LÀM RUỘNG
Ban ngày từ sáng chí tối, tôi bận rộn làm bếp để ăn: làm sao nấu ăn ngon và đủ chất bổ là điều tôi phải suy nghĩ. Tôi muốn sống tối đa để vui vẻ với con cháu, các cựu học sinh, và bạn bè. Tôi mong nhìn tương lai sáng chói của Việt Nam. Kế đó, tôi nghe tin tức trên các băng tầng TV Anh ngữ cũng như Việt ngữ, và lướt qua các ý kiến (opinions) của các TV on line như FNC và CNN. Khi nào tôi mệt, tôi đọc các sách về nghệ thuật chụp ảnh và đi săn ảnh ở Bolsa Chica...
Hôm nay là ngày tôi đọc sách: tôi đang đọc cuốn No Higher Honor của bà Condoleezza Rice, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, một phụ nữ Mỹ thông minh, sáng suốt, tận tâm, khéo léo tháo gỡ các xung đột võ trang Trung Đông và Châu Âu, và rất kính nể đồng nghiệp, các vị tiền bối. Mệt quá, tôi đi ngũ, nhưng hình ảnh vợ tôi hiện ra: bà đang nằm trên poncho trải trên nền đất gồ ghề của nhà thăm nuôi trại tù cải tạo, trong sương gió lạnh lẽo giữa rừng già Xuyên Mộc, Bà Rịa. Một người đàn bà thứ hai, mẹ tôi, qua đời khi tôi còn quá nhỏ. Tôi không làm gì để đáp công sinh thành dưỡng dục của mẹ tôi. Năm 2000, là dân Mỹ, tôi mới về Việt Nam xây mồ cho mẹ tại nghĩa địa của nhà thờ Gò Chung, thuộc giáo xứ Mằng Lăng, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Một nghĩa cữ mà tôi nghĩ là không đủ, đối với một người con...Rồi hình ảnh một bà lão trên 70, thấp người nhưng còn mạnh khỏe, mặc váy nâu, đi dép mo cau, đầu chít khăn nhung đen. Bà sống trong khuôn nhà, gồm một ngôi nhà gạch ba gian, cột gỗ lim, đánh bóng, và lợp ngói đỏ, sân gạch thẻ đỏ, và một cái chuồng bò với một con bò cái. Ba tôi đi làm việc, dành dụm để tạo cái nhà đó cho bà nội tôi an hưởng tuổi già.
Hằng năm, mẹ tôi và tôi từ Tuy
Hoà, Phú Yên về Đò Lèn, Thanh Hoá trông coi gặt hái hai mùa lúa. Từ
những năm 1942, các trường từ Phú Yên ra tới Hànội đều đóng cửa. Sau
khi mẹ tôi mất, ba tôi đưa tôi về sống với bà nội, trông coi 12 mẫu
ruộng nước và 5 mẫu ruộng khô: ruộng nước vì có nước quanh năm, nên cấy
được hai mùa lúa; ruộng khô chỉ có nước vào mùa tháng 10 ta, nên chỉ
cấy một mùa lúa. Sau Tết Nguyên Đán, nội dạy tôi cày ruộng khô. Tôi
không chịu và tôi khóc. Bà dỗ tôi, nói rằng gạo là hạt ngọc trời cho để
nuôi chúng ta sống. Tôi cầm cày. Cái cày không nặng lắm nhưng tôi phải
vật lộn với cái cày. Con bò cái hình như thương nội: nó thi hành lời
nội bảo. Cày xong, nội mướn người đánh luống, trồng khoai lang và cà
pháo. Khoai lang đào lên trộn với tro bếp để giữ khoai không bị hà. Cà
pháo hái về, cắt cuống, rửa sạch, và trộn với muối cho vào chum. Cà
pháo muối mặm là món ăn với cơm hằng ngày, suốt năm, còn khoai lang là
món ăn điểm tâm. Ruộng khô, nội trồng lúa tám soan (jasmine) vào mùa
tháng 10 để có gạo cho bà nội và tôi ăn. Ruộng nước trồng lúa chiêm vào
mùa tháng 5 và lúa mùa vào tháng 10. Lúa chiêm và lúa mùa bán dần để
mua thức ăn và vật dụng trong nhà.
Đây là ngày thứ ba, nội và tôi đi thăm lúa của gia đình, xem lúa đã vàng đủ chưa để gặt. Tôi đi theo nội, lảo đảo trên bờ đê gồ ghê quanh ruộng lúa. Nội chỉ cho tôi cách phân biệt sắc màu khác biệt của dé lúa để biết khi nào lúa có thể gặt. Tôi nhìn cái đại dương lúa mênh mông, đầy sắc thái, từ vàng đượm xanh, hơi vàng, và vàng óng ánh. Những ngày có nắng chói chan của tháng 5 âm lịch đã nhuộm cánh đồng lúa từ màu xanh lá cây, sang vàng, rồi vàng đậm. Tôi còn nhớ tháng trước lúc hột lúa tách đôi, há miệng, lè nhụy cái (stigma) và nhụy đực (stamen); rồi ngậm sương ban mai mà thành hạt lúa chắc. Giờ đây tôi nhìn mặt nội rạng rỡ vừa nói vừa chỉ những gợn sóng vàng óng ánh đang đuổi theo gió. Trên bầu trời xanh, mây trắng cũng vui đùa bay theo chiều gió về hướng tây. Những đám chim se sẻ và quạ đen lượn lên hạ xuống, lách qua trái hay qua phải tùy theo sự di động của các hình nộm giữ lúa. Hình như toàn cảnh đang vui mừng chào đón mùa gặt đang đến.
Trên con đê về nhà, nội nói với tôi,"Lúa nhà ta sắp gặt được rồi. Nội phải đi thuê thợ gặt."
"Nội thuê bao nhiêu thợ?"
"Năm ngoái, Nội thuê 8 người: 4 ông và 4 bà," Nội trả lời, "lúa năm nay trúng mùa, nội phải cần thêm một người nữa. Cháu về trước." Nội nói tiếp, "Nhớ quét cho kỹ cái sân gạch. Nội đi gọi thợ gặt."
Đây là ngày thứ ba, nội và tôi đi thăm lúa của gia đình, xem lúa đã vàng đủ chưa để gặt. Tôi đi theo nội, lảo đảo trên bờ đê gồ ghê quanh ruộng lúa. Nội chỉ cho tôi cách phân biệt sắc màu khác biệt của dé lúa để biết khi nào lúa có thể gặt. Tôi nhìn cái đại dương lúa mênh mông, đầy sắc thái, từ vàng đượm xanh, hơi vàng, và vàng óng ánh. Những ngày có nắng chói chan của tháng 5 âm lịch đã nhuộm cánh đồng lúa từ màu xanh lá cây, sang vàng, rồi vàng đậm. Tôi còn nhớ tháng trước lúc hột lúa tách đôi, há miệng, lè nhụy cái (stigma) và nhụy đực (stamen); rồi ngậm sương ban mai mà thành hạt lúa chắc. Giờ đây tôi nhìn mặt nội rạng rỡ vừa nói vừa chỉ những gợn sóng vàng óng ánh đang đuổi theo gió. Trên bầu trời xanh, mây trắng cũng vui đùa bay theo chiều gió về hướng tây. Những đám chim se sẻ và quạ đen lượn lên hạ xuống, lách qua trái hay qua phải tùy theo sự di động của các hình nộm giữ lúa. Hình như toàn cảnh đang vui mừng chào đón mùa gặt đang đến.
Trên con đê về nhà, nội nói với tôi,"Lúa nhà ta sắp gặt được rồi. Nội phải đi thuê thợ gặt."
"Nội thuê bao nhiêu thợ?"
"Năm ngoái, Nội thuê 8 người: 4 ông và 4 bà," Nội trả lời, "lúa năm nay trúng mùa, nội phải cần thêm một người nữa. Cháu về trước." Nội nói tiếp, "Nhớ quét cho kỹ cái sân gạch. Nội đi gọi thợ gặt."
Nhiều hôm, sau cơm tối, nội ngồi với tôi
trên ghế gỗ dài, nói chuyện về gia đình bên nội, bên ngoại...Nội vừa nói
vừa dùng ngón tay lay cái răng long của nội. Tôi nghe nhưng không cố
nhớ, vì tôi đang nhìn trời, mây, trăng tròn... Thỉnh thoảng các con cò
cắn nhau dành chỗ đậu trên hàng rào tre mọc chung quanh bờ ao trước
nhà. Đôi khi tiếng nước xoáy lay động mạnh: con cá tràu (cá lóc) bắt
con cá con hay con nhái. Hôm nay ăn cơm tối xong, tôi leo lên bộ phản
gõ mà ngủ để sáng mai dậy sớm, như nội đã dặn. Gian nhà giữa có bàn thờ
tổ tiên và hai bộ phản gõ: một bộ ba miếng và một bộ hai miếng, ván
dày 10 phân, ngang 8 tấc, và dài hơn 2 thước. Lăn qua lăn lại tôi không
ngủ được. Tôi cảm thấy cô đơn, tủi thân: bao nhiêu đứa trẻ con bằng
tuổi tôi được đi học, còn tôi mất mẹ và phải đi làm ruộng. Nước mắt tự
dưng trào ra. Muốn bày tỏ nỗi niềm cũng không có người nghe...Tôi nhớ
trường cũ, các bạn học, và thầy giáo...Tôi học chương trình Pháp-Việt:
lớp 1 gọi là Enfantin, lớp 2, Préparatoire, lớp 3, Elémentaire, hai lớp
4, cours Moyen Première année và cours Moyen Deuxième année, tôi chưa
học lớp 5 , Supérieur thì tôi về Thanh Hoá...Rồi tôi ngủ thiếp đi...
Sáng hôm sau tôi ngủ
quên; tiếng thăm hỏi và tiếng cười của thợ gặt đánh thức tôi. Mang đôi
giày bata vào, tôi ra ngoài sân gạch. Các ông bà thợ gặt, mang mỗi
người một đôi gióng mây, một đòn gánh tre, và một lưỡi hái. Gà gáy lần
thứ hai, nội đếm đủ người, rồi đi đầu ra cổng, thợ gặt lần lượt theo
nội, tôi ra sau cùng và đóng cổng.
Làng tôi gồm những nhà gạch nhỏ, lợp ngói đỏ, và nhà bằng đá, lợp tranh hay rạ, trải dài theo sườn đồi thoai thoải phía tây và phía nam. Phía bắc và phía đông của đồi dốc đứng không cất nhà được. Đỉnh đồi có một mạch nước chảy suốt năm, là nguồn nước uống cho cả làng. Quả đồi nằm giữa cánh đồng ruộng lúa bao la. Nội và đám thợ gặt leo theo đường mòn từ hướng nam lên đỉnh đồi. Tôi lần mò đi theo bóng mờ của thợ gặt, trong sương sớm mai. Khi tới đỉnh đồi, nội và thợ gặt đi xuống ruộng nhà. Tôi sợ, đứng lại trên bờ đê ruộng. Trước khi xuống ruộng, thợ gặt đã bó vải quanh bắp chân và dắt nơi lưng quần một cái que tre, ở đầu có cột một bọc vôi ăn trầu. Tôi không biết công dụng của cái que vôi đó. Cảnh vật trước mắt tôi thật tuyệt vời: trên nền trời xanh lam nổi rõ lên những rẻ quạt trắng và hồng. Các bụi tre nhọn nối tiếp các lùm cây tròn đầu làm thành chân trời cao thấp, chia đôi bầu trời và ruộng lúa vàng. Mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu đám thợ gặt đang cắt lúa. Mỗi người cầm cái lưỡi hái. Cán lưỡi hái bằng cây tròn, dày độ 3 phân, dài 3 tấc, có gắn một lưỡi dao răn cưa bén; phía đầu cán là một cái nhánh cây thuôn dài nhỏ lại, tạo thành một góc 80 độ. Thợ gặt dùng cái nhánh quéo đó để gom cây lúa vừa bằng nắm tay, rồi cắt nắm lúa đó. Nhiều nắm lúa đã cắt tụ lại, thợ gặt buộc thành bó lúa to bằng hai gang tay, và mang lên bờ xếp thành đống riêng biệt từng người. Đàn ông mặc áo cánh màu nâu ngắn tay và quần dài nâu, bó cột dưới bắp chuối; đàn bà mặc áo trắng tay dài, quần dài nâu bó cột ở bắp chuối, đầu chít khăn vải đen, quấn quanh đầu. Họ vừa gặt vừa nói chuyện ruộng nương, nhà cửa, và con cái.
Nội gọi tôi, "Xuống đây, góp lúa để lên bờ ruộng."
Tôi bước xuống ruộng. "Trời ơi, kinh quá," tôi la lên và nhảy lại lên bờ. Tất cả thợ gặt đều cười. Tôi thấy những con đĩa dài độ 3 phân, con thì đen, con thì vàng, lội tới chân tôi.
"Đừng sợ, lấy vôi chích vào đĩa thì nó sẽ nhã ra," một bà thợ gặt nói.
"Không, cháu sợ lắm." Tôi đáp.
Nội nói, "Vậy về nhà nâu cơm và canh như Nội dặn ngày hôm qua."
Làng tôi gồm những nhà gạch nhỏ, lợp ngói đỏ, và nhà bằng đá, lợp tranh hay rạ, trải dài theo sườn đồi thoai thoải phía tây và phía nam. Phía bắc và phía đông của đồi dốc đứng không cất nhà được. Đỉnh đồi có một mạch nước chảy suốt năm, là nguồn nước uống cho cả làng. Quả đồi nằm giữa cánh đồng ruộng lúa bao la. Nội và đám thợ gặt leo theo đường mòn từ hướng nam lên đỉnh đồi. Tôi lần mò đi theo bóng mờ của thợ gặt, trong sương sớm mai. Khi tới đỉnh đồi, nội và thợ gặt đi xuống ruộng nhà. Tôi sợ, đứng lại trên bờ đê ruộng. Trước khi xuống ruộng, thợ gặt đã bó vải quanh bắp chân và dắt nơi lưng quần một cái que tre, ở đầu có cột một bọc vôi ăn trầu. Tôi không biết công dụng của cái que vôi đó. Cảnh vật trước mắt tôi thật tuyệt vời: trên nền trời xanh lam nổi rõ lên những rẻ quạt trắng và hồng. Các bụi tre nhọn nối tiếp các lùm cây tròn đầu làm thành chân trời cao thấp, chia đôi bầu trời và ruộng lúa vàng. Mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu đám thợ gặt đang cắt lúa. Mỗi người cầm cái lưỡi hái. Cán lưỡi hái bằng cây tròn, dày độ 3 phân, dài 3 tấc, có gắn một lưỡi dao răn cưa bén; phía đầu cán là một cái nhánh cây thuôn dài nhỏ lại, tạo thành một góc 80 độ. Thợ gặt dùng cái nhánh quéo đó để gom cây lúa vừa bằng nắm tay, rồi cắt nắm lúa đó. Nhiều nắm lúa đã cắt tụ lại, thợ gặt buộc thành bó lúa to bằng hai gang tay, và mang lên bờ xếp thành đống riêng biệt từng người. Đàn ông mặc áo cánh màu nâu ngắn tay và quần dài nâu, bó cột dưới bắp chuối; đàn bà mặc áo trắng tay dài, quần dài nâu bó cột ở bắp chuối, đầu chít khăn vải đen, quấn quanh đầu. Họ vừa gặt vừa nói chuyện ruộng nương, nhà cửa, và con cái.
Nội gọi tôi, "Xuống đây, góp lúa để lên bờ ruộng."
Tôi bước xuống ruộng. "Trời ơi, kinh quá," tôi la lên và nhảy lại lên bờ. Tất cả thợ gặt đều cười. Tôi thấy những con đĩa dài độ 3 phân, con thì đen, con thì vàng, lội tới chân tôi.
"Đừng sợ, lấy vôi chích vào đĩa thì nó sẽ nhã ra," một bà thợ gặt nói.
"Không, cháu sợ lắm." Tôi đáp.
Nội nói, "Vậy về nhà nâu cơm và canh như Nội dặn ngày hôm qua."
Trên đường về, tôi ghé lại cái
máng nước. Nước trong và mát. Tôi đi theo con đường sỏi đá, quanh co.
Hai bên đường, cây sấu (trái sấu chua dùng nấu canh chua) đang có trái
nhỏ và cây vải cũng đang ra trái; những cây soan đâu, trái hình thoi,
tôi thường cắt đôi trái xoan, bịt hai đầu ống tre, rồi lấy cái đũa thọc
vào một đầu: nữa trái xoan ở đâu kia sẽ bắn ra xa với tiếng "bốp." Tôi
dùng súng trái xoan để bắn ruồi hay thằng lằn trên tường.
Tới nhà, tôi đem cái nồi đồng 30 không có quai ra cầu ao mà rửa. Xong, tôi lấy gạo chiêm bỏ vào nồi. Tôi vo gạo với nước mưa ở bể nước mưa. (Khi tôi dạy học trường Hoàng Diệu, tôi ở trọ một cái nhà to có lầu đúc gần chợ Sóc Trăng. Trên lầu, chủ nhà để rất nhiều chum đựng nước mưa.) Tôi khiêng cái nồi gạo vào bếp và đặt trên ba ông táo rời rạc: ông táo là một cục đất nung, dựng đứng cao độ 1 tấc, đầu nhọn và quặp xuống. Nồi gạo dựa trên chỗ đầu nhọn và quặp của 3 ông táo. Từ thùng chứa rơm tôi rút rơm khô làm thành con lươn dài, đưa vào bếp dưới cái nồi gạo và đốt rơm cho cháy. Nội đã dặn phải rất cẩn thận, đưa rơm từ từ cho nó cháy dưới cái nồi. Nồi cơm sôi rồi cạn. Tôi đậy vung lên và tắt lửa. Lấy cái gậy kê dưới cái nồi gần một ông táo, tôi nâng cây gậy lên bằng tay trái, tay phải dùng đũa bếp gạt ông táo ngã đi, và hạ thổ cái nồi. Tôi lập lại như thế với hai ông táo còn lại. Xong tôi dùng rơm khoanh tròn để lên trên cái vung mà đốt. Khi rơm đang cháy, tôi rắc trấu lên, (trấu cháy rất chậm) như thế lửa sẽ từ từ làm cho cơm chín.
Xong nồi cơm, tôi ra bờ ao hái rau bồ ngót: rau bồ ngót có lá quanh năm. Vào nhà, tôi đem cái giỏ cua đồng ra ao và lắc mạnh cho cua sạch, rồi xối lại với nước mưa. Tôi bỏ vào cối đá mà giã nát, lọc lấy nước cốt. Tôi nấu chín nước cốt, bỏ rau bồ ngót vào và thêm ít mắm tôm. Sau đó tôi lấy một tô lớn cà muối mặm, rửa bằng nước mưa. Sau cùng tôi ra cầu ao hái lá chè (trà) nội trồng để có trà mà uống hằng ngày. Tôi đun sôi ấm đất nước mưa, vò nát lá trà, rồi bỏ vào ấm. Thế là xong. Mệt và đói tôi bới cơm, múc canh, và ăn với cà pháo dòm. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi đã làm việc để nuôi nội. Một lúc sau, năm bà thợ gặt gánh lúa về, chất thành đống riêng biệt. Rồi họ gánh cơm, canh, cà muối, và ấm nước đi ra đồng.
Tới nhà, tôi đem cái nồi đồng 30 không có quai ra cầu ao mà rửa. Xong, tôi lấy gạo chiêm bỏ vào nồi. Tôi vo gạo với nước mưa ở bể nước mưa. (Khi tôi dạy học trường Hoàng Diệu, tôi ở trọ một cái nhà to có lầu đúc gần chợ Sóc Trăng. Trên lầu, chủ nhà để rất nhiều chum đựng nước mưa.) Tôi khiêng cái nồi gạo vào bếp và đặt trên ba ông táo rời rạc: ông táo là một cục đất nung, dựng đứng cao độ 1 tấc, đầu nhọn và quặp xuống. Nồi gạo dựa trên chỗ đầu nhọn và quặp của 3 ông táo. Từ thùng chứa rơm tôi rút rơm khô làm thành con lươn dài, đưa vào bếp dưới cái nồi gạo và đốt rơm cho cháy. Nội đã dặn phải rất cẩn thận, đưa rơm từ từ cho nó cháy dưới cái nồi. Nồi cơm sôi rồi cạn. Tôi đậy vung lên và tắt lửa. Lấy cái gậy kê dưới cái nồi gần một ông táo, tôi nâng cây gậy lên bằng tay trái, tay phải dùng đũa bếp gạt ông táo ngã đi, và hạ thổ cái nồi. Tôi lập lại như thế với hai ông táo còn lại. Xong tôi dùng rơm khoanh tròn để lên trên cái vung mà đốt. Khi rơm đang cháy, tôi rắc trấu lên, (trấu cháy rất chậm) như thế lửa sẽ từ từ làm cho cơm chín.
Xong nồi cơm, tôi ra bờ ao hái rau bồ ngót: rau bồ ngót có lá quanh năm. Vào nhà, tôi đem cái giỏ cua đồng ra ao và lắc mạnh cho cua sạch, rồi xối lại với nước mưa. Tôi bỏ vào cối đá mà giã nát, lọc lấy nước cốt. Tôi nấu chín nước cốt, bỏ rau bồ ngót vào và thêm ít mắm tôm. Sau đó tôi lấy một tô lớn cà muối mặm, rửa bằng nước mưa. Sau cùng tôi ra cầu ao hái lá chè (trà) nội trồng để có trà mà uống hằng ngày. Tôi đun sôi ấm đất nước mưa, vò nát lá trà, rồi bỏ vào ấm. Thế là xong. Mệt và đói tôi bới cơm, múc canh, và ăn với cà pháo dòm. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi đã làm việc để nuôi nội. Một lúc sau, năm bà thợ gặt gánh lúa về, chất thành đống riêng biệt. Rồi họ gánh cơm, canh, cà muối, và ấm nước đi ra đồng.
Độ 2 giờ sau, các bà thợ gặt gánh lúa về, mang theo nồi đồng và ấm đất về nhà.
"Các dì rửa giùm cháu nồi và cái xoong, và làm sạch hai con cá tràu và hai con lươn." Tôi nói.
"Cháu định làm gì với lươn và cá?" một bà hỏi.
"Nội bảo kho mặn cá và lươn để ăn với cơm. Cháu đã ngâm đậu đen để nấu chè cho cô chú ăn trước khi ra về."
"Chà, cậu cả giỏi quá nhỉ. Có đám nào chưa?" một bà hỏi.
"Đám gì ạ?" tôi ngạc nhiên hỏi lại.
Các bà bật cười thích thú vì sự ngây ngô của tôi. Các bà đi ra cổng, nói với lại, "đám con gái ấy." Tôi thẹn thùng đỏ mặt và đóng cổng.
"Các dì rửa giùm cháu nồi và cái xoong, và làm sạch hai con cá tràu và hai con lươn." Tôi nói.
"Cháu định làm gì với lươn và cá?" một bà hỏi.
"Nội bảo kho mặn cá và lươn để ăn với cơm. Cháu đã ngâm đậu đen để nấu chè cho cô chú ăn trước khi ra về."
"Chà, cậu cả giỏi quá nhỉ. Có đám nào chưa?" một bà hỏi.
"Đám gì ạ?" tôi ngạc nhiên hỏi lại.
Các bà bật cười thích thú vì sự ngây ngô của tôi. Các bà đi ra cổng, nói với lại, "đám con gái ấy." Tôi thẹn thùng đỏ mặt và đóng cổng.
Tôi hì hục lo nồi cơm tối, cá
kho, nồi canh rau đay, ấm nước, và sau cùng nồi chè đậu đen. Cá lươn
kho với ít nước, bỏ ít muối, một ít mắm tôm, và đường tán đỏ cho vị mặn
dịu đi, nội dặn. Nồi đậu đen nấu lâu quá mà đậu không nở, tôi bực mình
và thấm mệt. Tôi tắt lửa và đi ra mở cổng đón thợ gặt về. Tất cả thợ
gặt ra ao, rửa tay, và vào ăn cơm. Mặt trời chưa lặn, còn đậu trên ngọn
tre, chiếu sáng sân gạch. Nồi cơm, xoong canh, nồi cá kho, đặt trên
rế, tô cà pháo, tất cả đặt trên chiếc chiếu trải ở sân gạch. Mọi người
ngồi quanh thức ăn.
"Mời các anh các chị dùng cơm," nội nói.
"Mời nội dùng cơm," tất cả đều nói.
Mọi người ăn cơm ngon lành, cắn cà pháo kêu bôm bốp, nâng bát cơm lên, rồi hạ xuống. Trong chớp mắt, hết một bát cơm, rồi bát cơm thứ hai. Sau cùng nồi cơm hết sạch, thức ăn cũng không còn. Rồi họ uống nước trà nóng.
"Ai kho cá và lươn ngon quá vậy?" một ông uống một hơi hết chén trà nóng hỏi.
"Cậu cả đấy," một bà trả lời.
"Thế nội đã tìm cho cậu cả đám nào chưa?" một ông khác hỏi.
"Nội phải tìm đi, để rồi còn lo việc đồng áng thế nội," một bà khác phụ họa.
"Mời các anh các chị dùng cơm," nội nói.
"Mời nội dùng cơm," tất cả đều nói.
Mọi người ăn cơm ngon lành, cắn cà pháo kêu bôm bốp, nâng bát cơm lên, rồi hạ xuống. Trong chớp mắt, hết một bát cơm, rồi bát cơm thứ hai. Sau cùng nồi cơm hết sạch, thức ăn cũng không còn. Rồi họ uống nước trà nóng.
"Ai kho cá và lươn ngon quá vậy?" một ông uống một hơi hết chén trà nóng hỏi.
"Cậu cả đấy," một bà trả lời.
"Thế nội đã tìm cho cậu cả đám nào chưa?" một ông khác hỏi.
"Nội phải tìm đi, để rồi còn lo việc đồng áng thế nội," một bà khác phụ họa.
Tôi thẹn quá, chạy vô bếp lo nồi chè, mà
lòng thấy vui vui. Sau khi đậu đen nở, tôi bỏ đường tán đỏ vào nồi chè.
Đường tan hết, tôi nếm thử và tắt bếp. Tôi ra sân gạch xem thợ đập
lúa. Cái cối đá lật ngược, phơi mặt bằng. Các người đàn ông giang và
trụ hai chân, hai tay giơ bó lúa lên thật cao, và đập mạnh bó lúa xuống
cối đá; hạt thóc bay ra, rơi xuống nền gạch, có hạt bay thật xa. Mỗi
người cầm ở hai tay hai khúc cây to 3 phân, dài 3 tấc được nối lại bằng
một sợi giây lạt tre giang kết xoắn, quấn lấy bó lúa. Khi bó lúa rơi
hết thóc, các ông bỏ bó lúa cho các bà đạp lên nhiều lần và rủ bó rơm
cho thật hết hạt thóc. Rơm đánh thành cây trong chuồng bò. Thóc được
quét lại từng đống riêng từng người. Nội đong lúa của mỗi người và chia
công cho họ. Mọi người rửa tay chân, ăn chè đậu, và ra về. Tôi lấy
nong lớn tủ lên đống lúa của nhà. Leo lên bộ phản, tôi ngu thiếp đi.
Liên tiếp ba hôm gặt lúa, người tôi rã rời và bà nội rất mệt mõi. Thương
nội, nhưng còn nhỏ quá, tôi không làm được gì nhiều để giúp nội.
Ngày thứ tư, tôi dậy và cào trải thóc ra khắp sân để phơi. Tôi luộc khoai lang và nấu cơm cho nội ăn. Thỉnh thoảng, tôi "đi" lúa để trở thóc cho khô đều. Khi thóc đã khô, nội thuê hai bà khỏe mạnh để "dê" lúa, làm sạch thóc. Hai bà khiêng cái quạt lúa ra sân. Quạt lúa là một cái thùng có chân, cao 7 tấc, ngang 5 tấc, dài độ 2 mét, gồm hai khung: một khung là cái quạt 8 cánh, có tay quay. Trên đầu thùng ở khung thứ hai có một cái phểu gỗ lớn để đổ thóc vào. Lúa chảy từ từ xuống cái máng trong khi tôi quay cái quạt gió. Trấu sẽ bay theo chiều gió tôi quạt ra phía đầu cái thùng. Phải "dê" hai lần thì lúa mới sạch trấu và lúa lép.
Nhà nội có ba gian, gian tay phải là gian nội ngủ; gian bên trái là gian để thóc. Lúa mùa trước, nội bán hết để có chỗ cho mùa tới. Tôi đã quét sạch nền gạch. Hôm nay hai bà quây cót tròn (cót là phên đan bằng nan tre, ngang 1 thước và dài hơn 10 thước. Thóc quạt sạch đổ vào bồ cót tròn. Có ba bồ cót lúa: một bồ lúa tám soan hạt có đuôi dài, một bồ lúa chiêm (gạo trắng), và một bồ cót lúa mùa (gạo đỏ).
Sau đó, hai bà lấy 2 đấu lúa tám, đem đổ vào cối xay mà xay. Tôi kéo thử, nhưng yếu sức, cối xay không xoay. Hai bà sàng sảy gạo lức, và đổ vào cối đá mà giã. Cần giã gạo, là một cái đòn bẫy, dài hơn 3 mét và cái chày dài độ 8 tấc. Hai bà đứng lên một đầu, nhún chân đạp mạnh xuống, thì đầu có chày nâng lên cao. Khi các bà thả chân ra, cái chày giã gạo nện mạnh xuống gạo. Độ 30 phút sau, gạo trắng được sàng sảy cho sạch cám và tấm. Nội đưa hai thúng thóc trả công cho hai bà.
Sáng sớm hôm sau là ngày 14 ta, là ngày phiên chợ, nội và tôi đi chợ Gũ sớm. Chợ Gũ nằm trên sông Đáy. Dọc theo bờ sông, những đống tre giang (ống tre nhỏ nhưng rất dài, dùng chẻ làm lạt cột rất dẻo), tre luồng (ống to, dày, cứng dùng làm cột nhà.) Nội bán lúa lấy tiền đồng, được hai quan (một quan tiền là 100 đồng tiền kẻm). Bà xâu lại và quấn quanh thắt lưng. Tới chợ, nội đổi tiền đồng sang tiền giấy vì tiền giấy Đông Dương lưu hành ở chợ. Nội sang hàng cá: cá lớn được kẹp bằng nẹp tre và được nướng vàng. Nội chọn một con cá thu to; sau đó nội mua nửa cân thịt lợn đùi. Nội mua nửa cân bánh đúc: hai bà cháu ăn trước khi ra về.
Lúa đã gặt, phơi khô cho vào bồ; bò có rơm tươi mà ăn. Thức ăn có nồi cá thu kho với thịt đùi. Tôi xin nội đi chơi, lên ga Đò Lèn, tới nhà bác tôi, đối diện với nhà ga xe hỏa. Ngày hôm sau tôi tới chơi nhà ông bà ngoại, gần cầu sông Đáy. Ông Bà ngoại đã mất; cậu tôi thích chơi chim cu gáy. Rồi tôi lại về nhà với nội. Trên con đường về nhà, các bà các cô mặc váy nâu, áo tứ thân 4 màu, mang dép mo cau đi nhịp nhàng, gánh hàng về nhà. Thỉnh thoảng, một người đàn ông, hai tay nắm hai cái càng, có giây đeo qua vai, đẩy một cổ xe chở hàng hoá mà chỉ có một bánh xe bằng gỗ: đó là xe cút kít.
Tháng 11 năm 1946, Việt Cộng đã cướp chính quyền tại Hà Nội; nhưng tôi không biết gì cả. Cho đến ngày nay 2012, tôi cũng không hiểu ai đã giúp tôi ra khỏi tay Việt Cộng, một phép lạ: ba tôi về Thanh Hoá và đưa tôi vào Huế để học. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, tổng khởi nghĩa: Việt Cộng đánh Pháp. Quân Pháp ở Đà Nẵng ra giải phóng Huế và tôi được tự do. Nhưng từ ngày đó, tôi không có một tin tức gì về bà nội tôi. Năm 2000, tôi về quê, cảnh vật thay đổi: cái nhà ba gian không còn, cái ao khô cạn, ruộng đồng cũng mất, chỉ còn cái cổng gỗ. Không ai biết nội tôi chết ngày nào, có nằm trong cái hòm ba tôi mua cho nội không, và cũng không rõ mồ mã ông bà nội tôi ở nơi nào... Đắng cay quá.
Ngày thứ tư, tôi dậy và cào trải thóc ra khắp sân để phơi. Tôi luộc khoai lang và nấu cơm cho nội ăn. Thỉnh thoảng, tôi "đi" lúa để trở thóc cho khô đều. Khi thóc đã khô, nội thuê hai bà khỏe mạnh để "dê" lúa, làm sạch thóc. Hai bà khiêng cái quạt lúa ra sân. Quạt lúa là một cái thùng có chân, cao 7 tấc, ngang 5 tấc, dài độ 2 mét, gồm hai khung: một khung là cái quạt 8 cánh, có tay quay. Trên đầu thùng ở khung thứ hai có một cái phểu gỗ lớn để đổ thóc vào. Lúa chảy từ từ xuống cái máng trong khi tôi quay cái quạt gió. Trấu sẽ bay theo chiều gió tôi quạt ra phía đầu cái thùng. Phải "dê" hai lần thì lúa mới sạch trấu và lúa lép.
Nhà nội có ba gian, gian tay phải là gian nội ngủ; gian bên trái là gian để thóc. Lúa mùa trước, nội bán hết để có chỗ cho mùa tới. Tôi đã quét sạch nền gạch. Hôm nay hai bà quây cót tròn (cót là phên đan bằng nan tre, ngang 1 thước và dài hơn 10 thước. Thóc quạt sạch đổ vào bồ cót tròn. Có ba bồ cót lúa: một bồ lúa tám soan hạt có đuôi dài, một bồ lúa chiêm (gạo trắng), và một bồ cót lúa mùa (gạo đỏ).
Sau đó, hai bà lấy 2 đấu lúa tám, đem đổ vào cối xay mà xay. Tôi kéo thử, nhưng yếu sức, cối xay không xoay. Hai bà sàng sảy gạo lức, và đổ vào cối đá mà giã. Cần giã gạo, là một cái đòn bẫy, dài hơn 3 mét và cái chày dài độ 8 tấc. Hai bà đứng lên một đầu, nhún chân đạp mạnh xuống, thì đầu có chày nâng lên cao. Khi các bà thả chân ra, cái chày giã gạo nện mạnh xuống gạo. Độ 30 phút sau, gạo trắng được sàng sảy cho sạch cám và tấm. Nội đưa hai thúng thóc trả công cho hai bà.
Sáng sớm hôm sau là ngày 14 ta, là ngày phiên chợ, nội và tôi đi chợ Gũ sớm. Chợ Gũ nằm trên sông Đáy. Dọc theo bờ sông, những đống tre giang (ống tre nhỏ nhưng rất dài, dùng chẻ làm lạt cột rất dẻo), tre luồng (ống to, dày, cứng dùng làm cột nhà.) Nội bán lúa lấy tiền đồng, được hai quan (một quan tiền là 100 đồng tiền kẻm). Bà xâu lại và quấn quanh thắt lưng. Tới chợ, nội đổi tiền đồng sang tiền giấy vì tiền giấy Đông Dương lưu hành ở chợ. Nội sang hàng cá: cá lớn được kẹp bằng nẹp tre và được nướng vàng. Nội chọn một con cá thu to; sau đó nội mua nửa cân thịt lợn đùi. Nội mua nửa cân bánh đúc: hai bà cháu ăn trước khi ra về.
Lúa đã gặt, phơi khô cho vào bồ; bò có rơm tươi mà ăn. Thức ăn có nồi cá thu kho với thịt đùi. Tôi xin nội đi chơi, lên ga Đò Lèn, tới nhà bác tôi, đối diện với nhà ga xe hỏa. Ngày hôm sau tôi tới chơi nhà ông bà ngoại, gần cầu sông Đáy. Ông Bà ngoại đã mất; cậu tôi thích chơi chim cu gáy. Rồi tôi lại về nhà với nội. Trên con đường về nhà, các bà các cô mặc váy nâu, áo tứ thân 4 màu, mang dép mo cau đi nhịp nhàng, gánh hàng về nhà. Thỉnh thoảng, một người đàn ông, hai tay nắm hai cái càng, có giây đeo qua vai, đẩy một cổ xe chở hàng hoá mà chỉ có một bánh xe bằng gỗ: đó là xe cút kít.
Tháng 11 năm 1946, Việt Cộng đã cướp chính quyền tại Hà Nội; nhưng tôi không biết gì cả. Cho đến ngày nay 2012, tôi cũng không hiểu ai đã giúp tôi ra khỏi tay Việt Cộng, một phép lạ: ba tôi về Thanh Hoá và đưa tôi vào Huế để học. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, tổng khởi nghĩa: Việt Cộng đánh Pháp. Quân Pháp ở Đà Nẵng ra giải phóng Huế và tôi được tự do. Nhưng từ ngày đó, tôi không có một tin tức gì về bà nội tôi. Năm 2000, tôi về quê, cảnh vật thay đổi: cái nhà ba gian không còn, cái ao khô cạn, ruộng đồng cũng mất, chỉ còn cái cổng gỗ. Không ai biết nội tôi chết ngày nào, có nằm trong cái hòm ba tôi mua cho nội không, và cũng không rõ mồ mã ông bà nội tôi ở nơi nào... Đắng cay quá.
Phan Vũ 2012
Xin hân hạnh giới thiệu The Sun Rises In The West tập hồi ký của Thầy Phan Vũ (Vũ Ngọc Phan) phát hành năm 2009 - mời đọc để cùng học hỏi về một góc nhìn lịch sử chiến tranh Việt Nam, học thêm Tiếng Anh và Tiếng Việt.
Introduction
From Barne & Noble
Phan Vu
had this to say about his life: "I became aware of the imminent dangers
to my life, my family, and my country, in my early adolescence when I
saw the Japanese overthrow the French rule in Vietnam, capture Frenchmen
and drive them along a street in Qui Nhon City. Later, the raging
Vietnam War dominated my adult life, directing my activities: either
happy moments, or painful ones. At last, at the age of 60, I became
completely free: beginning a new life, a free life, in a new country —
the United States, with a new citizenship — American, and learning a new
language — English."
Phan's
contribution to our workshop was a historical novel, set in Vietnam
during and just after the infamous war. For a variety of reasons, we
greatly enjoyed this writing. It is a touching story, but it is also a
rich portrait of a culture: landscapes, foods, social customs, economy.
With
Phan's work, the question of language arose. Should he have someone
regularize his language (i.e., edit it to meet the various strictures of
what we call edited standard English), or should he retain the slight
tinge of English-as-a-second-language that characterized his writing?
The consensus was that he should retain the slightly "foreign" nature of
his prose, for, after all, he was "translating" Vietnamese into
English. His style added to the effectiveness of his story.
In [this novel], one finds both his slightly exotic (and effective) style and his rich portrayal of life in his native land.
Tạm dịch:
Trong quyển sách này Phan Vũ đã nói về
cuộc sống của mình: "Tôi đã nhận thức về sự nguy hiểm sắp xảy ra cho
cuộc sống của tôi, gia đình tôi, và đất nước của tôi, ở tuổi vị thành
niên khi tôi thấy người Nhật lật đổ sự cai trị của Pháp ở Việt Nam, bắt
được người Pháp và lái xe dọc theo một đường phố ở thành phố Qui Nhơn.
Sau đó, chiến tranh Việt Nam thống trị cuộc sống trưởng thành của tôi,
chỉ đạo hoạt động của tôi:. hoặc những khoảnh khắc hạnh phúc, hoặc những
đau đớn. Cuối cùng, ở tuổi 60, tôi trở nên hoàn toàn tự do: bắt đầu
một cuộc sống mới ,một cuộc sống tự do, trong một đất nước mới - Hoa Kỳ,
làm một công dân mới của Mỹ, và học tiếng Anh, một ngôn ngữ mới."
Phan đóng góp cho hội thảo của chúng tôi là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, thiết lập tại Việt Nam trong và sau khi chiến tranh khét tiếng. Với nhiều lý do, chúng tôi rất thích bài viết này. Nó là một câu chuyện cảm động, nhưng nó cũng là một bức chân dung phong phú của một nền văn hóa: phong cảnh, thực phẩm, phong tục xã hội, nền kinh tế.
Với công việc của Phan, câu hỏi của ngôn ngữ phát sinh. Ông cần phải có một người nào đó chính tắc ngôn ngữ của mình (tức là, chỉnh sửa để đáp ứng nghiêm khắc khác nhau của những gì chúng ta gọi thay đổi nội dung tiêu chuẩn tiếng Anh), hoặc anh ta nên giữ lại pha chút tiếng Anh-ngôn ngữ-như-một-thứ hai đặc trưng bằng văn bản của mình? Sự đồng thuận là rằng ông nên giữ lại một chút "nước ngoài" bản chất của văn xuôi của ông, sau cùng, ông đã được "dịch" tiếng Việt sang tiếng Anh. Phong cách của ông thêm vào làm của câu chuyện của ông có nhiều ấn tượng hơn.
Trong quyển tiểu thuyết này, người ta tìm thấy cả hai phong cách hơi kỳ lạ rất ấn tượng và vai diễn phong phú của ông về cuộc sống ở quê hương ông.
Phan đóng góp cho hội thảo của chúng tôi là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, thiết lập tại Việt Nam trong và sau khi chiến tranh khét tiếng. Với nhiều lý do, chúng tôi rất thích bài viết này. Nó là một câu chuyện cảm động, nhưng nó cũng là một bức chân dung phong phú của một nền văn hóa: phong cảnh, thực phẩm, phong tục xã hội, nền kinh tế.
Với công việc của Phan, câu hỏi của ngôn ngữ phát sinh. Ông cần phải có một người nào đó chính tắc ngôn ngữ của mình (tức là, chỉnh sửa để đáp ứng nghiêm khắc khác nhau của những gì chúng ta gọi thay đổi nội dung tiêu chuẩn tiếng Anh), hoặc anh ta nên giữ lại pha chút tiếng Anh-ngôn ngữ-như-một-thứ hai đặc trưng bằng văn bản của mình? Sự đồng thuận là rằng ông nên giữ lại một chút "nước ngoài" bản chất của văn xuôi của ông, sau cùng, ông đã được "dịch" tiếng Việt sang tiếng Anh. Phong cách của ông thêm vào làm của câu chuyện của ông có nhiều ấn tượng hơn.
Trong quyển tiểu thuyết này, người ta tìm thấy cả hai phong cách hơi kỳ lạ rất ấn tượng và vai diễn phong phú của ông về cuộc sống ở quê hương ông.