ALEXANDRE YERSIN - người ghi tên Đà Lạt vào bản đồ Việt Nam
ALEXANDRE YERSIN - ĐẠI ÂN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
Mỗi căn nhà đều có dấu vết của con người cùng đồ vật gắn bó với những kỉ niệm. Mỗi thành phố luôn ẩn chứa trong nó bao nhiêu vết tích tàn dư của lịch sử. Hôm nay, lật lại từng trang ký ức đang dần bị lãng quên bởi thời gian, tôi muốn làm sống lại một con người, để chúng ta lại có dịp gọi tên ông thêm một lần, và rất nhiều lần nữa… Lịch sử đời đời nhớ đến ông - bác sĩ, nhà bác học Alexandre Yersin, không phải chỉ trong những trang giấy, mà còn trong cả trái tim những người ở lại.
Nếu bạn đã từng một lần được tiêm chủng, chích ngừa…hãy biết ơn người đã cứu mạng mình.
Nếu bạn đã từng được thưởng thức một ly cà phê hay ca cao nóng… hãy nhớ ơn người đã mang chúng về Việt Nam
Nếu bạn đã từng được ăn cà rốt, súp lơ, su su… hay ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa lay-ơn, cẩm tú cầu… đừng quên người đã trồng nên chúng…
***
Bài viết này là món quà đặc biệt dành cho những ai đã yêu và đang thương Đà Lạt. Bởi khi đã yêu thương thực lòng, người ta sẽ không đến đây chỉ để check in, chụp vài ba bức ảnh, hay ghé vào những khu du lịch nổi tiếng… mà còn muốn được lắng nghe những âm thanh vọng về từ cội nguồn và ký ức…
Vào năm 1868, tức là 25 năm trước khi bác sĩ Yersin đặt chân đến vùng đất cao nguyên lạnh, Dinh Điền Sứ Nguyễn Thông của triều đình nhà Nguyễn đã khám phá ra cao nguyên Lâm Viên. Ông đã từng báo cáo cuộc khai hoang này lên triều đình nhà Nguyễn trong “Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng Thượng du”, nhưng vì việc thực hiện cuộc di dân lên vùng đất này để khai phá đòi hỏi rất nhiều kinh phí, nên vùng đất ấy đã nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.
Tôi rất cảm động về tình cảm mà các em đối với tôi. Các em hãy tin rằng tôi cũng rất yêu mến và thân ái đối với các em…Nhiều người muốn biết tên Đà Lạt xuất phát từ đâu? Có người cho rằng đó là chữ viết tắt của Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperem – “Nơi mang lại niềm vui cho một số người và đem lại sự mát lành cho những người khác.” Cũng có người nói rằng, tên Đà Lạt xuất phát từ chữ D’Lat trong nhật ký của bác sĩ Yersin.
Các em làm tôi nhớ đến việc phát hiện ra cao nguyên Lang Biang vào tháng 6 năm 1893 trong một cuộc tìm kiếm , nghiên cứu nhằm mục đích khai phá một vùng rừng núi phía Nam Trung phần cho đến lúc đó vẫn chưa ai biết…
Các em muốn đặt cho trường trung học đẹp đẽ này cái tên của người sống sót cuối cùng của phòng thí nghiệm Pasteur. Tôi xin cảm ơn các em.
(Trích Đáp từ của bác sĩ Yersin - Đọc tại trường trung học Yersin)
Nhưng dù thế nào chăng nữa, hơn một trăm năm trôi qua, Đà Lạt của hôm nay đã trở thành “nơi cho người này niềm vui, người kia sự mát lành” đúng như ý nghĩa của nó. Và trong suốt chặng đường dài ấy, hình ảnh bác sỹ Alexandre Yersin vẫn luôn in đậm trên mảnh đất cao nguyên xinh đẹp này. Tên của ông không chỉ được đặt cho trường học, đường phố và công viên của thành phố mà còn luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất, trong trái tim và ký ức của những con người Đà Lạt…