CÂY HẠT DẺ
Dẻ thơm, danh pháp khoa học: Castanea sativa, là một loài thực vật có hoa trong họ Dẻ (họ Cử - Fagaceae), hạt ăn được.
Cây dẻ thơm à một loài cây gỗ, nguyên là cây bản địa của khu vực đông nam châu Âu
và Tiểu Á, hiện đã phân tán rộng khắp châu Âu và nhiều nơi ở châu Á,
chẳng hạn như khu vực thấp của dãy núi Himalaya và các khu vực khác của
tiểu lục địa Ấn Độ có khí hậu ôn đới. Nó là loài cây chịu rét, sống lâu
và nổi tiếng với hạt dẻ, được sử dụng như một thành phần thực phẩm trong
ẩm thực.
Cây dẻ cho thu hạt và cho thu gỗ. Gỗ dẻ cứng, bền, chịu ẩm và chống mục tốt. Nó có thể sống tới 70-80 năm và cho ta thu quả 50-60 năm liên tục. Trồng dẻ với mật độ 400-500 cây/ha.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Cây dẻ thơm
Họ Dẻ (Cử)
Họ Cử (dẻ), danh pháp khoa học là Fagaceae, trong các tài liệu tiếng Việt thường gọi tên là họ Dẻ do tại Việt Nam chi Cử (Fagus) có số loài không phổ biến, một số tài liệu thì gọi là họ Sồi. Họ này gồm có khoảng 900 loài, cả cây thường xanh lẫn cây rụng lá, cây gỗ và cả cây bụi. Các loài có đặc trưng lá đơn mọc cách, hệ gân lông chim, hoa đơn tính cùng gốc, hoa tự bông đuôi sóc, quả được bọc trong các đấu. Thường có lá kèm sớm rụng. Quả thường được bọc trong một lớp vỏ đấu, có thể là các vảy hoặc gai, bọc kín hoặc hở, đấu thường có một đến bảy quả (người ta thường gọi là hạt).
Vài loài trong họ Fagaceae cho giá trị kinh tế cao. Các loài Cử, Sồi, Dẻ thường được lấy gỗ sử dụng làm đồ gia dụng: sàn nhà, đồ đạc, hộp, thùng rượu nho, nút chai rượu,... Các loài Dẻ cho hạt dùng làm thực phẩm cho cả người và vật trong mùa đông.
Cây dẻ thơm
Phân loại
Fagaceae thường được phân chia thành ba hay bốn họ phụ và khoảng chín hay mười chi. Phân loại các cây họ Fagaceae chủ yếu dựa trên hai cơ sở dữ liệu: hình thái học (đặc biệt là hình thái học quả) và phân tử. Chi Nothofagus (chi sồi Nam Bán cầu), trước đây được xếp trong Fagaceae nó là chi em với chi Fagus, tuy nhiên những bằng chứng phân tích phân tử gần đây gợi ý cách xếp loại khác. Trong khi Nothofagus chia sẻ một số đặc trưng chung với Fagaceae, như cấu trúc quả đấu, nó có sự khác biệt đáng kể về một số đặc điểm về lá kèm và hình thái học phấn hoa cũng như có một số nhiễm sắc thể khác. Hiện tại một số nhà thực vật đã thống nhất xếp chi Nothofagus trong họ riêng của nó, họ Nothofagaceae (Họ sồi phương nam).
Hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa
Các chi
+ Castanea - Chi Dẻ Trùng Khánh, chi dẻ có tám loài, vùng khí hậu ôn đới đông bắc Á, đông nam Á, đông nam Châu Âu, Bắc Mỹ.
+ Castanopsis - chi dẻ gai có khoảng 125-130 loài.
+ Chrysolepis - dẻ gai vàng; 2 loài, miền tây Hoa Kỳ
+ Fagus - chi dẻ gai (một số tài liệu cũng ghi là chi cử hay chi sồi -dễ lẫn lộn với chi Quercus-); 10 loài, đông bắc Á, đông nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ.
+ Lithocarpus - chi Dẻ cau; Khoảng 330-340 loài.
+ Quercus - chi Sồi, có khoảng 500 loài (ở Việt Nam các loài phổ biến cho chi này thường gọi là Sồi).
Trigonobalanus - một loài T. verticillata, đông nam Á nhiệt đới (ba loài nếu bao gồm cả chi Colombobalanus và Formanodendron).
Chi phụ Cyclobalanopsis được các nhà thực vật của Trung quốc xếp riêng thành 1 chi, tuy nhiên đa số các nhà phân loại trên thế giới thì chỉ ghi nhận nó như 1 chi phụ.
Chi Nothofagus (chi sồi Miền nam, còn gọi là họ Cử phương nam; khoảng 35 loài phân bổ ở bán cầu nam), Trước đây xếp cả trong Fagaceae, hiện tại được xếp thành họ Nothofagaceae riêng biệt.
Hạt dẻ
Phân bố
Chủ yếu phân bố ở Bắc bán cầu, trải dài từ châu Á, Châu Âu qua bắc Mỹ.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh
Phần thịt hạt dẻ có màu vàng hoàng yến, ăn bùi và ngọt
Hạt dẻ
*Cây hạt dẻ của một trăm kỵ sĩ (Italy)
Mọc trên sườn núi phía Đông của núi lửa Etna màu mỡ ở Sicily, thuộc Italy. Người ta ước tính rằng cây hạt dẻ này vào khoảng 2.000 – 4.000 năm tuổi và là cây hạt dẻ lớn nhất, lâu năm nhất được biết đến từ trước tới nay. Vào năm 1780, chu vi của cây đo được ước chừng khoảng 58 mét.
Cây hạt dẻ này cũng chia thành nhiều thân cây với những khoảng trống khá rộng giữa các thân cây, tất cả chúng đều chia sẻ với nhau một hệ thống rễ. Tuy nhiên, không giống như cây Pando, các thân cây hạt dẻ này chưa bao giờ chết. Điều này có nghĩa là nó hơn vua David (một nhân vật trong kinh Cựu Ước) ít nhất 1.000 tuổi.
Tên gọi của cây xuất phát từ một truyền thuyết kể rằng vào thời Trung cổ, một nữ hoàng cùng với 100 kỵ sĩ Aragon đã trú ẩn dưới cây này trong một trận mưa bão sấm sét. Cây hạt dẻ này khi ấy đã trở thành "mái nhà" cho tất thảy 101 người.
CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH
*Tác dụng của hạt dẻ
Hạt dẻ là loại hạt chứa tương đối ít calo, ít chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin, tinh bột, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của hạt dẻ và một số bài thuốc từ hạt dẻ chữa bệnh.
1.Hạt dẻ giàu vitamin tốt chonão, phòng ngừa ung thư
Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.
Lượng vitamin B6 phong phú trong hạt dẻ cười có tác dụng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh. Các phân tử axit amin làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin phải có vitamin B6 mới thực hiện tốt chức năng của nó.
Hơn nữa, B6 đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của myelin - màng bọc xung quanh sợi thần kinh cho phép sự dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh đạt được hiệu quả tối ưu. Vitamin B6 còn góp phần vào quá trình tổng hợp serotonin, melatonin, epinephrine và axit gamma-aminobutyric, hoặc GABA, một loại axit amin giúp các xung thần kinh trong hệ thần kinh được ổn định.
2.Hạt dẻ chứa chất xơ cao giúp ổn định lượng đường trong máu
Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh táo bón.
3.Hạt dẻ giàu carb giúp ổn định năng lượng
Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang theo "chủ nghĩa low-carb" để tránh tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
4.Hạt dẻ giàu khoáng chất giúp giảm rủi ro mắc nhiều bệnh
Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mângn là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Theo trường Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần 100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.
Hạt dẻ rất giàu folate, 100 g hạt cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Đồng là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khoáng chất vi lượng chỉ cần thiết trong một số lượng nhỏ của cơ thể.
5.Hạt dẻ chứa nhiều kali nên tốt cho tim mạch
Cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
6.Ăn hạt dẻ giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1 - 61,3mg/28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5 - 26,7mg vitamin. Vitamin C giúp mau đỡ mệt, giảm stress. Trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 - 715mg trong 100g. Theo dược hiện đại, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng. Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị. Tỳ vị chủ sự tiêu hóa, cho nên nếu tỳ vị khỏe mạnh thì việc ăn uống và hấp thu thức ăn mới tốt.
7.Tốt cho thận
Theo Đông y, hạt dẻ ngoài công dụng bổ tỳ vị còn bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Tương truyền rằng nhà thơ Tô Đông Pha (Trung Quốc, 1037 - 1101) vào những năm cuối đời khổ sở vì bệnh đau lưng, đau chân, và ông thường xuyên ăn hạt dẻ, ông đã viết mấy câu thơ tạm dịch như sau: “Già rồi thêm bệnh đau lưng mỏi gối, dùng bài thuốc cổ truyền - ăn hạt dẻ. Khách đến chơi, ai ai cũng khen, già rồi mà vẫn khoẻ mạnh, ăn thường xuyên bệnh tật sẽ lùi xa”. Vì vậy người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.
8.Trị giãn, trướng tĩnh mạch chân
Trong dân gian, người ta còn nhắc đến một công dụng rất đặc biệt của hạt dẻ, đó là tác dụng bảo vệ mạch máu chống viêm tĩnh mạch, nổi gân xanh (suy tĩnh mạch mãn tính - hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi cộm lên, chạy chằng chịt ngay ở dưới làn da. Phụ nữ thường hay bị khiến chân trông không được đẹp mắt) và bệnh trĩ.
Thống kê cho thấy có đến 20 - 25% số phụ nữ và 10 - 15% số nam giới mắc chứng trương nở tĩnh mạch. Những người đứng suốt ngày do nghề nghiệp, ngồi văn phòng có tỷ suất bệnh này khá cao.
Uống cao hạt dẻ 400mg (chứa 75mg aescin) hàng ngày trong 6 tuần: giảm
phù và triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính (Diehm C, Vollbrecht D, Amendt
K. Vasa 1992).
Thử nghiệm khác so sánh tác dụng của hạt dẻ với phương pháp bó chặt trị suy tĩnh mạch mãn tính. Cho bệnh nhân uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên aescin 75mg trong 12 tuần. Kết quả là aescin đã làm giảm thể tích chân đáng kể, tương đương với phương pháp bó chặt, không có phản ứng phụ nào (Diehm C, Trampisch HJ, Lange S. The Lancet 1996).
Hoạt chất chính của hạt dẻ là aescin, một phức chất với saponin. Aescin có tác dụng mạnh gấp 600 lần tanin, một flavonoid bảo vệ mạch máu.
Kết quả trị suy tĩnh mạch mãn tính của aescin (2 viên 300mg có 50mg aescin) tương đương oxyrutin (1000mg), tuy nhiên oxyrutin có tác dụng phụ còn hạt dẻ thì không (Rehn D, UnkaufM, Kiểm P. Arzneimittel- Forschung 1996).
Bên cạnh đó, quercetin trong hạt dẻ có tính thông tiểu nên làm giảm phù chân.
Suy tĩnh mạch mãn tính có liên quan đến suy nhược collagen ở thành mạch máu. Tất cả các bệnh suy nhược collagen đều đáp ứng tốt với corticosterol. Trước đây người ta nhận thấy hạt dẻ làm giảm viêm, ngày nay có thể giải thích rằng cao hạt dẻ làm tăng lượng corticosterolhuyết nên giảm viêm.
Các triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính, thiểu năng tĩnh mạch não đều được cải thiện bằng hạt dẻ (Shah D., 1997).
Với tác dụng bảo vệ thành mạch máu, các nhà nghiên cứu khuyên nên dùng hạt dẻ phụ trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, nổi gân xanh, ngừa tai biến não do xuất huyết, bệnh trĩ. Khi ăn hạt dẻ cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
Mặc
dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó
tiêu. Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ
gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm
tổn thương tỳ vị.
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.
Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.
Lượng vitamin B6 phong phú trong hạt dẻ cười có tác dụng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh. Các phân tử axit amin làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin phải có vitamin B6 mới thực hiện tốt chức năng của nó.
Hơn nữa, B6 đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của myelin - màng bọc xung quanh sợi thần kinh cho phép sự dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh đạt được hiệu quả tối ưu. Vitamin B6 còn góp phần vào quá trình tổng hợp serotonin, melatonin, epinephrine và axit gamma-aminobutyric, hoặc GABA, một loại axit amin giúp các xung thần kinh trong hệ thần kinh được ổn định.
2.Hạt dẻ chứa chất xơ cao giúp ổn định lượng đường trong máu
Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh táo bón.
3.Hạt dẻ giàu carb giúp ổn định năng lượng
Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang theo "chủ nghĩa low-carb" để tránh tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
4.Hạt dẻ giàu khoáng chất giúp giảm rủi ro mắc nhiều bệnh
Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mângn là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Theo trường Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần 100 gam hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.
Hạt dẻ rất giàu folate, 100 g hạt cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Đồng là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khoáng chất vi lượng chỉ cần thiết trong một số lượng nhỏ của cơ thể.
5.Hạt dẻ chứa nhiều kali nên tốt cho tim mạch
Cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
6.Ăn hạt dẻ giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1 - 61,3mg/28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5 - 26,7mg vitamin. Vitamin C giúp mau đỡ mệt, giảm stress. Trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 - 715mg trong 100g. Theo dược hiện đại, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng. Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị. Tỳ vị chủ sự tiêu hóa, cho nên nếu tỳ vị khỏe mạnh thì việc ăn uống và hấp thu thức ăn mới tốt.
7.Tốt cho thận
Theo Đông y, hạt dẻ ngoài công dụng bổ tỳ vị còn bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Tương truyền rằng nhà thơ Tô Đông Pha (Trung Quốc, 1037 - 1101) vào những năm cuối đời khổ sở vì bệnh đau lưng, đau chân, và ông thường xuyên ăn hạt dẻ, ông đã viết mấy câu thơ tạm dịch như sau: “Già rồi thêm bệnh đau lưng mỏi gối, dùng bài thuốc cổ truyền - ăn hạt dẻ. Khách đến chơi, ai ai cũng khen, già rồi mà vẫn khoẻ mạnh, ăn thường xuyên bệnh tật sẽ lùi xa”. Vì vậy người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.
8.Trị giãn, trướng tĩnh mạch chân
Trong dân gian, người ta còn nhắc đến một công dụng rất đặc biệt của hạt dẻ, đó là tác dụng bảo vệ mạch máu chống viêm tĩnh mạch, nổi gân xanh (suy tĩnh mạch mãn tính - hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi cộm lên, chạy chằng chịt ngay ở dưới làn da. Phụ nữ thường hay bị khiến chân trông không được đẹp mắt) và bệnh trĩ.
Thống kê cho thấy có đến 20 - 25% số phụ nữ và 10 - 15% số nam giới mắc chứng trương nở tĩnh mạch. Những người đứng suốt ngày do nghề nghiệp, ngồi văn phòng có tỷ suất bệnh này khá cao.
*Một số thử nghiệm điều trị bệnh từ hạt dẻ
Thử nghiệm khác so sánh tác dụng của hạt dẻ với phương pháp bó chặt trị suy tĩnh mạch mãn tính. Cho bệnh nhân uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên aescin 75mg trong 12 tuần. Kết quả là aescin đã làm giảm thể tích chân đáng kể, tương đương với phương pháp bó chặt, không có phản ứng phụ nào (Diehm C, Trampisch HJ, Lange S. The Lancet 1996).
Hoạt chất chính của hạt dẻ là aescin, một phức chất với saponin. Aescin có tác dụng mạnh gấp 600 lần tanin, một flavonoid bảo vệ mạch máu.
Kết quả trị suy tĩnh mạch mãn tính của aescin (2 viên 300mg có 50mg aescin) tương đương oxyrutin (1000mg), tuy nhiên oxyrutin có tác dụng phụ còn hạt dẻ thì không (Rehn D, UnkaufM, Kiểm P. Arzneimittel- Forschung 1996).
Bên cạnh đó, quercetin trong hạt dẻ có tính thông tiểu nên làm giảm phù chân.
Suy tĩnh mạch mãn tính có liên quan đến suy nhược collagen ở thành mạch máu. Tất cả các bệnh suy nhược collagen đều đáp ứng tốt với corticosterol. Trước đây người ta nhận thấy hạt dẻ làm giảm viêm, ngày nay có thể giải thích rằng cao hạt dẻ làm tăng lượng corticosterolhuyết nên giảm viêm.
Các triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính, thiểu năng tĩnh mạch não đều được cải thiện bằng hạt dẻ (Shah D., 1997).
Với tác dụng bảo vệ thành mạch máu, các nhà nghiên cứu khuyên nên dùng hạt dẻ phụ trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, nổi gân xanh, ngừa tai biến não do xuất huyết, bệnh trĩ. Khi ăn hạt dẻ cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.
*Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.