Friday, 19 May 2017

10 LOẠI THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CHUNG VỚI THUỐC TÂY




10 LOẠI THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CHUNG VỚI THUỐC TÂY


Rất nhiều người do chủ quan trong sử dụng thuốc tây mà không biết rằng nó là con dao 2 lưỡi có thể gây nhiều tác hại khôn lường, trường hợp nhẹ thì ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, nặng có thể dẫn đến tử vong. Bài viết tổng hợp trên khía cạnh các loại thực phẩm tuyệt đối không thể sử dụng cùng thuốc tây để mọi người lưu ý trong ăn uống.

Các loại thực phẩm không dùng với thuốc tây

1. Thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm

Trong khi đang sử dụng thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên nói KHÔNG với sữa và các sản phẩm từ sữa! Một số loại kháng sinh có thể gây đóng cục với sắt, canxi và các khoáng chất khác có trong các thực phẩm từ sữa (ví dụ cripo). Sự kết hợp này sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Ví dụ: Khi bạn nhận được một đơn thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng, hãy hỏi nếu thuốc thuộc nhóm tetracycline hoặc flouroquinolones. Nếu như vậy, cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ. Bạn cũng nên hỏi các bác sĩ về thời gian thích hợp nếu bạn đang uống các vitamin tổng hợp chứa các khoáng chất. Bởi những vitamin này cũng như các sản phẩm từ sữa, có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

2. Nước ép trái cây và thuốc chống dị ứng

Nước ép trái cây (táo, cam, bưởi… ) nên uống cách thời điểm uống thuốc Allegra (fexofenadine) ít nhất 4 giờ. Trong cơ chế tác động, các loại nước ép này ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng Allegra khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng như Cipro hay Levaquin, các thuốc chữa bệnh tuyến giáp như Synthroid hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn như Singulair.

 3. Thuốc ho tránh các loại quả họ cam, quýt

Chanh, bưởi, cam, quýt, quất không nên ăn khi đang dùng thuốc ho. Bởi lẽ chúng có thể chặn một enzyme vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, bao gồm dextromethorphan chữa ho, khiến sau đó thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

Kết hợp các loại quả họ cam quýt với dextromethorphan khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ; còn với statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng. Ảnh hưởng của các loại trái cây này với thuốc có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn khi đang sử dụng statins hay dextromethorphan.

4. Thuốc đau đầu và đồ uống có cồn

Bản thân đồ uống có cồn là không tốt, nhưng đặc biệt nếu chúng ta sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến các ấy sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.

5. Cà phê

Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.

 Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.

Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.

6. Trà xanh

Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.

Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

 7. Tỏi và thuốc trị tiểu đường

Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.

8. Tôm và vitamin

Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

 9. Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

10. Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm

Hãy kiểm tra nhãn thuốc của bạn. Nếu thuốc thuộc nhóm monoamine oxidase inhibitors, hay còn gọi là MAOIs, là nhóm chất có khả năng ức chế hoạt động của enzyme monoamine oxidase với các tên Marplan, Nardil, Emsam, hoặc Parnate - khi kết hợp với loại thực phẩm giàu axít amin tyramine có thể gây đột biến trong huyết áp, đe dọa tính mạng. Danh sách thực phầm này không chỉ bao gồm xúc xích, cá hồi hun khói, mà còn có rượu vang đỏ, dưa cải bắp, pho mát lâu năm, sữa đậu nành và bia tươi. Tuy nhiên, tin tốt lành là bia đóng lon hoặc đóng chai có thể sẽ không làm tổn thương bạn và hiện nay, MAOIs đã được thay thế phần lớn bằng các loại thuốc chống trầm cảm thế hệ mới hơn, những loại không có phản ứng tương tự với tyramine.

Trên đây là 10 nhóm thực phẩm không nên đi kèm với các nhóm thuốc tương ứng mà các bạn đặc biệt là các mẹ nên lưu ý trong ăn uống và sử dụng thuốc để tránh gây ra những sai lầm tại hại đáng tiếc.