Saturday, 4 April 2020

THIẾU CHẤT SẮT ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN CƠ THỂ...


THIẾU CHẤT SẮT ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN CƠ THỂ

Vai trò của sắt đối với sức khỏe

• Sắt là chất khoáng quan trọng trong hoạt động chức năng của cơ thể chúng ta, trong đó quan trọng nhất là chức năng sản sinh tề bào hồng cầu giúp chuyên chở oxy trong cơ thể. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy.
Thiếu sắt ảnh hưởng lớn đến cơ thể: Những biểu hiện của việc thiếu sắt
Sắt còn là thành phần của nhiều enzim, do đó chúng có thể giúp rất nhiều hoạt động của các tế bào. Các enzim tạo điều kiện cho tiêu hóa thức ăn và các phản ứng sinh học khác trong cơ thể chúng ta.

Do đó, sắt là chất khoáng thiết yếu đối với cơ thể và bạn nên ăn hàng ngày một lượng (mg/ngày) theo khuyến cáo dưới đây.
Nhu cầu lượng sắt ăn vào theo khuyến cáo (mg/ngày)

• Trẻ em dưới 6 tháng: 0,27mg
• 1-3 tuổi: 7mg
• 4-8 tuổi: 10mg
• Con trai 9-13 tuổi: 8mg
• Con trai 14-18 tuổi: 11mg
• Đàn ông từ 19 tuổi: 8mg
• Con gái 9-13 tuổi: 8mg
• Con gái 14-18 tuổi: 15mg
• Phụ nữ 19-50 tuổi: 18mg
• Phụ nữ từ 51 tuổi: 8mg
• Phụ nữ mang thai 14-50 tuổi: 27mg
• Phụ nữ cho con bú 14-18 tuổi: 10mg
• Phụ nữ cho con bú 19-50 tuổi: 9mg

Phụ nữ phải mất máu nhiều vào thời kỳ kinh nguyệt nên uống chất bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu sắt theo khuyến cáo.

Sự thiếu chất sắt
Thiếu sắt gây nên bệnh thiếu sắt. Đó là một trong những tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ tiền mãn kinh. Hiện tượng này gây nên bởi sự suy yếu các kho dự trữ sắt trong cơ thể và không có khả năng duy trì hàm lượng hemoglobin trong máu.
Hemoglbin là chất có trong các tế bào máu giúp chúng chuyên chở oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt theo nhu cầu làm cho cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin. Hệ quả là suy giảm về sức khỏe và chức năng gây tác động bất lợi đến hoạt động một số hệ thống cơ quan.

Nguyên nhân thiếu sắt
Mọi nguyên nhân đều liên quan đến tiêu thụ không đủ sắt hay đào thải quá nhiều sắt. Trong cả hai trường hợp đó, cơ thể của bạn không có khả năng sản xuất đủ hemoglobin. Dưới đây là một số nguyên nhân thiếu sắt cơ bản.

1. Nhu cầu về sắt tăng lên
Có một số trường hợp mà con người cần một lượng sắt tăng cường.

• Trẻ bú sữa cần nhu cầu về sắt nhiều hơn so với trẻ em lớn hơn vì chúng đang trong giai đoạn sinh trưởng nhanh nhưng rơi vào thời điểm khó khăn không nhận đủ lượng sắt từ chế độ ăn bình thường của nó.

• Bà bầu cần sắt nhiều hơn bởi vì nguồn sắt của họ cần để đáp ứng cho lượng máu tăng lên cho bản thân họ cũng như cung cấp hemoglobin cho sự sinh trưởng của bào thai.

2. Bị mất máu
Khi người ta bị mất máu họ cũng bị mất sắt vì máu chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, họ cần thêm sắt để thay thế cho lượng sắt bị mất đi.

• Những phụ nữ bị mất máu trong thời gian hành kinh là những người dễ bị bệnh thiếu sắt vì mất máu kinh nguyệt.

• Một số bệnh khác như loét đường ruột, bệnh trĩ, polip ruột kết, ung thư trực tràng đều gây nên hiện tượng mất máu mãn tính lâu dài trong cơ thể, do đó làm thiếu sắt.

• Chảy máu dạ dày-ruột do phải sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau ngoài thị trường chẳng hạn như aspirin có thể cũng gây nên bệnh thiếu máu. Chảy máu trong là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu sắt đối với đàn ông và phụ nữ tiền mãn kinh.

3. Thiếu sắt trong chế độ ăn
Nhu cầu về sắt của cơ thể đạt được hầu hết từ thực phẩm ăn vào.Việc tiêu thụ lượng sắt quá ít lâu dài có thể dẫn đến thiếu sắt. Những thực phẩm giàu sắt gồm thịt, rau ăn lá, trứng và các thực phẩm bổ sung sắt. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng cần sắt từ chế độ ăn để đáp ứng cho quá trình sinh trưởng và phát triển thích hợp của chúng.

4. Kém hấp thu sắt
Bên cạnh việc ăn vào, sắt trong thức ăn cần được hấp thu vào trong mạch máu tại ruột non. Bệnh rối loạn tự miễn ruột non là một trục trặc của tiêu hóa làm ảnh hưởng tới khả năng hấp dinh dưỡng của ruột non từ các thức ăn đã tiêu hóa, do đó gây nên thiếu sắt.

Sự hấp thu sắt cũng bị ảnh hưởng nếu như một phần dường ruột bị nối hay bị phẫu thuật cắt bỏ. Lượng sắt được hấp thu từ thức ăn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sau.

Sắt từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, thịt gà và cá đều có phức chất của sắt (gọi là sắt hem) nên có thể được hấp thu hiệu quả hơn 2-3 lần so với sắt không hem trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Sự hấp thu sắt không hem từ thực phẩm thực vật phụ thuộc vào các loại thực phẩm khác ăn cùng với nó. Chẳng hạn như, các loại thịt, thịt gà và cá có chứa sắt hem làm tăng hấp thu sắt không hem như ngũ cốc bổ sung sắt, rau bina và một số đậu.

Các thực phẩm giàu vitamin C có thể cũng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt không hem khi được ăn cùng với chúng.

Các hợp chất hóa học như các rượu đa chức polyphenol, các muối phytate và can-xi có trong một số thực phẩm hay đồ uống như nước chè, cafe, ngũ cốc nguyên hạt, rau đậu, sữa và các sản phẩm sữa có thể làm giảm sự hấp thu sắt không hem.

Những người nguy cơ thiếu sắt
Mặc dù mọi người đều có thể bị thiếu sắt, nhưng có một số đối tượng chịu nguy cơ tác động nhiều hơn. Vì nguy cơ với họ là cao nên nhu cầu đối với sắt của họ là nhiều hơn so với những người khác.

1. Phụ nữ
Phụ nữ mất máu trong thời gian hành kinh nên họ là những người chịu nguy cơ thiếu máu nhiều hơn cả. Phụ nữ có bầu cũng có thể bị thiếu sắt vì nhu cầu cao đối với sắt.

2. Trẻ em và thiếu niên
Trẻ em, đặc biệt là đối với các trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh thiếu tháng thường không nhận đủ sắt từ sữa mẹ hay từ sữa công thức, vì vậy chúng có nguy cơ cao về thiếu sắt.
Thiếu niên cần nhiều sắt hơn trong giai đoạn sinh trưởng. Các trẻ em cần các chăm sóc y tế đặc biệt như là bị mắc các bệnh truyền nhiễm kinh niên hay phải sử dụng chế độ ăn hạn chế cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt.

3. Người ăn chay
Những người ăn chay không ăn thịt có nguy cơ cao đối với thiếu sắt. Như nội dung nêu trước, thực vật chứa sắt không hem nên cần được bổ sung với các nguồn thực phẩm khác có chứa sắt hem như thịt, cá và trứng để tăng cường khả năng hấp thu.

4. Người cho máu thường xuyên
Những người cho máu thường xuyên có nguy cơ cao đối với thiếu sắt vì sắt dự trữ của họ hết dần theo lượng máu cho đi. Lượng hồng cầu thấp gây ra bởi cho máu, tuy nhiên, đó là vấn đề tạm thời có thể điều trị bằng ăn các thực phẩm giàu sắt.

Biểu hiện của thiếu sắt
Hàm lượng sắt không đủ có thể làm suy giảm hoạt động chức năng của cơ thể. Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng không thể hiện ra ngoài vì chúng thường nhẹ. Bạn có thể quan sát thấy các biểu hiện đó chỉ khi bệnh thiếu máu của bạn đã trầm trọng.

Các biểu hiện là không nhìn thấy được trong giai đoạn sớm của bệnh thiếu máu. Người đang mắc bệnh thiếu sắt có thể có một số biểu hiện sau đây.

• Mệt mỏi và ốm yếu
• Hoa mắt
• Đau đầu
• Thở ngắn
• Da nhợt nhạt
• Đau ngực
• Khó tập trung
• Nhận thức và giao tiếp xã hội chậm đối với trẻ em
• Chân và tay lạnh
• Khó duy trì thân thiệt
• Chức năng miễn dịch hoạt động chậm làm tăng mẫn cảm với lây nhiễm bệnh.
• Viêm lưỡi

Biểu hiện đối với trẻ em và thiếu niên
• Hay quấy nhiễu
• Ít chú ý
• Sinh trưởng và phát triển chậm
• Kém ăn
• Chậm phát triển một số kỹ năng như đi và nói.


Những tác hại của cở thể khi bị thiếu chất sắt- Thuocbietduoc


Bệnh thiếu sắt
Bệnh thiếu sắt là một bệnh nghiêm trọng, diễn biến từ từ nhưng để lại hậu quả sức khỏe lâu dài. Thiếu sắt ít không gây nên những biến chứng nghiêm trọng, nhưng khi không được điều trị, nó sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe như sau.

1. Thiếu máu
Thiếu sắt trầm trọng sẽ gây nên bệnh thiếu máu vì nó làm giảm tuổi thọ tế bào hồng cầu. Trong trường hợp này, hàm lượng hemoglobin thấp đến mức máu không đủ oxy cho các tế bào, vì thế nó ảnh hưởng toàn bộ cơ thể.
Biểu hiện của thiếu máu bao gồm nhìn da thấy nhợt nhạt, thở hụt hơi, hoa mắt và mệt mỏi. Nó cũng gây ra hậu quả làm giảm chức năng miễn dịch và giảm khả năng sinh trưởng và nhận thức.

2. Đau tim
Thiếu sắt có thể dẫn đến tim đập nhanh hay loạn nhịp. Khi bị thiếu máu, tim của bạn được yêu cầu bơm thêm nhiều máu để bù lại sự thiếu hụt oxy chuyên chở trong máu. Điều đó gây nên tim bị to lên hay bị suy tim.

3. Sinh trưởng chậm
Thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn tới sinh trưởng và phát triển chậm ở trẻ em và thiếu niên. Thiếu sắt cũng liên quan tới mức độ mẫn cảm tăng lên đối với viêm nhiễm.

4. Biến chứng đối với thai nhi
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao về thiếu sắt, gây nên đẻ non và trẻ thiếu cân. Tình trạng này có thể dễ dàng đề phòng trong thời gian mang thai bằng uống sắt bổ sung như là một phần của chăm sóc trước khi sinh.

5. Ung thư ruột kết
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây ung thư ruột kết. Một nghiên cứu được tiến hành trên 628.882 bệnh nhân với 40 tuổi trở lên đã cho kết quả là 3,1% hay 19.349 bệnh nhân bị bệnh máu thiếu sắt. Vì vậy, những người thiếu sắt có nhiều nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

6. Mệt mỏi
Thiếu sắt gây nên mệt mỏi. Tình trạng này có đặc điểm là chán nản và thiếu ngủ. Vì vậy, cần phải xác định thiếu sắt để điều trị và đề phòng mệt mỏi.

Điều trị bệnh thiếu sắt
Không nên bỏ qua hiện tượng thiếu sắt vì nó sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc chẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh do thiếu sắt là rất quan trọng trước khi tình trạng bị xấu đi.
Thiếu sắt có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng tiến hành các xét nghiệm hemoglobin để định lượng hemoglobin hay xét nghiệm phần trăm thể tích tế bào hồng cầu trong máu.
Sự giảm sút hemoglobin và thể tích hồng cầu cho biết sự thiếu sắt ngiêm trọng. Việc điều trị thiếu sắt phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi, sức khỏe và nguyên nhân của thiếu sắt.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thiếu sắt.

1. Sử dụng các thực phẩm giàu sắt
Thiếu ít đối với sắt có thể điều trị bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào trong chế độ ăn. Sắt từ nguồn động vật như thịt, thịt gà và trứng thì được cơ thể dễ hấp thu hơn.

Nếu là người ăn chay, bạn cần tăng lượng ăn vào đối với các thực phẩm thực vật giàu sắt để hấp thu lượng sắt tương đương các nguồn động vật. Danh mục dưới đây là nguồn các loại sắt hem và sắt không hem.


Một số nguồn “sắt hem”
Thục phẩm Suất ăn Lượng sắt % Tiêu chuẩn
100g 28 mg 155%
Gan lợn 100g 18 mg 100%
Thận cừu 100g 12 mg 69%
Hàu nấu chín 100g 12 mg 67%
Mực 100g 11 mg 60%
Gan cừu 100g 10 mg 57%
Bạch tuộc 100g 9.5 mg 53%
Trai hến 100g 6.7 mg 37%
Gan bò 100g 6.5 mg 36%
Tim bò 100g 6.4 mg 35%
Một số nguồn “sắt không hem”
Thực phẩm Suất ăn Lượng sắt % Tiêu chuẩn
Đậu tương 250ml 9.3 mg 52%
Đậu vàng tươi 100g 7 mg 39%
Đậu lăng 250ml 7 mg 39%
Đậu gà 140g 4.8 mg 27%
Hạt đậu nành 250ml 4.7 mg 26%
Hạt vừng rang 30g 4.4 mg 25%
Tảo xoắn 15g 4.3 mg 24%
Kẹo gừng 30g 3.4 mg 19%
Rau bina 85g 3 mg 17%

2. Ăn các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C tăng cường hấp thu sắt của cơ thể. Bạn nên uống nước cam chanh hay ăn các thực phẩm giàu vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt. Nước cam hay nước chanh chứa vitamin C giúp cho cơ thể hấp thu sắt trong khẩu phần tốt hơn.
Nên uống các viên bổ sung sắt với cốc nước cam chanh hay viên vitamin C để hấp thu sắt tốt hơn.


https://sohanews.sohacdn.com/2020/2/13/photo-1-15815615674851599181348.jpg