Con nước ngấp nghé tràn đồng - mùa nước nổi lại về,
mọi vật tưởng chừng như chìm đắm trong vùng nước. Trên những cánh đồng
cây lúa dường như cũng trở nên bất lực trước sự mênh mông quá đỗi, thế
nhưng vẫn có 1 loài cây phát triển và sinh trưởng tốt cho đời vị ngọt
bùi đó chính là cây ấu.
Mùa ấu không kéo dài như những loại củ, quả khác. Nó bắt đầu vào
đúng khi tiết trời đậm sắc thu nhất. Ai rảnh rỗi thì mua củ ấu còn sống
về luộc chín, người bận rộn thì mua củ ấu đã được luộc sẵn về ăn.
Củ ấu có một vị ngọt bùi rất đặc trưng và một hình dáng cũng thật đặc biệt. Luộc củ ấu cũng như luộc khoai, phải biết cách luộc thì củ ấu ăn mới ngon ngọt. Nếu luộc không kỹ khi ăn sẽ bị sượng, luộc kỹ quá thì bị nhão, khi ăn sẽ nhạt nhẽo và mất hết vị ngọt thơm của ấu.
Người ta thường ăn ấu bằng cách dùng răng cắn hoặc dùng dao để tách. Củ ấu già có vị bùi bùi, ăn một củ là muốn ăn thêm nữa. Thi thoảng, khi cắn phải củ ấu non, ruột ấu phụt ra thành một dòng nhựa trắng, sệt sệt như kem.
Ấu không phải thứ ăn để no, mà ăn để thưởng thức. Ăn chậm rãi, với tâm trạng thanh thản mới thấy được hết vẻ tinh túy của hương vị đất trời. Vỏ ấu vẻ ngoài đen nhưng bên trong lại trắng ngần thơm thảo.
Ấu cũng giống như những người nông dân lam lũ, vẻ bề ngoài khắc khổ nhưng trong lòng lại rất thuần hậu và chất phác. Cũng chính vì thế mà mẹ hay dạy chúng tôi, đừng đánh giá chuyện gì hay đánh giá một người nào qua vẻ bề ngoài, cũng như củ ấu bên ngoài thì xù xì xấu xí nhưng bên trong chứa đựng những tinh túy ngọt bùi.
Còn nhớ mỗi khi đến vụ mùa thu hoạch, những trái ấu đầu mùa ngọt lịm sẽ để dùng để đãi khi nhà có khách. Đó như là những tình cảm của người miền Tây vì mến khách nên luôn mong muốn mọi người được thưởng thức cái vị của quê hương mình.
Còn
với trẻ con vùng đất ấu như chúng tôi mùa ấu đến thì ngày nào cũng được
ăn ấu, nào là ấu luộc, ấu nấu canh, ấu nấu chè. Cứ mỗi độ thu hoạch ấu
xong cả lũ lại tụ họp quay quần bên nhau bàn luận mùa ấu đã qua và cũng
chế biến những món ăn từ trái ấu, cái nào ngon - cái nào dở.
Ngoài mê hương vị ngọt ngọt, bùi bùi đặc trưng, trẻ con còn mê những trò chơi từ củ ấu. Đám con gái thì cắt đôi củ ấu rồi móc vào các ngón tay làm thành những bàn tay của "hồ ly tinh" trong bộ phim Tây du ký mà rượt nhau chạy khắp xóm, la ó chí chóe. Bọn con trai thì dùng tăm khoét lỗ làm thành sáo rồi ngồi vắt vẻo trên cành cây trứng cá thổi ngân nga…
Củ ấu thân thuộc đến mức chuỗi ngày lớn lên của trẻ con luôn gắn liền với hương vị và những trò chơi từ củ ấu. Chiều chiều cả xóm lại vang lên tiếng sáo từ củ ấu thân thuộc. Chợ quê mùa ấu đông vui hẳn. Người ta xúm xít chọn bên những thúng ấu còn tươi nguyên văng vẳng từ xa tiếng rao từ đường quốc lộ vọng về:
Cây ấu mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây, vừa là món ăn vừa là nguồn thu nhập của dân nghèo.
Củ ấu trông như đầu con trâu, tuy xấu xí nhưng vị bên trong lại bùi bùi, vừa miệng.
Củ ấu có một vị ngọt bùi rất đặc trưng và một hình dáng cũng thật đặc biệt. Luộc củ ấu cũng như luộc khoai, phải biết cách luộc thì củ ấu ăn mới ngon ngọt. Nếu luộc không kỹ khi ăn sẽ bị sượng, luộc kỹ quá thì bị nhão, khi ăn sẽ nhạt nhẽo và mất hết vị ngọt thơm của ấu.
Người ta thường ăn ấu bằng cách dùng răng cắn hoặc dùng dao để tách. Củ ấu già có vị bùi bùi, ăn một củ là muốn ăn thêm nữa. Thi thoảng, khi cắn phải củ ấu non, ruột ấu phụt ra thành một dòng nhựa trắng, sệt sệt như kem.
Tuy dân dã nhưng lạ miệng, đây là thức quà quê mỗi năm chỉ có 1 lần.
Ấu không phải thứ ăn để no, mà ăn để thưởng thức. Ăn chậm rãi, với tâm trạng thanh thản mới thấy được hết vẻ tinh túy của hương vị đất trời. Vỏ ấu vẻ ngoài đen nhưng bên trong lại trắng ngần thơm thảo.
Ấu cũng giống như những người nông dân lam lũ, vẻ bề ngoài khắc khổ nhưng trong lòng lại rất thuần hậu và chất phác. Cũng chính vì thế mà mẹ hay dạy chúng tôi, đừng đánh giá chuyện gì hay đánh giá một người nào qua vẻ bề ngoài, cũng như củ ấu bên ngoài thì xù xì xấu xí nhưng bên trong chứa đựng những tinh túy ngọt bùi.
Tuy xấu xí nhưng ngọt bùi như tấm lòng người miền Tây.
Còn nhớ mỗi khi đến vụ mùa thu hoạch, những trái ấu đầu mùa ngọt lịm sẽ để dùng để đãi khi nhà có khách. Đó như là những tình cảm của người miền Tây vì mến khách nên luôn mong muốn mọi người được thưởng thức cái vị của quê hương mình.
Củ ấu đầu mùa được dùng làm quà đãi khách đường xa.
Trò chơi lũ trẻ miền đất ấu không ai không biết.
Ngoài mê hương vị ngọt ngọt, bùi bùi đặc trưng, trẻ con còn mê những trò chơi từ củ ấu. Đám con gái thì cắt đôi củ ấu rồi móc vào các ngón tay làm thành những bàn tay của "hồ ly tinh" trong bộ phim Tây du ký mà rượt nhau chạy khắp xóm, la ó chí chóe. Bọn con trai thì dùng tăm khoét lỗ làm thành sáo rồi ngồi vắt vẻo trên cành cây trứng cá thổi ngân nga…
Củ ấu là món ăn, là kế sinh nhai nhưng cũng là tuổi thơ của nhiều người.
Củ ấu thân thuộc đến mức chuỗi ngày lớn lên của trẻ con luôn gắn liền với hương vị và những trò chơi từ củ ấu. Chiều chiều cả xóm lại vang lên tiếng sáo từ củ ấu thân thuộc. Chợ quê mùa ấu đông vui hẳn. Người ta xúm xít chọn bên những thúng ấu còn tươi nguyên văng vẳng từ xa tiếng rao từ đường quốc lộ vọng về:
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi