cảm của khán giả dành cho nghệ sĩ, tôi nhớ tới hề Râu Thanh Việt, một nghệ sĩ mà khi đoàn hát ở bất cứ địa phương nào, Thanh Việt cũng như đang được trở về nhà của mình, khán giả thân quen giống như người trong một gia đình với Thanh Việt.
Thanh Việt theo cha dượng là nghệ sĩ Tám Huê đi hát cho các gánh hát nhỏ ở tỉnh. Lúc đó Thanh Việt mới 14 tuổi, đóng vai quân hầu, lính chạy hiệu, vai đầy tớ theo hầu, nịnh bợ các ông chủ. Vì hát cương nên khi ông thầy tuồng nhắc đến đâu, Thanh Việt hát tới đó. Vì không thuộc tuồng, Thanh Việt hát như người cà lăm, khán giả cười và thích anh hề bất đắc dĩ Thanh Việt.
Ông bầu thấy Thanh Việt diễu có duyên nên cho anh đóng thế vai hề của Hai Néo vì anh này thua bài, mắc nợ, bỏ gánh hát trốn đi. Thanh Việt hát thành công nhiều tuồng nhưng rồi gánh hát bị Ban Công tác Thành của Việt Minh liệng lựu đạn khi đang hát ở Miễu Quốc Công tỉnh Vĩnh Long. Gánh hát rã, đào kép đi tứ tán, Thanh Việt lên Saigon gia nhập nhóm nghệ sĩ tân nhạc và thoại kịch diễn ở Bar Hoàng Yến trong Giải Trí Trường Thị Nghè.
Thanh Việt để bộ râu dê dưới cằm, anh nổi danh là Hề Râu, ngoài cái duyên diễu trời cho và tài bắt chước giọng nói hoặc nhái điệu bộ của người khác, Thanh Việt không có tài ca nhạc nổi bật như Tùng Lâm, Xuân Phát, không ca vọng cổ hay bằng Văn Hường, Văn Chung nhưng khi xuất hiện trên sân khấu tân nhạc hay cải lương, Thanh Việt luôn tạo được những trận cười liên tục cho khán giả.
Năm 1960, trên sân khấu Đại nhạc hội Cù léc, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Việt, Thanh Hoài nổi danh Lục Hài Tướng.
Một sáng chúa nhựt, Thanh Việt hát Đại Nhạc Hội Cù Léc ở rạp Hào Huê (nơi đoàn Thanh Minh hát xuất tối), anh được bà Bầu Thơ nhờ hát thế vai thầy pháp trong tuồng Đoạn Tuyệt vì hề Kim Quang bị té xe Honda, đang điều trị tại nhà thương Chợ Rẫy. Sau đó hề Râu Thanh Việt ký contrat hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, chánh thức gia nhập làng cải lương. Thanh Việt là một trong những danh hề có thu nhập cao nhứt thời đó. Thanh Việt mua nhà ở Phú Nhuận, mua xe hơi, sống cuộc sống vô ưu và sung túc.
Sáng chúa nhựt nào Thanh Việt cũng có show hát Đại Nhạc Hội, tối hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Những ngày không có tập tuồng, Thanh Việt đóng phim cho các hãng phim Mỹ Vân, An Pha, Việt Ảnh v.v…, hãng phim của các ông Lưu Trạch Hưng, Thái Thúc Nha, Trương Dĩ Nhiên, Bùi Sơn Duân… Từ năm 1967, Thanh Việt thường được mời đóng kịch hay diễn tuồng cải lương trên đài truyền hình, Thanh Việt nhận được từ 3.000 đến 5.000 đồng cho mỗi show diễn.
Những khi đóng các pha nguy hiểm trong phim, hề Râu Thanh Việt được tiền thưởng của chủ hãng phim từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng cho một lần thu hình. Ngoài ra chủ hãng phim còn đóng tiền bảo hiểm cho diễn viên khi phim có thu hình những pha nguy hiểm.
Nhắc đến hề râu Thanh Việt đóng phim, tôi nhớ kỷ niệm khi giúp anh thực hiện một chuyến bay trong phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ do tôi sáng tác, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, hãng phim Mỹ Vân sản xuất.
Phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ là phim hài, hãng Mỹ Vân sản xuất để hát Tết nên có nhiều séquences chọc cười, kể chuyện Thanh Việt, một anh nhà quê, có nét mặt và vóc dáng giống như anh em song sanh với một tay buôn lậu nha phiến, bị tên này bắt về, tập cho cách ăn nói, đi đứng, giả dạng thế thân hắn để lừa gạt bọn lưu manh đối nghịch và cảnh sát.
Triệu phú giả Thanh Việt phải diễn cảnh bị bắn tung bay lên trời, anh ta bay một lúc rồi móc túi lấy bong bóng ra, thổi nhiều cái làm thành một chùm rồi nắm chùm bong bóng đó tà tà bay xuống đất an toàn, đó không phải là một cảnh dễ thực hiện.
Ở trong rạp hát, có điểm tựa, có chỗ để cột rõ rẽ và dây bay, không gian nhỏ hẹp đủ để thực hiện một chuyến bay cái rẹt, từ bìa sân khấu này qua bên kia, khoảng cách xa chỉ độ 8 thước.
Cảnh bay ngoài trời, Thanh Việt phải bay khỏi nóc nhà thật cao, rồi bay qua khỏi ngọn cây, bay một quãng thật xa mới từ từ đáp xuống đồng ruộng. Không có chỗ để làm điểm tựa để giữ cho Thanh Việt bay thật cao và thật xa. Quay phim ở ngoài trời, dưới ánh nắng chói chang, không dễ gì giấu được sợi dây bay móc trên lưng của Thanh Việt. Thanh Việt nghe đọc phân cảnh thu hình anh sẽ bay trên không, anh lắc đầu từ chối không chịu thực hiện.
Tôi giải thích cho anh biết, anh sẽ mặc áo bay như anh đã mặc và được kéo bay qua sân khấu khi anh đóng tuồng Cô Gái Đồ Long (kiếm hiệp của Kim Dung), an toàn và không mệt nhọc, khó khăn. Thêm nữa, anh sẽ được móc vô dây cable thép trên thang máy của Sở Cứu Hỏa, xe chạy chậm chậm, anh cũng bay chậm chậm theo tốc độ của chiếc xe cứu hỏa, an toàn là điểm chính yếu mà tôi nói nhấn đi nhấn lại cho Thanh Việt yên tâm. Nhưng Thanh Việt nói anh biết là an toàn nhưng anh sợ, anh nói bay khơi khơi ngoài trời, rủi rớt là nát xương.
Ông chũ hãng phim Mỹ Vân hứa đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho Thanh Việt và thưởng cho Thanh Việt 5.000 đồng khi quay xong séquence này. Ông cũng hứa thưởng cho đạo diễn Lê Hoàng Hoa và équipe caméraman thu hình chung là 10.000 đồng và cho cá nhân tôi 5.000 đồng về sáng kiến tổ chức thực hiện cảnh hề Thanh Việt bay trên không, đúng theo phân cảnh của tôi viết. Ông Mỹ Vân nói : “Lịch sử điện ảnh Việt Nam sẽ ghi nhận lần đầu tiên hãng phim Mỹ Vân thực hiện được cảnh người bay ngoài trời một đoạn xa”.
Thanh Việt đồng ý thực hiện đoạn phim đó. Tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đến Sở Cứu Hỏa Đô Thành xin ông Trung Tá Chánh Sở chấp thuận cho một xe Cứu Hỏa có thang máy giúp hãng phim thực hiện cảnh trên. Ông Trung Tá chấp thuận vì ông quen thân với ông chủ hãng phim Mỹ Vân. Tôi mượn áo bay và dây cable bằng thép nhỏ thường dùng trên sân khấu Dạ Lý Hương, Sau đó tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đi Thủ Đức chọn cảnh trí, một nơi có hai villa, nhà này cách nhà kia một vuông vườn cây trái, phía sau là đồng ruộng.
Ngày quay phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, équipe cameraman, Thanh Việt và tôi đến địa điểm sớm để đạo diễn giải thích nhiệm vụ của ba người mang ba máy quay phim sẽ thu hình ra sao, Thanh Việt sẽ diễn xuất thế nào và chiếc xe cứu hỏa dùng thang máy có cần câu đưa Thanh Việt bay trên không từ đâu đến đâu. Lê Hoàng Hoa giải thích vừa xong, có nhiều xe honda chở thanh niên nam nữ chạy ào vô phạm vi ngăn riêng cho phim trường.
Anh Tỷ quản lý của hãng phim và hai nhân viên cảnh sát được quận Thủ Đức phái đến giữ trật tự nhưng các thanh niên cho biết họ là bạn của Thanh Việt đến hoan nghinh và ủng hộ tinh thần Thanh Việt khi anh ấy thực hiện một cảnh thu hình nguy hiểm. Thanh Việt cũng xác nhận các bạn trẻ là fan ủng hộ anh. Đúng lúc đó ông Mỹ Vân và các ký giả kịch trường đến, ông Mỹ Vân đồng ý cho các bạn trẻ đứng sát vòng rào trật tự. Cuộc quay phim bắt đầu.
Thanh Việt được thang máy của xe cứu hỏa đưa lên núp trên mái nhà. Trước mặt Thanh Việt để một đống giấy carton, cắt hình ngói, sơn màu đỏ, bên dưới để một cây pháo lớn và nhiều bột phấn, vôi bột. Khi pháo nổ, giấy, vôi và phấn bị tung cao lên giống như mái nhà bị nổ tung văng lên gạch, ngói. Máy kéo của xe cứu hỏa kéo Thanh Việt bay vọt thẳng lên không trung, xe cứu hỏa chạy từ từ theo đường nhựa trước hai cái villa, Thanh Việt cũng được kéo bay từ từ theo hướng chạy của xe cứu hỏa.
Vì thang máy của xe cứu hỏa rất cao, khi thang máy nghiêng 45 độ, Thanh Việt giống như đang ở khơi khơi ngoài trời. Hình ảnh của xe cứu hỏa, sợi dây bay đều không lọt vô ống kính máy thu hình. Thanh Việt lấy bong bóng ra thổi, nắm chùm bong bóng như để bay xuống, thang máy nghiêng nghiêng, Thanh Việt khuất khỏi tàn cây sau villa, đạo diễn Lê Hoàng Hoa hô tắt máy thu hình.
Ông Mỹ Vân và các chuyên viên đoàn quay phim quá mừng vì thành công mỹ mản. Mấy anh ký giả kịch trường, các fan của Thanh Việt và bà con lối xóm coi quay phim vỗ tay rân lên. Tôi bỗng nghe Thanh Việt la lên sau chòm cây : “Cứu… Trời ơi ! Cứu tôi ! Kẹt…Kẹt rồi…” Tôi và Lê Hoàng Hoa chạy đến thì thấy các anh lính xe cứu hỏa đang rồ máy cho cái trục dây cable thép của xe cứu hỏa tháo ra, quấn vô, nới lõng dây thép móc áo bay của Thanh Việt để cho anh ta bước xuống đất.
Nhưng dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương nhỏ sợi, dây cable của xe cứu hỏa lớn hơn nên dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương bị kẹt lại, không tháo ra được, thành ra Thanh Việt ngồi đu đưa trên trời, anh sợ quá và mắc tiểu nên tè đại trong quần.
Các anh lính cứu hỏa tiếp tục rồ máy cuốn vô, tháo ra để gỡ dây cable đang kẹt, tôi vội ngăn lại : «Đề nghị các anh ngừng quây cái trục đó nếu còn quây tới quây lui, nó nghiến đứt dây thép nhỏ thì Thanh Việt sẽ rớt xuống như trái mít rụng. Xin các anh nghiêng cho thang máy xuống nằm ngang tầm với chiếc xe, chân Thanh Việt đụng đất, tôi tháo cái móc bay nơi áo giáp của Thanh Việt để giải thoát anh ta khỏi sợi giây cable, sau đó các anh tìm cách gở giây cable nhỏ sau”.
Thanh Việt nói với tôi và Lê Hoàng Hoa “Nói thiệt với hai ông thầy, bị con vợ tôi nó bịnh sản hậu, tôi lo tiền thuốc thang cho nó không đủ nên phải liều mạng nhận thâu hình cái séquence bay này, chớ nói thiệt, bay khơi khơi trên trời, sợ là té đái… Tôi đái trong quần khi dây bay rút tôi vọt mạnh lên trời, tới chừng kẹt dây bay, treo tòng teng quá lâu, lại sợ… tè tè trong quần nữa đó”.
Tôi cười: “Có bảo đảm an toàn nên mời quay đoạn phim này, Thanh Việt đã từng nhảy từ nóc lầu nhà máy giấy Cogido cao hơn năm thước xuống một đống thùng giấy carton khi quay phim Con Ma Nhà Họ Hứa. Lần này có mặc áo bay, móc dây bay, có gì mà sợ ?”
– Thì lần đó cũng cần tiền… một mình tui làm, nuôi năm bảy người… bán mạng đổi miếng cơm!
– Ông có đánh bài, binh xập xám hông? Chớ bà con khán giả người ta đãi ông ăn nhậu hoài, có tốn kém gì đâu mà nói bán mạng kiếm cơm”.
Thấy Lê Hoàng Hoa nói vậy, Thanh Việt chấp tay xá xá rồi bỏ đi nhanh.
Thanh Việt hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, sau đó hát cho đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Việt Nam của bầu Thu và là Thượng sĩ trong Tiểu đoàn 42 Chiến Tranh Chính Trị do Thiếu tá Sinh làm Tiểu đoàn trưởng.
Sau Tết Mậu thân 1968, nhiều nghệ sĩ gia nhập quân đội như Thành Được, Hùng Cường, Thanh Tú, Diệp Lang, Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn… không hiểu bằng cách nào các anh vẫn có mặt hát hằng đêm ở các đại ban cải lương ở Saigon và vẫn thường thu hình đài truyền hình hay đóng phim của các hãng Mỹ Vân, Việt Ảnh, Alpha và hãng phim Dạ Lý Hương.
Sau năm 1975, các anh Phi Thoàn, Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài về miền Tây núp bóng trong các đoàn Văn công của tỉnh Cần Thơ, sau đó Thanh Việt hát cho đoàn hát ở Huyện Cầu Ngang. Dù hát cho Văn Công hay đoàn cải lương tỉnh, số lương quy định cho diễn viên hạng A là 10 đồng một suất hát, Thanh Việt không đủ sống, làm sao nuôi vợ con? Vợ anh dẫn các con đi vượt biên, bị chết ngoài biển khơi. Thanh Việt hát chọc cho người khác cười nhưng đêm về nhớ vợ nhớ con, nhớ hoàn cảnh bi đát của mình, anh khóc thầm thâu đêm.
Tuy được khán giả nông thôn thương mến, thường tổ chức những bữa ăn ngon, có rượu giúp anh giải sầu nhưng uống rượu cho đến say té bờ té bụi chớ làm sao mà anh quên được cảnh tan nhà nát cửa, vợ con chết mất xác, bản thân anh lâm vào hoàn cảnh bế tắc.
Thêm nữa anh biết anh bị đau gan, không tiền thuốc thang chữa trị. Công ty điện ảnh trực thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố ở đường Thi Sách Saigon đang thu hình một vidéo hài. Tình cờ đoàn quay phim biết có Thanh Việt ở Hậu Giang nên họ mời Thanh Việt thủ một vai nông dân cởi bò ra ruộng. Vì cần tiền để thuốc thang trị bịnh đau gan, Thanh Việt nhận đóng tiểu phẩm hài đó.
Đạo diễn bảo Thanh Việt cởi bò ra ruộng, gặp một đứa trẻ chăn trâu, nó lấy roi quất vô mông con bò. Con bò giựt mình nên nhảy lồng lên. Thanh Việt bất ngờ, bị quăng té nhào xuống đất, bụng bị cấn vào một cục đá trên bờ đê, ngất xỉu. Thanh Việt được đưa vào Bệnh viện Cần Thơ, anh qua đời trước sự tiếc thương của bao khán giả và đồng nghiệp.
Thanh Việt chết vì tai nạn nghề nghiệp, không được bồi thường. Ngay khi quay phim một pha nguy hiểm, đạo diễn không hề nghĩ đến biện pháp bảo vệ an toàn cho diễn viên. Khi tai nạn chết người xảy ra, đạo diễn hay những người có trách nhiệm thực hiện đoạn phim đó vẫn không hề tỏ ra có trách nhiệm gì đối với người đã tử nạn hay đối với gia đình của nạn nhân.
Nghệ sĩ Thanh Việt chuyên mang nụ cười đến cho khán giả. Riêng phần anh, trước 1975, Thanh Việt đúng là có một cuộc sống huy hoàng, đi đóng phim dù gặp những cảnh nguy hiểm, anh được chủ hãng phim, đạo diễn, những chuyên viên kỹ thuật bảo vệ an toàn tối đa.
Nguyễn Phương