3 NGƯỜI THẦY LỖI LẠC NHẤT CỦA ĐẤT NƯỚC VN
1. Thầy giáo Chu Văn An (1292-1370)
Ngược
dòng thời gian trở về hơn 600 năm trước
để cùng tìm hiểu về một người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng
mộ – thầy Chu Văn An, người đã có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử
Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Cả cuộc đời thầy đã “làm
thầy giỏi của một thời đại, để đạt tới thầy giỏi
của muôn đời”, dạy dỗ Vua Trần Hiển Tông và đào tạo ra những vị quan có
tài và thanh liêm cho triều đình nhà Trần.
Trong
thời gian đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy
Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền
dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam và được lưu danh là “ông tổ của đạo
Nho ở Việt Nam”. Thầy là người tài cao đức trọng, giữ chức Tư nghiệp đầu
tiên và trong một thời gian dài, cũng là
người đầu tiên được đưa vào thờ tại Văn Miếu.
Thầy
Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến
sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà (làng Huỳnh
Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Thầy nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư
cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học
rất đông.
Thầy
Chu Văn An luôn đối xử bình
đẳng và công bằng với các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học
trò bình thường ở nông thôn. Thầy cũng rất nghiêm nghị và gương mẫu.
Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm
thầy vẫn phải khép nép giữ gìn, và nếu có điều
gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này càng khiến
thầy được học trò kính mến hơn.
Thầy Chu Văn An được tôn là Vạn
thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời
Thầy
được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy
chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Trần Nguyên Đán đã đánh giá về những
đóng góp của thầy như sau: Nhờ có Chu Văn An mà “bể học xoay làn sóng,
phong tục trở lại thuần hậu”.
Sự
liêm khiết, chính trực và công
tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn
vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu
để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. Không phải chỉ 6
thế kỷ qua, mà hàng thiên niên kỷ sau, có
lẽ người ta vẫn không thôi nhớ đến người thầy vĩ đại đã dành cả cuộc
đời chở đạo, những công lao và tiếng thơm về thầy đã khắc sâu trong tâm
tưởng mỗi con dân Việt từ thủa ấu thơ.
2. Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Một
cây đại thụ tỏa rợp bóng ở thế kỷ XVI –
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn,
một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà còn là một nhà giáo vĩ
đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ.
Thầy
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời
nhà Mạc (1527-1592). Làm quan được 8 năm, năm 1542, thầy dâng sớ hạch
tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan về ở ẩn lập
Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.
Hơn
40 năm lui về Bạch Vân am dạy
học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho
đất nước. Học trò của thầy đều là những nhân tài xuất chúng, văn võ
song toàn như Phùng Khắc Khoan, Lý Hữu Khánh, Nguyễn Quyện… Danh tiếng
và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng
Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết
Giang phu tử” – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.
“Tuyết Giang phu tử” – Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri số 1 Việt Nam.
Đồn
rằng, do được truyền cho quyển “Thái ất
thần kinh” nên thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông về lý học, tướng số,
có thể tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Với những câu “sấm
truyền”, thầy được người đời suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt
Nam. Giai thoại cùng với những lời sấm tiên
tri của thầy vẫn còn được truyền tụng tận đến ngày hôm nay và ứng
nghiệm đến bất ngờ.
Lúc
sinh thời, thầy đã dùng tài lý số của mình
“cứu vãn” cho triều nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Tương
truyền rằng, lúc nhà Mạc sắp mất liền sai người đến hỏi thầy. Thầy đã
đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”.
Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại
được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3
đời.
Thầy cũng đưa ra lời sấm cho nhà Nguyễn, mà
nhờ đó nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi để đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay.
Còn
với triều đại thứ 3 cùng tồn tại khi ấy
là nhà Trịnh, thời điểm vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi,
Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người
tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thầy cũng chỉ nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn
oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì
lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê đưa
lên ngôi. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều
hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu:
Lê tồn, Trịnh tại.
Có
đôi câu đối ở đền thờ Bạch Vân am “Kế tuyệt,
phù suy Chư Cát Lượng/ Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được
cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng/Tìm hiểu việc đã qua,
dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Tiếng tăm của thầy không chỉ
nổi ở trong nước mà còn vang đến tận Trung
Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số
hữu Trình Tuyền”.
3. Thầy giáo Lê Quý Đôn (1726-1784)
Lê
Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn
Hậu, hiệu Quế Đường, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng; cha là
tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê ở Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú
Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Ngay
từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm
học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy
thầy đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi
Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng
nhãn.
Sau
khi đã đỗ đạt, thầy được bổ làm quan và
từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê – Trịnh. Thầy là người
học rộng, tài cao, am thông nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, địa
lý, khoa học xã hội, văn chương, sử học,… luôn được vua, quan và nhân
dân kính nể.
Thầy
Lê Quý Đôn không chỉ là một
nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII.
Thầy từng mở trường dạy học, có nhiều học trò theo học, và còn lưu được
ân tình đằm thắm đối với học sinh. Thầy phụ trách các kỳ thi, lo lắng
quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các
nhân tài.
Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII
Trái
với những nho sĩ chỉ biết nhồi
nhét những lý luận kinh điển xa xôi mà coi thường, thậm chí không biết
gì đến các môn học khác thì thầy cho rằng cần phải học tập toàn diện.
Thầy cũng đã nêu lên một số ý kiến về phương châm học tập, chủ trương
học phải biết nắm lấy cái chính: “Không thể vu
vơ theo việc ngọn ở ngoài mà không tìm tòi đến chỗ gốc ở trong. Nếu
không thể mà cứ vật gì cũng xét cho đến cùng, cho đủ cả thì chẳng hoá ra
vì đường có nhiều lối rẽ mà đến nỗi lạc mất dê ư?”
Thầy
cũng căn dặn rằng học hành phải có óc suy
luận, không chỉ phụ thuộc vào sách vở: “Sách không hết lời, lời không
hết ý… Phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách mới được”. (Dịch
kinh phu thuyết).
Thầy còn khuyên: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên
kính giấy, tiếc chữ, dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Thầy cho rằng biết học thì không thể biện lẽ thiếu thì giờ.
Hình
ảnh thầy Lê Quý Đôn tận tụy
truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học trò đã là
tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Thầy giáo Lê Quý Đôn thực sự
xứng đáng với danh hiệu Người thầy mẫu mực và luôn được người đời tôn
kính.
Hiểu Minh