Tuesday, 16 July 2019

NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MÌ ĂN LIỀN - MOMOFUKU ANDO


NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MÌ ĂN LIỀN


Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói, mì tôm có lẽ là thực phẩm thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Trong khi các công đoạn nấu mì sợi rất mất thời gian thì việc nấu một gói mì ăn liền lại đơn giản đến mức trẻ nhỏ vẫn có thể tự làm được. Điều quan trọng là nó cực nhanh, chỉ 3 phút là bạn đã có tô mì nóng hổi ăn ngay.


Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 1.
Tính ra từ trước đến giờ, bạn đã ăn bao nhiêu gói mì ăn liền? Có khi cả ngàn gói rồi chứ không ít, nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu xem ai đã phát minh ra món ăn trên cả tuyệt vời này không? Cùng tìm hiểu một chút về những gói mì ăn liền tiện lợi này bạn nhé.

Nguồn gốc ra đời của mì ăn liền

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói bắt đầu hoành hành ở Nhật Bản, lương thực trong tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng. Lúc này, Mỹ đã viện trợ cho Nhật một số lượng lớn bột mì và khuyến khích người dân Nhật Bản làm ra bánh mì để cứu đói.


Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 2.
Trong lúc này, một người đàn ông có tên là Momofuku Ando lại nghĩ rằng tại sao phải làm bánh mì trong khi có thể tự làm mì sợi từ bột mì. Bởi từ lâu trong văn hóa Nhật Bản, mì sợi là món ăn truyền thống đã gắn bó lâu đời.


Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 3.
Momofuku Ando

Ông Ando nghiên cứu thành công mì ăn liền

Nghĩ là làm, ông Ando bắt tay ngay vào việc nghiên cứu tạo ra loại mì sợi mới với tiêu chí lâu hỏng, vị ngon và nấu nhanh. Ông Ando đã mất cả năm trời mới tìm ra được cách bảo quản mì lâu hỏng. Nhưng thật khó để duy trì hương vị lẫn kết cấu sợi mì sau một thời gian dài.


Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 4.
Cho đến một ngày nọ, ông Ando nhìn thấy vợ mình nấu bữa tối và ông thử ném một ít sợi mì vào chảo dầu đang sôi. Ngay lập tức, ông nhận ra sợi mì trở nên giòn cứng lại và giữ nguyên hình dạng ban đầu, điều mà ông đã tìm kiếm bấy lâu nay. Thế là món mì ăn liền của ông Ando ra đời và nhanh chóng trở thành cơn sốt khắp thị trường trong và ngoài nước từ đó.

Gói mì ăn liền đầu tiên mang hương vị gà

Vào những năm 1950, ông Ando thành lập công ty Nissin và mì gói vị gà đầu tiên được bày bán. Tiếp sau đó, vào năm 1978, công ty Nissin bắt đầu cho ra đời mì ăn liền dạng ly. Doanh thu của công ty ngày càng tăng và ông Ando nhanh chóng trở thành biểu tượng ẩm thực cũng như niềm tự hào của Nhật Bản.
Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 5.
Đến năm 2005, sự nghiệp mì gói của ông Ando bước lên một tầm cao mới khi ông phát minh ra "mì không gian" đầu tiên trên thế giới. Cũng như tên gọi, loại mì này có thể ăn trong không gian không trọng lực dành cho các phi hành gia.
Hiện nay, tại Nhật Bản thì thị phần và doanh số của Nissin luôn đứng đầu trong suốt hơn 55 năm qua cùng 47 nhà máy sản xuất với 1.200 loại mì khác nhau trên khắp thế giới.

Đa dạng các loại mì khác nhau trên thế giới

Từ thành công ban đầu của ông Ando, các công ty thực phẩm trên thế giới cũng bắt tay vào làm ra loại mì đặc trưng riêng cho mỗi quốc gia. Và trải qua gần 60 năm kể từ khi gói mì ăn liền đầu tiên xuất hiện cho đến nay, trên thị trường đã phát triển đa dạng nhiều loại mì khác nhau đến từ các quốc gia trên khắp thế giới. Theo sự đa dạng đó thì hương vị, nguyên liệu, kết cấu sợi mì cũng được cải tiến đáng kể hơn rất nhiều.


Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 6.
Và cho đến thời điểm này thì mì ăn liền chưa bao giờ giảm độ "hot". Bởi đây là món ăn vừa rẻ vừa tiện lại nhanh chóng nên có thể tận dụng mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, ẩm thực với mì gói không chỉ là mì úp nước sôi đơn điệu mà còn được sáng tạo thêm nhiều cách nấu với đủ loại nguyên liệu khác nhau giúp món mì trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Đặc biệt, đêm khuya đói bụng mà có tô mì trứng, thịt băm thêm một ít ớt và rau xanh thì ngon tuyệt hảo.

Tuần nào cũng nấu mì ăn liền nhưng ít ai biết nguồn gốc ra đời của món này như thế nào - Ảnh 7.