Tuesday, 18 February 2020

TOP 4 CHUYỆN CƯỜI NHÂN GIAN CHÂM BIẾM


TOP 4 CHUYỆN CƯỜI NHÂN GIAN CHÂM BIẾM


Thể loại truyện cười dân gian châm biếm là đề tài luôn được giới sĩ tử trí thức thời xưa yêu thích. Thông qua những câu chuyện đó tác giả muốn lên án hay đã kích một điều gì đó đối với những kẻ hống hách, cường quyền, áp chế dân lành mà họ không thể làm gì được.

Để thỏa lòng nỗi lòng uất ức, oán hận của mình các sĩ tử thường nghĩ ra những câu truyện cười dân gian châm biếm để kể cho nhau nghe và cười sảng khoái.

Tổng hợp những câu truyện cười dân gian châm biếm 

1.Câu chuyện thứ nhất: Tam Đại Gàn
Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng  bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
– Ông bảo: Đồng nào cũng được!
– Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?
– Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.
– Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên!
– Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.
Đây là một trong những câu truyện cười dân gian châm biếm được nhiều người tìm đọc nhất. Câu chuyện phê phán hành động tức cười của một anh thầy đồ “dốt đặc cán mai” mà lại cố tình giấu dốt.
Tuy nhiên, càng cố tình che giấu thì sự dốt nát lại càng lộ ra. Thông qua câu truyện Tam đại con gà, người dân muốn phê phán chê bai một tật xấu đối với những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây tài giỏi mặc dù bản thân không biết gì.


2.Câu chuyện thứ hai: Chả dấu gì bác
Truyện kể rằng: “Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm:
– Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
– Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.”


3.Câu chuyện thứ ba: Ba trọc
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Thông qua truyện Ba trọc, người dân muốn gửi gắm đến bạn đọc việc hãy cân nhắc trước khi nói ra. Vô tình những câu nói của bạn sẽ khiến người khác hiểu lầm và đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói cần phải suy nghĩ trước sau kẻo không may sẽ rước họa vào thân.

4.Câu chuyện thứ tư: Rao làng
Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.
Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” lại rao:
– Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nghe mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:
– Chia phần gì thế mày?
– Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
– Có nhiều không hả mày?
Xiển lễ phép đáp:
– Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.
Đây là một trong những câu truyện cười về thể loại châm biếm lên án tham lam của con người. Sự tham lam muốn chiếm đoạt tài sản của người khác làm của riêng. Bên cạnh đó, câu chuyện còn muốn phê phán tính hóng chuyện, tò mò của người khác.

Hy vọng với những câu chuyện cười dân gian châm biếm trên sẽ khiến bạn rút ra những bài học ý nghĩa.