CỤ ÔNG 111 TUỔI CHIA SẺ 5 ĐIỀU ĐỂ SỐNG THỌ...
Cụ
Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật
lần thứ 111. Có thể nói rằng một đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của
người khác.
Trước
năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và
nhà tiền tệ học. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ
học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra “Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta
thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ”.
Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn đó là nhà vật lý học lỗi lạc thế giới
Albert Einstein đã từng gặp cụ hai lần.
Cụ Chu Hữu Quang, 111 tuổi.
Nếu
so về thành tựu một đời thì số tuổi 111 của cụ mới khiến mọi người bất
ngờ hơn. Sau năm 100 tuổi, cụ còn viết sách, xuất bản sách, bây giờ dù
đã 111 tuổi nhưng cụ vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không
hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt. Nói đến việc sống thọ, cụ
đã tổng kết ra 5 bí quyết sau:
1. Con người ta không chết vì đói mà chết vì ăn, tôi không ăn đồ bổ.
Tôi
không ăn đồ bổ, những thứ bổ dưỡng mà người ta tặng tôi cũng không ăn.
Trước đây tôi làm việc ở ngân hàng, có rất nhiều người mời mọc, có vài
người cố mà ăn, nhưng tôi thì không ăn lung tung như thế. Còn nhớ trước
đây tôi có một bác sĩ cố vấn ở Thượng Hải, ông ấy bảo tôi rằng đa số
chúng ta không chết vì đói mà chết vì ăn, ăn những thứ bậy bạ không tốt
cho sức khỏe, trên bàn tiệc có rất nhiều thứ ăn vào rồi thì nên nôn ra.
Tục
ngữ có câu “bệnh từ miệng mà ra”, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu
đường, chẳng phải bệnh nào cũng do ăn uống mà ra hay sao? Cơ thể không
cần còn cố mà ăn thì sẽ hại ngược lại cơ thể. Ăn uống phải điều độ, đa
số người ta không chết vì đói mà chỉ có ăn mà chuốc lấy bệnh. Trong việc
ăn uống, không nên ăn quá nhiều món mặn, đừng ăn thịt thà dầu mỡ nhiều,
chủ yếu nên ăn bốn loại đó là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Thế
nhưng sữa và trứng gà cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày một quả
trứng gà, sáng và chiều đều uống một ly hồng trà.
2. Nhẹ lòng thì sống lâu, gặp phải chuyện gì tôi cũng không tức giận.
Tôi
xem mọi thứ của cải, vật ngoại thân rất nhẹ nhàng. Nhà Phật có câu,
người coi trọng vật ngoại thân quá nặng nề thì tinh thần của người đó sẽ
càng khổ sở. Rất nhiều năm trước tôi mắc chứng mất ngủ, ngủ không ngon.
Đến thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, tôi bị đưa về nông thôn, vừa khỏe ra
lại chữa được bệnh mất ngủ, cho đến bây giờ tôi cũng không bị mất ngủ
nữa. Vì thế tôi và bà nhà đều tin một câu: “Tái ông thất mã, yên tri phi
phúc” (Nghĩa bóng: Họa phúc ở đời khó mà lường trước được). Gặp phải bất cứ việc gì không thuận lợi cũng đừng thất vọng, đừng tức giận.
Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Chu vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt.
Có hai câu mà tôi thường hay nói: “Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ” (Gặp phải những việc ngoài dự liệu cũng đừng hoảng loạn, đừng tức giận vì những việc vô duyên vô cớ).
Đây là danh ngôn triết lý của cổ nhân, rất có lý lẽ. Quý Tiện Lâm từng
viết trong quyển “Ngưu Bàng tạp ức”, dù có bị buộc tội, đừng tức giận,
đừng hoảng loạn. Đây là một thử thách sự kiềm chế và công phu của chúng
ta. Muốn sống thọ thì phải biết kiềm chế, đừng để lỗi lầm của người khác
trừng phạt chính mình.
3. Sống càng giản dị càng tốt!
Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ có ngủ, ăn, đọc sách, viết lách. Mỗi tháng tôi đăng một bài viết lên báo.
Về
việc ăn uống, chủ yếu tôi ăn bốn thứ là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu
hũ. Quần áo mặc cũng đơn giản, những thứ quần áo đẹp đẽ người ta tặng
thì chẳng có dịp để mặc, bởi vì không hay ra ngoài, mà mặc vào thì cũng
thấy không hợp. Tôi cũng ít đi du lịch, chỉ ở nhà viết lách, uống trà,
đọc sách, tu thân dưỡng tính.
Trước
đây, người ta thường cho rằng, một người không thể sống thọ nếu khi còn
trẻ sức khỏe không được tốt. Lúc tôi còn trẻ từng bị lao phổi, bị chứng
trầm cảm. Khi kết hôn thì mẹ tôi bí mật tìm một vị thầy bói xem tướng
số cho tôi, nói rằng hai vợ chồng tôi chỉ sống được đến 35 tuổi, chúng
tôi liền cười cười. Tôi thấy rằng ông thầy bói không nói sai đâu, chỉ là
chúng tôi đã tự cải biến số mạng của chính mình thôi.
Cuộc
sống của chúng tôi khá là giản dị, có quy củ, không ăn lung tung, không
hút thuốc, không uống rượu, có uống thì cũng chỉ uống chút bia. Trước
đây có khách thì chúng tôi phải mời thuốc, mua rất nhiều nhưng đều chỉ
mời khách hút, chúng tôi thì không. Chúng tôi muốn sống có quy củ, đầu
phải suy nghĩ nhẹ nhàng, gặp phải nhiều việc khó khăn, cứ nghĩ thoáng gì
sẽ không có vấn đề gì nữa.
4. Cho đến già tôi vẫn luôn kiên trì “3 không”
Một là không lập di chúc, hai là không mừng sinh nhật, ba là không ăn Tết.
Không lập di chúc – gia đình hòa thuận,
không mừng sinh nhật – quên đi số tuổi,
không tổ chức ăn Tết – cuộc sống thanh đạm.
Cuộc sống hằng ngày càng giản dị càng tốt, nhu cầu trong cuộc sống cũng càng ít càng tốt.
Ảnh gia đình cụ Chu.
5. Đời sống vợ chồng phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”
Lúc
vợ tôi Trương Doãn Hòa (93 tuổi) còn sống, sáng trưa chiều chúng tôi
đều uống trà cùng nhau. Tôi thích uống cà phê còn bà ấy thích uống trà
xanh, cùng nâng chén cung kính. Quan điểm của chúng tôi là cuộc sống vợ
chồng chẳng những phải có yêu thương mà còn phải kính trọng nhau, “coi
nhau như khách”.
Khi
uống trà và cà phê, cả nhà cùng nâng ly, chỉ một động tác nhỏ này thôi
nhưng chúng tôi đã kiên trì thực hiện cả đời. Tuy chỉ là một việc nhỏ
nhặt nhưng lại rất có ích, có thể tăng niềm vui trong cuộc sống gia
đình, giúp cho gia đình ổn định hơn. Giữa vợ chồng cần phải tôn trọng
lẫn nhau, đây là do người xưa truyền lại, rất đáng học tập. Vợ chồng là
những người sống cùng nhau lâu nhất, mỗi ngày phải vui vẻ thì cả thể xác
và tâm hồn mới khỏe mạnh được. Ngược lại, ngày ngày cãi nhau, đánh
nhau, chẳng những không ai vui vẻ được mà còn gây tổn hại đến sức khỏe.
Cụ Chu Hữu Quang và vợ Trương Doãn Hòa.
Trên
đời có rất nhiều chuyện không thuận lợi, nếu nhịn được thì nhịn một
chút không có gì là to tát cả. Làm người thì phải nghĩ thoáng, đừng tức
giận, trong gia đình có rất nhiều chuyện đều chỉ là những việc nhỏ nhặt.