HOA ANH TÚC LÀ GÌ? TÁC DỤNG TRỊ BỆNH - CÁCH DÙNG VÀ LƯU Ý
Cây hoa Anh Túc là một loài hoa rất xinh đẹp và sặc sỡ. Trông chúng nổi bật như những bông hoa tuylip. Nếu nhắc đến hoa Anh Túc thì hẳn rất nhiều người không biết đây là loài cây gì, nhưng nếu nhắc đến cây thuốc phiện thì không còn gì lạ lẫm nữa.
Hoa Anh túc
Hoa anh túc có khả năng chữa trị các chứng bệnh thường gặp, như giảm đau, trị đau bụng, đi ngoài, đau dạ dày cực nhanh chóng. Tuy nhiên pháp luật cấm không sử dụng và tiêu thụ loài cây này dưới mọi hình thức. Bởi vì, những chứng bệnh trên đã có rất nhiều loại thuốc phù hợp hơn để điều trị.
Bài viết này sẽ cho ta cái nhìn tổng quan hơn, những điểm tiêu cực và tích cực của cây hoa anh túc trong cuộc sống. Và lí do tại sao chúng bị cấm buôn bán sử dụng trái phép nhé.
A. Những đặc điểm bạn cần biết về Cây Anh Túc
Nguồn Gốc Cây Anh Túc
Hoa anh túc mọc ở rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là Châu Âu và Châu Á. Nhưng nguồn gốc xa xưa là ở Hy Lạp. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số và trên độ cao 1000m.Tên gọi thường thấy là thuốc phiện, á phiện, phù du. Cây được mọc tự nhiên và nhà nước cấm sản xuất và thu hoạch đại trà.
Thời điểm cây cho ra trái là vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Nên chỉ có thể gieo hạt vào mùa đông từ tháng 10-11 âm lịch. Thời gian từ lúc gieo cho đến khi thu hoạch tối thiểu mất 3 tháng.
Nơi Phân Bố, nuôi trồng Cây Anh Túc
Cách đây khoảng 30 tới 40 năm về trước, loài cây này được người dân tộc trồng phổ biến ở nhiều nơi trên vùng núi phíaTây Bắc như ở: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình…Nhưng tới những năm gần đây, nhà nước cấm trồng và buôn bán trái phép cây hoa anh túc, kể cả nó có mọc hoang dại trong nhà. Nếu đi du lịch ở các vùng kể trên mà bạn vẫn còn thấy, thì là do các hạt vương vãi sau khi phát quang để lại.
Báo đài thường hay tuyên truyền về Cây hoa anh túc – thành phần chính để chiết xuất lấy nhựa, sản xuất thuốc phiện. Đây là một loại thuốc gây nghiện cực mạnh, khiến những người sử dụng nó bị gây nghiện trầm trọng. Thuốc gây bản thân bị rơi vào trạng thái ảo tưởng, mất nhận thức và kiểm soát cơ thể khi dùng quá liều.
Nếu dùng liên tục một thời gian dài có thể dẫn đến tử vong. Thuốc phiện đã gây nên bao nhiêu nước mắt cho gia đình xã hội. Giới trẻ là đối tượng dễ dàng bị dụ dỗ sử dụng thuốc phiện nhất.
Vì vậy trong nhiều năm qua nhà nước đã tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay tiêu thụ, nuôi trồng và vận chuyển thuốc phiện và chế phẩm trên mọi hình thức.
Đối với các vùng có mặt cây thuốc phiện, nhà nước tuyên truyền phá bỏ cây thuốc phiện, trồng các loại cây lượng thực có giá trị kinh tế khác. Việt Nam ta phải là nước đi đầu trong việc phòng chống ma túy và thuốc phiện.
Đặc điểm hình thái Cây Anh Túc
Có rất nhiều tên gọi khác cho cây hoa anh túc như: anh túc xác( phù du), cây thuốc phiện hoặc a phiến. Hay a tử túc (anh tử xác)… Một số người còn nói lệch đi là cù túc xác( mễ nang ) , giới tử xác, oanh túc xác… Người dân tộc thiểu số lại đặt tên là mễ xác, ngự mễ xác, túc xác… hoặc là nha phiến yên quả quả, yên đầu đầu, nàng tiên…Tên khoa học của nó là Fructus paraveris Deseminatus. Và thuộc họ nhà thuốc phiện Papaveraceae.
Hoa anh túc là loại cây thân thảo có thể sống được 2 năm. Chiều cao trưởng thành từ 1 mét đến 1,6 mét. Có lá hình bầu dục, đối xứng, có nhiều tua mọc dọc thân, dài từ 5 cm đến 7 cm.
Toàn thân cây anh túc đều có màu lục, thân mềm và mọc thẳng. Rễ ở dạng phân nhánh. Hoa có rất nhiều màu sặc sỡ : màu tím, trắng, đỏ vàng hoặc vàng. Cánh xếp thành nhiều lớp, nở bung ra và bao trùm lấy nhị hoa to.
Hoa nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm . Quả có hình cầu hoặc trụ dài từ 4 cm đến 7 cm, rộng từ 3 cm đến 6 cm. Lúc non quả có màu xanh và về già chuyển dần sang màu nâu đen.
Thành phần hóa học của Cây Anh Túc
Vỏ quả anh túc có vị chua chát, có độc, tính bình. Thành phần gồm có codein, morphin, papaverin, narcotin, thebain, narcotolin, cedoheptulose, dmannoheptulose, erythritol, myoinositol, norsanguinarin, sanguinarin, cryptopl, cholin, protopine…Trước đây, Người dân tộc Hmông còn dùng làm rau ăn và chế biến các món ăn. Còn trẻ em thì hái quả để ăn.
Tác động dược lý của Cây Anh Túc
Trong đông y xưa, thầy thuốc dùng vỏ quả anh túc làm thuốc chữa các bệnh như ho gà, ho hen lâu ngày, hoạt tinh do thận hư, di tinh, đau ngực, tiểu chảy, đau bụng, giảm ho, giảm đau,… Nhưng người sắc thuốc phải có kĩ năng pha chế, biết loại bỏ độc tính và chất gây nghiện của nó.1. Tác động vào vết thương, giúp giảm đau
Morphin và Codein trong cây hoa anh túc có khả năng làm giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu đau. Tuy nhiên chỉ nên dành dùng thuốc phiện để chữa trị, khi đối tượng quá đau do xạ trị và điều trị ung thư.Hoặc không chống chịu được vết đau mà trường hợp không được dùng gây mê, gây tê. Thành phần Morphin có giá trị giảm đau gấp 4 lần so với codein.
2. Tác động vào hệ thần kinh, gây thôi miên
Để tác động vào hệ thần kinh đủ để thôi miên người ta thường dùng một lưu lượng nhỏ. Khả năng thôi miên của Codein và Morphin khi sử dụng ở mức độ thấp chỉ gây ngủ nhẹ.
3. Tác động vào hệ hô hấp
Morphin có khả năng gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp làm cho người sử dụng gặp biểu hiện thở dốc và nhanh. Nếu ở liều lượng cao có thể gây khó thở, thậm chí là tắt thở. Morphin rất dễ gây hiện tượng sốc thuốc.Codein tác dụng lên hệ hô hấp yếu hơn một chút so với Morphin. Ở liều thấp tối thiểu, Morphin giúp ức chế các cơn ho và giảm đau. Còn codein giúp long đờm, tuy yếu hơn morphin, nhưng ít gây ra tác dụng phụ.
4. Tác động vào vết vị trường
Ở liều rất thấp, morphin có thể gây ra táo bón. Nguyên do là morphin tác dụng tăng trương lực, giảm thúc đẩy cơ ở thành ruột, đồng thời giản dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra morphin còn có thể làm tăng sức ép bên trong ống mật. gây ra buồn nôn, đau thắt bụng và đau mật. Codein cũng tương tự nhưng yếu hơn morphin một chút.B. Các bài thuốc điều trị bệnh từ Hoa Anh Túc
1. Điều trị ho lâu ngày
Lấy vỏ quả anh túc, lột bỏ gân, nướng mật, tán nhuyễn. Mỗi lần lấy ra 2g uống cùng nước ấm, pha với mật ong.2. Điều trị Lị
Lấy vỏ quả anh túc, loại bỏ 2 cuống núm trên và dưới của quả,đem đập dập, rồi mang nướng với mật tới hơi khi ngả đỏ, hậu phác ( tách vỏ, ngâm cùng tinh chất gừng qua đêm, đem nướng). Cả hai tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng lấy ra 8-12g uống cùng nước gạo (vớt ra từ nước cơm).3. Điều trị hen suyễn, ho lao lâu ngày tự đào thải ra
Lấy 100g anh túc xác, loại bỏ màng và 2 đầu đế, ngâm tẩm với giấm rồi sao vàng , 20g ô mai. Cả 2 tán nhuyễn thành bột. Trước khi đi ngủ lấy 8g ra uống.4. Điều trị thủy tả không cầm
Anh túc xác chỉ 1 phần, đại táo nhục và ô mai nhục đều lấy 10 phần. Tất cả sắc với 1 chén nước tới khi cạn còn 7/10 rồi uống khi còn ấm.5. Điều trị xích bạch lị ở trẻ nhỏ
Dùng 20g anh túc xác , tán nhỏ rồi ngâm giấm, sao qua trên chảo đồng, 20g binh lang đem nghiền nhỏ rồi đi sao đỏ, xích lỵ vừa đủ. Uống cùng với nước mật ong ấm, bạch lỵ thì uống với nang đường.6. Điều trị Lị lâu ngày
Dùng anh túc xác ngâm giấm rồi nướng lên, đâm nhuyễn, hòa trộn cùng mật ong và vo thành viên hoàn. Mỗi ngày lấy viên hoàn 6 g đem đi pha với nước ấm..Cách hai là dùng 400g anh tác xác bỏ màng bỏ 2 đầu cuống, đem chia thành 3 phần. Trong đó phần 1 ngâm dấm và sao vàng , phần 2 tẩm mật sao vàng và để nguyên phần 3. Tất cả tán bột, trộn với mật rồi vo viên. Mỗi ngày lấy ra 1 viên khoảng 8g uống cùng nước gạo ( nước cơm lúc nấu).
7. Điều trị bạch lỵ, thổ tả, bỏ ăn uống ở trẻ em.
Lấy 40g anh tác xác (sao), 40g kha tử (nướng và bỏ hạt), 40g trần bì (sao), 8g chích thảo và 8g sa nhân. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy ra 8-12g uống cùng nước gạo ( nước cơm lúc nấu).C. Những lưu ý và kiêng kị khi dùng cây Hoa Anh Túc
1. Những điều kiêng kị
Đối tượng nên lưu ý sử dụng là người mới bị ho hoặc mới bị lỵ. Trẻ em dưới 3 tuổi, người ốm yếu, con gái tuổi dậy thì, chân khí suy mà có thực tà. Người lớn tuổi bị bệnh gan hoặc suy thận không được dùng.Những đối tượng phải đến thăm khám y tế mà không được tự ý sử dụng thuốc phiện:
- Phụ nữ có thai có thai và cho con bú và chỉ nên dùng theo khuyến cáo và thuốc kê đơn của bác sĩ.
- Người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây anh túc đỏ hoặc các bộ phận nào khác của cây anh túc.
- Người có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh phức tạp khác.
- Người có tiền sử bị dị ứng về thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay lông động vật.
2. Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này ( liều lượng nhỏ) gồm:- Nôn mửa
- Đau dạ dày
3. Các chất dễ tương tác với thuốc phiện
Thuốc từ Cây anh túc đỏ có các dạng bào chế như:- Trà
- Sirô
- Thuốc chống loét
- Các chất đối kháng kim loại nặng
- Các chất chelating
- Muối sắt
- Các loại thuốc chống loạn thần như lorazepam (Ativan®) hoặc diazepam (Valium®)
- Các loài cây bồ đề như phenobarbital
- Các chất ma túy như codeine
- Thuốc chống trầm cảm
- Rượu.