Friday, 21 February 2020

TỊNH THÂN - QUÁ TRÌNH ĐAU ĐỚN TỰA ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN...


TỊNH THÂN - QUÁ TRÌNH ĐAU ĐỚN TỰA ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN...

Thái giám - gọi là hoạn quan, công công, tự nhân... là những nam nhân được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Nhưng tất nhiên để được làm việc trong cấm cung không phải là chuyện đơn giản, mà họ buộc phải "tịnh thân" - quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục đau đớn được mô tả tựa như "địa ngục".

Tại sao phải là thái giám mới được vào cung?
Theo lịch sử Trung Hoa, hoạn quan đã xuất hiện từ thời Tây Chu - tức từ hơn 1000 năm TCN. Tuy nhiên giai đoạn này, nam nhân hầu hạ trong cung đình không bắt buộc phải tịnh thân. 
Mãi đến đời nhà Tân (năm 221 TCN), nam giới muốn phục vụ trong cung đình mới chính thức bị bắt buộc trở thành thái giám.


Tịnh thân - quá trình đớn đau tựa địa ngục của hoạn quan Trung Quốc thời xưa - Ảnh 1.

Tại sao ư? Vì dù ở thời kỳ nào, số lượng cung tần mỹ nữ ở trong cung đều lớn - còn vua thì chỉ có một, sao mà đủ để đáp ứng hết. 
Nếu để nam giới tự do đi lại trong cung đình sẽ rất dễ xảy ra quan hệ bất chính. Vì vậy, biến đàn ông thành thái giám là một giải pháp tuyệt vời vào thời kỳ này.

Quá trình đau đớn tựa địa ngục
Cách để biến một người đàn ông trở thành... bất lực trong cung đình Trung Quốc xưa cũng chưa thực sự thống nhất, nhưng nhìn chung tất cả đều cực kỳ đau đớn.
Hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng, việc "tịnh thân" này sẽ đơn giản, dễ dàng như việc loại bỏ 2 tinh hoàn ở chú mèo đực nhà mình. Tuy nhiên chuyện ở thời xưa thì không như vậy. 
Cách xử lý phổ biến nhất và cũng đau đớn nhất thời kỳ này là... cắt cả, tức là loại bỏ toàn bộ dương vật, tinh hoàn, bìu... không chừa lại thứ gì.
Các đao phủ (gọi là tịnh sư) thuộc "Nội vụ phủ" trong cung hoặc "Cơ sở tịnh thân" ngoài cung sẽ là những người sẽ bao thầu quá trình này. 
Thời đó, tịnh thân sư là một nghề kiếm bộn tiền. Bởi lẽ tỉ lệ tử vong cao nên ai muốn "tịnh thân" đều phải lựa người có tay nghề kỹ thuật chuẩn xác. 
Tùy theo mức giá do thân chủ đưa ra, tịnh thân sư sẽ có các phương pháp đảm bảo mạng sống cho họ, hoặc chỉ cần cắt và mặc kệ sống chết.
Quá trình hoạn cũng thật công phu và tỉ mỉ. Cần lưu ý rằng, không phải lúc nào cũng hoạn được mà phải chọn ngày thời tiết khí hậu ôn hòa, không ruồi muỗi vì y học thời này còn kém, chưa có thuốc sát trùng hiệu quả. 
Trước đó, người tịnh thân cũng được nhốt vào một căn phòng kín gió, không được ăn uống gì để làm sạch chất thải trong bụng.


Tịnh thân - quá trình đớn đau tựa địa ngục của hoạn quan Trung Quốc thời xưa - Ảnh 2.
Giai đoạn đầu tiên của quá trình này được gọi là "yêm cát", sử dụng "yêm đao" có lưỡi cong làm bằng vàng và đồng để tránh nhiễm trùng.


Quá trình này sẽ gồm 3 người thực hiện: tịnh thân sư và 2 trợ lý. Người tịnh thân sẽ bị bịt kín mắt, trói chặt chân tay, đồng thời được giữ chặt bởi 2 người hỗ trợ tịnh sư, nhằm tránh trường hợp khổ chủ vì quá đau mà giãy giụa, khiến máu chảy không cầm được và mất mạng. 
Vào đời nhà Thanh, người tịnh thân còn bị dùng gậy trúc đánh vào phần thân dưới cho mất cảm giác, đồng thời nhét trứng luộc bóc vỏ hoặc giẻ vào miệng để tránh việc đau quá mà cắn phải lưỡi.


Tịnh thân - quá trình đớn đau tựa địa ngục của hoạn quan Trung Quốc thời xưa - Ảnh 3.

Tiếp đến, bộ phận sinh dục của người tịnh thân sẽ được rửa và ngâm trong canh ớt. Tiếp sau đó, tịnh sư sẽ cầm tất tật mọi thứ: dương vật, bìu... gọn lỏn trong tay trái, và rồi tất cả sẽ biến mất chỉ sau một nhát dao "phực" thật ngọt. 
Cuối cùng, đao phủ sẽ dùng nút đúc bằng sáp trắng, ấn vào nơi trước kia là niềm tự hào của các nam nhân rồi băng bó lại.


Tịnh thân - quá trình đớn đau tựa địa ngục của hoạn quan Trung Quốc thời xưa - Ảnh 4.

Trong vòng 3 ngày, người tịnh thân sẽ không được ăn uống gì để tránh nhiễm trùng. Hết khoảng thời gian này sẽ tháo băng, và nếu thái giám đi tiểu bình thường được tức là đã "hoạn" thành công. 
Còn không, tức là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín, và người này chỉ còn nước chờ chết.
Theo như một hoạn quan miêu tả lại đây là giai đoạn đau đớn nhất cuộc đời. Việc đi lại được sau quá trình này đã là cả một sự may mắn, vì nhiều người đã nằm xuống vĩnh viễn vì nhiễm trùng quá nặng. 
Theo lịch sử ghi lại, có đến 20% thái giám không thể vượt qua "địa ngục" đầy khổ đau này trước khi nhìn thấy lầu son gác tía chốn cung đình.

Yêm cát thư (Giấy chứng nhận đã bị thiến)

Đau và nguy hiểm như thế thì vì sao phải bất chấp chịu khổ?
Nhiều người trở thành thái giám do bị trừng phạt, bị cống nạp, thậm chí bị bắt cóc lừa bán. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó là tự nguyện.
Tại sao ư? Vì phần đông thái giám đều xuất thân trong gia đình nghèo khó. Trong khi đó, trở thành thái giám trong cung ít nhất sẽ được đảm bảo chỗ ăn ở, một cuộc sống tương đối đầy đủ, lại có tiền cầm về cho gia đình. 
Chính vì thế, nhiều người đã nhắm mắt đưa... bảo bối cho các tịnh sư. Hơn nữa, do cái giá phải trả để tịnh thân không hề rẻ nên hầu hết phải xin trả dần từng năm sau khi nhập cung.
Ngoài ra, cũng cần biết rằng thái giám tuy chỉ là quan nội thị, không có quyền can dự chính sự, nhưng lại có thể có uy quyền cực lớn. 
Do là người gần nhất với hoàng đế hoặc các hoàng hậu, hoàng thái hậu, nên chỉ cần được tin dùng, các hoạn quan hoàn toàn có khả năng lộng quyền, thậm chí phế lập hoàng đế cũng không phải là chuyện quá khó.


Tịnh thân - quá trình đớn đau tựa địa ngục của hoạn quan Trung Quốc thời xưa - Ảnh 5.
Lý Liên Anh - một trong những thái giám quyền lực bậc nhất lịch sử Trung Hoa

Có thể lấy ví dụ về trường hợp của thái giám Lý Liên Anh đời nhà Thanh - người thân cận nhất của Từ Hy Thái Hậu. Theo sử sách ghi lại, vua Hàm Phong biết trước rằng sau này Từ Hy sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi. 
Nhưng Lý Liên Anh đã hủy di chúc này, giúp đỡ Từ Hy đưa Đồng Trị lên ngôi, rồi trở thành một thái giám quyền lực bậc nhất lịch sử Trung Hoa.


Nỗi nhục nhã và chịu sự khinh rẻ của kiếp đời Thái giám
Không chỉ phải chịu đựng những đau đớn về thể xác, mà sau khi đã vượt qua cửa tử, trở thành Thái giám, những người “đàn ông lỡ dở” này cũng phải sống một đời sống tinh thần tủi nhục. Mặc dù họ được hưởng đầy đủ, sung sướng về mặt vật chất nhưng lại thiếu thốn, khổ đau về tình cảm. Đặc biệt là với những người bất đắc dĩ phải đi theo nghề này.
Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vì vậy, họ níu vào chùa để nương nhờ hương khói mai sau và đã có những thời, thái giám trở thành một tầng lớp cách biệt.
Về phần ngoại mạo, người đã bị yêm cát thay đổi rất nhiều, trở nên có nhiều nữ tính, không mọc râu, không lộ hầu, ngực nhô lên, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu, da dẻ cũng nhẵn nhụi hơn trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông. Vì hạ thể nở nang (đùi và chân to ra) nên thái giám thường đi chân chữ bát, bước ngắn mà nhanh. Thái giám cũng dễ trở nên phì nộn, mặc dầu da thịt thường nhão nhoẹt nhưng đến già lại teo đi nên những người có tuổi da dẻ lại nhăn nheo hơn bình thường khiến thái giám bốn mươi tuổi trông già như người già tám mươi.
Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, âm nang, âm hành của họ được gọi dưới cái tên bảo cụ sẽ được dùng những kỹ thuật riêng để bảo tồn và coi như một món đồ quý, giữ gìn rất cẩn thận. Trước hết bảo cụ được tẩm vôi bột để cho khỏi thối và làm sạch để cho được khô ráo, sau đó dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi mới đem ướp trong hương liệu để cho dầu thấm vào, đặt trong bao bằng lụa, cất trong hộp gỗ rồi hàn kín lại. Người ta chọn ngày lành tháng tốt cung kính đưa chiếc hộp đó đến từ đường họ người bị thiến, cung kính treo chiếc hộp đó trên xà nhà. Sau đó mỗi năm, họ lại rút cái hộp đó lên cao thêm một chút, ý chúc tụng cho người bị yêm hoạn phục vụ trong triều đình được thăng quan tiến chức.
Việc gìn giữ "bảo cụ" có hai lý do:
- Thứ nhất, mỗi khi được thăng thưởng thái giám phục vụ trong cung đình đều phải trình cho thượng quan xem của quý để chứng minh rằng quả thực mình đã được tĩnh thân (nghiệm bảo).
- Thứ hai, là khi người đó chết đi, lúc tẩm liệm người ta sẽ hạ phần thân thể bị cắt ra còn đang treo trên xà nhà xuống may cho dính lại chỗ cũ, còn tờ tự nguyện yêm cát thư (đơn tình nguyện xin cắt bỏ bộ phận sinh dục) sẽ được đốt trước linh sàng để người chết được khôi phục nguyên trạng ngõ hầu dưới cửu tuyền còn mặt mũi mà nhìn lại cha mẹ tổ tiên và nếu có đầu thai thì kiếp sau cũng được toàn vẹn thân thể.


Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, âm nang, âm hành của họ được gọi dưới cái tên bảo cụ sẽ được dùng những kỹ thuật riêng để bảo tồn và coi như một món đồ quý, giữ gìn rất cẩn thận. 
Chính thủ tục này cũng gây nên nhiều chuyện trớ trêu, hoặc đao tử tượng giữ bảo cụ làm của riêng để sau này bán lại hoặc cho thuê những ai muốn thăng quan nhưng lại không giữ được món đồ của mình vì bị thất lạc hay bị kẻ gian ăn cắp mất. Mỗi khi có biến loạn ở kinh thành, nhiều thái giám đã hoảng hốt chạy đi tìm cái bảo cụ của mình, có khi tranh cướp nhau để mong được chết toàn thây.
Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế diễu. Trong một xã hội còn kém văn minh, những người bất hạnh vì cơ thể bị khuyết tật không được xã hội ưu đãi mà thường bị ngược đãi.