Monday 12 August 2019

5 TÁC HẠI NGỦ NGAY SAU KHI ĂN TRƯA


5 TÁC HẠI NGỦ NGAY SAU KHI ĂN TRƯA


Nhiều người có công việc bận rộn nên thường có ít thời gian nghỉ trưa. Do đó, họ thường có thói quen tranh thủ ngủ ngay sau khi vừa ăn trưa xong. Tuy nhiên, thói quen này vô tình lại gây hại rất lớn đến sức khoẻ của bạn.

Phải công nhận một điều rằng, giấc ngủ trưa rất tốt bởi nó giúp chúng ta lấy lại sức lực và tinh thần để buổi chiều làm việc hiệu quả, giúp tinh thần thoải mái hơn. Tuy nhiên ngủ ngay sau khi ăn lại gây hại rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Những tác hại đó có thể là đầy bụng, khó tiêu, hại dạ dày, gây ung thư thực quản và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusetts cho biết, bất cứ thứ gì bạn ăn trước khi đi ngủ ngay sau đó đều có thể chuyển hóa thành chất béo là quan niệm không đúng, nhưng, việc đi ngủ ngay sau khi ăn no cũng là thói quen gây ra những nguy hại khôn lường với sức khỏe.

Khi ngủ, cơ thể sẽ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, lúc đó cơ quan tiêu hóa sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong bữa ăn cuối ngày. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau từ khó tiêu, ợ nóng, mất ngủ cho đến gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Thế nên, ngủ ngay sau khi ăn trưa sẽ gây ra 5 tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như sau:

1. Tăng nguy cơ gây đột quỵ
Theo chuyên gia cho biết, do chứng trào ngược axit có liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ nên dễ gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, đi ngủ ngay sau khi ăn thì hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn nên làm ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp, đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Theo đó, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 500 người, trong đó có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp, kết quả cho thấy, những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài có nguy cơ đột quỵ thấp nhất.

2. Trào ngược axit, gây chứng ợ nóng, ợ chua
Khi dạ dày bị tổn thương, axit không được tiết ra đúng mức để tiêu hóa thức ăn, chức năng co bóp và tiêu hóa đều giảm. Thức ăn không được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày, thúc lên van ngăn cách dạ dày với thực quản, làm chiếc “van” này mở ra khiến dịch tiêu hóa và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Triệu chứng này khiến bạn khó chịu, khiến ngủ không ngon giấc, thậm chí khiến hơi thở có mùi hôi

3. Hại dạ dày
Ngủ sau khi ăn rất có hại cho dạ dày. Bởi sau khi bạn ăn, máu cần dồn về dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Khi bạn ngủ sẽ khiến hoạt động đẩy máu về dạ dày bị ngưng trệ, máu không đủ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, làm vi khuẩn tấn công và gây ra những bệnh về dạ dày, đường ruột.
Dễ thấy nhất là hiện tượng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đầy bụng, khó tiêu…

4. Gây viêm thậm chí ung thư thực quản
Bình thường axit sẽ được sản sinh trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi vừa ăn xong bạn đã ngủ ngay khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngước lên ống thực quản, khiến ngực nóng rát, tác động vào vào niêm mạc thực quản gây viêm loét, dần dần biến chứng có thể gây ung thư thực quản.
Có thể nói, ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

5. Hại tim
Sau khi ăn, dạ dày bạn căng to. Nếu đi nằm ngay lúc này sẽ khiến dạ dày to và nặng đó đè lên cơ hoành, chèn ép và cản trở hoạt động của cơ tim. Lâu ngày, tim hoạt động không hiệu quả và sẽ sinh bệnh.

Có nên ngủ trưa sau ăn và sau ăn bao lâu ngủ trưa là tốt nhất?

1. Có nên ngủ trưa sau ăn?
Theo bác sĩ, “Không ngủ buổi trưa, làm hỏng buổi chiều” ý nói giấc ngủ buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Do đó, hãy cố gắng chợp mắt một lúc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp buổi chiều hoạt động hiệu quả.
Hơn nữa, thời gian ngủ trưa thích hợp cũng chỉ nên dưới 30 phút. Ngủ nhiều có thể khiến cơ thể bạn ở trạng thái uể oải, thiếu năng lượng.
Bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngủ sau, sao cho phù hợp với khoảng thời gian nghỉ trưa, cũng như bữa trưa của mình:
Chợp mắt 2 – 5 phút: Chỉ cần để mắt, cơ thể và tinh thần nghỉ ngơi trong vài phút, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Chợp mắt 10 – 20 giây: Nếu không có thời gian, thậm chí bạn chỉ cần chợp mắt 10 – 20 giây, nhắm mắt lại, thư giãn tâm trí, cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì. Chỉ cần như vậy, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng mệt mỏi, hồi phục tinh thần.
Ngủ trưa 20 – 30 phút: Đây là khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất để hỗ trợ chăm sóc gan, đủ để gan nhận lại những lợi ích điều hòa và lấy lại sự cân bằng.
Sau khi ăn trưa, máu trong cơ thể tập trung vào đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn xong phải đi bộ hay vận động, lượng máu tiếp tục phải di chuyển đến tay và chân dẫn đến không còn đủ máu để cung cấp vào gan, từ đó dẫn đến quá trình trao đổi chất trong gan bị ảnh hưởng.

2. Sau ăn bao lâu thì đi ngủ là tốt nhất?
Vậy câu hỏi đặt ra là, bạn nên chờ bao lâu sau khi ăn thì mới nên đi ngủ, đây chính là câu trả lời cho bạn.
– Thời gian tốt nhất là sau khi ăn 30 phút bạn mới nên đi nằm ngủ trưa
– Nếu không có nhiều thời gian cho bữa trưa và nghỉ ngơi, bạn hãy cố gắng sau ăn 15 phút mới được đi nằm ngủ trưa.
– Không ăn những thực phẩm chiên xào nhiều chất béo vì những thực phẩm này cần nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa hết được.
– Hãy nhớ: Nhai thật kỹ khi ăn cũng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
– Để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn bạn đừng ngồi một chỗ mà hãy đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.

Kỳ thực, những thói quen mặc dù nhỏ trong cuộc sống nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, hãy thay đổi từ những việc đơn giản để có cho mình một lối sống khỏe mạnh ngay từ hôm nay bạn nhé!