Wednesday, 11 March 2020

PHÓNG SỰ: VÌ SAO CHÙA BÀ ĐANH VẮNG BÓNG NGƯỜI?


Phóng sự Chùa Bà Đanh Hà Nam/ 27:33

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. 

                                

"VẮNG TANH NHƯ CHÙA BÀ ĐANH" LÀ NGHĨA GÌ?

"Vắng tanh như chùa Bà Đanh" là câu thành ngữ dân gian để chỉ sự vắng vẻ, đìu hiu. Đó là câu chúng ta vẫn dùng thường ngày, nhưng nguyên nhân ra đời của nó chắc hẳn không phải quý Phật tử nào cũng biết?


Dân gian xưa có câu "Vắng như chùa Bà Đanh" hay là "Vắng tanh như chùa Bà Đanh". Vậy chùa Bà Đanh được nói đến trong câu thành ngữ có thật ở ngoài đời hay chỉ là biểu tượng được ví von? Và nếu chùa Bà Đanh có thật thì ở đâu? Chùa có vắng như lời đồn của người dân hay không?

Chùa Bà Đanh ở đâu?

Chùa Bà Đanh này còn gọi "Bảo Sơn Nữ", tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10 ha trải rộng cho chừng gần 40 gian nhà gạch ngói - bề thế ấy cùng lịch sử dài lâu - chùa Bà Đanh được xem như thắng tích Phật giáo nổi bật ở Hà Nam hay của cả miền Bắc. 

Trong một khuôn viên chùa phủ rợp bóng cổ thụ xưa cũ mà nếu nhìn từ trên không - ở một thế đất tuyệt mỹ ba mặt được ôm bởi sông Đáy, lối độc đạo dẫn vào lại có hai ngõ: một đưa đến chính điện, ngõ kia đến núi Ngọc cận kề Chùa.  Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. 
Tham cứu những tài liệu tin cậy, xuất xứ từ ngôi đền ở thế kỷ VII - hành trình dựng chùa thành một nơi dung hợp tín ngưỡng dân gian và thờ Phật diễn ra với nhiều lần trùng tu sửa chữa mở rộng...
Khởi thủy chùa là nơi thờ Tứ pháp: pháp điện, pháp lôi, pháp vân, pháp vũ - các hiện tượng tự nhiên. Các tài liệu đã nói đề cập một thời điểm xa xưa nơi đây từng là đền thờ một nữ thần Champa. Cứ liệu ấy vững vàng khi dẫn đến vị thế cửa ngõ Đại Việt ngày trước với biên thùy quốc gia Champa và nơi kết nối giao thoa văn hóa tín ngưỡng Việt - Champa bên cạnh kết nối văn hóa tín  ngưỡng từ phương Bắc. Quá trình mở rộng lãnh thổ, Nam tiến song hành quá trình đồng hóa giao lưu tương tác văn hóa tín ngưỡng như một tất yếu và chùa Bà Đanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình tinh tế ấy. 

Với những nét kiến trúc cổ kính, cũng như giá trị lịch sử để lại, năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Quang Nam

Với những nét kiến trúc cổ kính, cũng như giá trị lịch sử để lại, năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử Quốc gia. 


Kiến trúc của chùa là quần thể những kiến trúc độc đáo, tinh tế và vô cùng đẹp mắt, điển hình của kiến trúc cổ xưa với những chi tiết chạm khắc tinh xảo. Chùa Bà Đanh là một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần bốn mươi gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen, bổ trợ cho nhau. Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa này được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần. Các công trình hiện nay đều được xây dựng từ thế kỉ 19 trở lại đây.
Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây đăng đối theo một trục chính ở giữa và độ cao được nâng dần lên từ ngoài vào trong, điểm chốt cuối cùng là nhà thượng điện. Toàn bộ ngôi chùa từ bố cục đến kiến trúc, chạm khắc đều mang đậm phong cách xây dựng cổ truyền của dân tộc.

Thành ngữ "Vắng tanh như chùa Bà Đanh" có ý nghĩa như thế nào?

Để lý giải cho thành ngữ "Vắng tanh như chùa Bà Đanh", nhiều nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nổi tiếng nhất trong số đó là do chùa bà Đanh rất linh thiêng. Tên chùa Bà Đanh dựa trên địa danh thôn Đanh xá nơi chùa tọa lạc và sự vắng vẻ khó hiểu một chốn linh thiêng trang nghiêm bậc nhất như thế có khi được dẫn giải do vị trí độc đạo và thế khuất vắng của chùa. Bên cạnh đó người dân địa phương thường kể lại rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Chính vì lẽ đó mà càng ngày càng ít người dám đến thờ cúng do sợ "vạ từ miệng mà ra".
Chùa Bà Đanh là nơi có núi, có sông nhưng lại vô cùng vắng vẻ vì xa khu dân cư cho nên mới hiếm người qua lại. Trải qua thời gian, tuy nhà cửa có được xây dựng nhiều hơn nhưng mà vì chùa vẫn nằm riêng lẻ ở một góc cho nên người dân cũng không có thói quen ghé qua viếng chùa nhiều cho lắm. Chùa Bà Đanh chỉ đông đúc hơn đôi chút vào ngày Rằm hay Mồng Một khi mọi người vào lễ, còn ngày thường thì cực kỳ vắng vẻ.

Có nhiều lý giải cho sự vắng vẻ đi vào thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” của ngôi cổ tự này. Ảnh: Quang Nam

Thực tế, còn rất nhiều giai thoại được dân gian truyền miệng nhưng hầu hết đều bị thời gian làm phôi pha hết. Ngày nay, các sự tích đều mang tính tham khảo, tương đối do có nhiều dị bản khác nhau, khó chính xác hoàn toàn. 
Chùa Bà Đanh ngày nay vẫn đẹp lung linh trong vị thế thắng tích bậc nhất đất Bắc trong hệ thống chùa Phật giáo. Mặt trước, nơi hướng ra sông Đáy, có ngôi đền kín cửa rêu cũ kỳ bí không rõ bên trong thờ phượng vị Thần hay Thánh nào. Và không xa nơi ấy, mấy bước chân, núi Ngọc tua tủa rễ cây nghìn năm bổ túc cho nét hay của cổ tự.
Dù chùa bà Đanh dẫu có vắng vẻ, có phần cô tịch nhưng chính điều đó lại làm nên 1 vẻ đẹp mà những ngôi chùa khác hiếm có được, đó là sự thanh tịnh, yên bình đem đến không khí thanh khiết trong lành cho quý Phật tử đến vãn cảnh.