Các
kim tự tháp nổi tiếng nhất Ai Cập là bằng chứng cho quyền uy của các
Pharaoh, khơi dậy sự tò mò và tranh luận giữa giới khảo cổ học, đặc biệt
là kim tự tháp của vua Kheops.
Tại
các khu lăng mộ thường bao gồm một kim tự tháp lớn và nằm bao quanh là
một số kim tự tháp nhỏ hơn (kim tự tháp nữ hoàng). Theo những hình ảnh
mà Jean Pierre Baron và Gilles Dormion thu được từ radar xuyên đất năm
2000, những kim tự tháp này có thể sở hữu hành lang dẫn tới một căn
phòng khác.
Các
ống thông gió trong kim tự tháp Kheops là chủ đề bàn tán của các nhà
khảo cổ. Họ nghĩ rằng đây là thứ tượng trưng để linh hồn của nhà vua dễ
dàng sang với thế giới bên kia.
Nằm
cách mặt đất hơn 30 m trong tự tháp Kheops, căn phòng dưới đất này vẫn
còn là ẩn số với các nhà khảo cổ. Nhiều giả định cho rằng căn phòng này
có thể liên quan đến tín ngưỡng cổ đại.
Gần
đây, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu những vết tích bên ngoài kim
tự tháp. Họ đo được mỗi cạnh đáy kim tự tháp dài 230 m. Tuy nhiên, sau
khi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, họ phát hiện kích thước các
cạnh đáy có thể thay đổi chút ít, nhất là mặt quay về phía đông thiếu
khoảng 14 cm.
Các
nhà khoa học rất quan tâm đến tượng nhân sư, kết cấu xây dựng chính xác
và đối xứng đến mức họ không tin rằng bàn tay con người đã xây dựng nên
công trình này.
Tuy
người Ai Cập thời đó chỉ mới sử dụng chùy gỗ nhưng họ đã xây dựng thành
công những kim tự tháp lớn nhất, chính xác từ bốn điểm đã xác định. Quá
trình xây dựng kim tự tháp đến nay vẫn là một ẩn số.
Dựa
vào những nét trang trí, các nhà khảo cổ cho rằng đây là phòng của nhà
vua. Căn phòng trống trơn khi được phát hiện với trần nhà đã nứt. Trên
nóc của nó còn có năm phòng nhỏ xây chồng lên nhau.
Các
kim tự tháp được xây dựng từ những điểm xác định sẵn. Kích thước và bề
mặt của kim tự tháp đều dựa vào tính toán trên tọa độ địa lý và đường
kính của trái đất. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu tại sao người Ai
Cập có thể xây dựng những công trình kiên cố như vậy mà không dùng tới
bất cứ thiết bị cần thiết nào như hiện nay.