Wednesday 27 September 2017

BÉ BẢO NGỌC & QUÁCH PHÚ THÀNH - RU LẠI CÂU HÒ



Bé Bảo Ngọc & Quách Phú Thành - Ru Lại Câu Hò /4:56

NỤ HÔN - MÊ LỘ ( Hư Vô, Ngọc Quyên )




NỤ HÔN

Bềnh bồng trong mê lộ
Hối hả tìm môi nhau
Đêm không còn chỗ dựa
Giữa mịt mù chiêm bao.

Tay em như dao nhọn
Rạch vào trái tim tôi
Vết cứa cào ngọt lịm
Còn rịn máu trên môi.

Cuồng say hơn rượu phạt
Uống cho đầy một hơi
Cạn ly chưa cạn mộng
Bên hương đêm rã rời.

Em ơi, đừng bối rối
Đời còn có bao lâu
Là nụ hôn lần cuối
Hay chỉ mới bắt đầu?

Khi nào em hiểu thấu
Giọt lệ có linh hồn
Là em đang cất giấu
Lời vàng đá vô ngôn.

Mà khúc đời mê lộ
Chắc gì có trăm năm
Thì một lần lăn lóc
Cũng đã là tình nhân…


Hư Vô




 MÊ LỘ


(Cám ơn nhà thơ Hư Vô với bài thơ "Nụ Hôn" đã gợi niềm thi hứng)

Đường vào tim mê lộ 
Đầy háo hức trong nhau
Đêm rã rời chứng tích
Chừng bắt sóng chiêm bao.

Tình yêu như ngọn giáo
Cứa nát trái tim tôi 
Vết cắt nào êm ái
Giọt máu đào ngọt môi.

Cơn say tình đắng lịm
Đam mê vẫn đầy vơi
Đêm xuân thì dậy mộng
Hương ấm êm rã rời.

Anh ơi, buồn tóc rối!
Tình như đã bấy lâu
Chỉ một lần sau cuối
Cơn mê lại bắt đầu!

Làm sao mà hiểu thấu 
Lệ đắng chảy vào hồn
Nơi trái tim chôn giấu
Vị ngọt mềm môi hôn.

Mà lằn ranh mê lộ
Là nỗi nhớ tháng năm
Dù như không như có
Vẫn mãi là tình nhân…

Ngọc Quyên



THẦM LẶNG ( Kim Khánh )



THẦM LẶNG

Nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Một đời dạy học, một đời viết văn, hơn mười một năm tù tội, ông đã trở thành một trong những biểu tượng đối kháng của văn nghệ sĩ miền Nam trước bạo quyền cộng sản. Nhưng ít có người biết rằng đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ. Bà Doãn Quốc Sỹ cũng là một trong những trường hợp như vậy. Có thể nói rằng, sẽ không có một ông Doãn Quốc Sỹ cống hiến cho lý tưởng trọn vẹn nếu ông không có một người vợ hiền thầm lặng hỗ trợ.
Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother’s Day… 

THẦM LẶNG

Mẹ tôi luôn ở bên cạnh bố tôi,
...thầm lặng theo ông đến những ngày cuối đời

Một đời thầm lặng mẹ theo bố.

Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng, rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy.
Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.
Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế"”
Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:
“ Mẹ nghĩ có bán được không"”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”
Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”
Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.
Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không"” Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.
Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:
“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”
Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:
“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”
Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó.
Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:
“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ"”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không"
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”
Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.
Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…
Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng) phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:
“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.” .
Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:
“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”
Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”
Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.
Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng. Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.
Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ tự nhủ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”
Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.

Kim Khánh



MẸO PHỤC HỒI "PIN LAPTOP" KHI BỊ CHAI




MẸO PHỤC HỒI "PIN LAPTOP" KHI BỊ CHAI



Khi pin laptop bị "chai", thay vì vứt bỏ hoặc mua mới thay thế, có một cách cực hữu ích giúp bạn tiết kiệm được cả đống tiền khi "hồi sinh" lại pin chỉ bằng một thao tác rất đơn giản.




Các loại pin laptop thông thường có tuổi thọ từ 3-5 năm. Sau một thời gian tối đa khoảng 5 năm, pin laptop của bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như chai pin, pin sạc không đầy, lỗi pin, pin không sạc nữa ngay khi bạn cắm điện để sạc… 
Trong trường hợp này, đừng vội vất cục pin tưởng chừng như vô dụng ấy đi. Hãy kiểm tra xem đó có phải là loại pin NiMH hay NiCD không, nếu đúng bạn có thể áp dụng các bước sau đây để cứu pin laptop của mình hồi phục lại từ 60-80% hiệu suất.
Hình ảnh Đừng vứt pin lap top khi bị chai, bạn sẽ hối hận khi biết mẹo này số 1
Pin laptop thông thường. 

Bước 1: Tắt máy tính và nhẹ nhàng tháo pin ra.
Bước 2: Lau sạch pin và quấn nó trong một chiếc khăn khô rồi cho vào túi ni lông có khóa kéo.
Bước 3: Đặt pin trong tủ lạnh ở ngăn đông trong ít nhất là 12 giờ - hãy nhớ ghi lại thời gian bắt đầu để vào tủ lạnh; bạn thậm chí có thể để pin trong tủ lạnh đến 72 giờ.
Hình ảnh Đừng vứt pin lap top khi bị chai, bạn sẽ hối hận khi biết mẹo này số 2
Đảm bảo được rằng pin không bị thấm nước khi cho vào túi kéo. 
Bước 4: Lấy pin ra từ tủ đông. Mọi người không cần vội vàng lấy pin ra khỏi túi nhựa, bạn đặt túi nhựa (bên trong vẫn có pin) ra ngoài không khí bình thường thêm 10 giờ cho đến khi nó đạt đến nhiệt độ trong phòng của bạn. 
Bước 5: Ngay sau khi nhiệt độ túi pin đã giảm xuống bằng nhiệt độ phòng, tháo pin ra khỏi túi nhựa, mở khăn và lau sạch pin bằng khăn khô cho đến khi không còn chỗ nào trên quả pin bị ẩm nữa.
Bước 6: Đặt lại pin vào laptop nhưng KHÔNG MỞ máy tính lên. Tiếp theo, bạn cắm máy tính vào bộ sạc nguồn điện ngoài và sạc cho đến khi đầy.
Bước 7: Sau khi sạc đầy, pin laptop của bạn giờ đây đã được hồi sinh, bạn ngắt kết nối với bộ sạc nguồn và kiểm tra thử. Mặc dù phương pháp này thực sự không đem lại cho pin của bạn trở về như cũ là được 100% như ban đầu, nhưng bạn đã thành công trong việc phục hồi được từ 60% đến 80% năng lượng mà pin đã có. Từ bây giờ, bạn hãy xả hết năng lượng pin (dùng đến khi tắt nguồn) và nạp lại đầy đủ trong một vài lần nữa để cảm nhận pin laptop của bạn được phục hồi tốt hơn.

KHOAI LANG TÍM ( BS Hoàng Xuân Đại )


KHOAI LANG TÍM


Khoai lang tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ.

Khoai lang tím có chứa hàm lượng kali nhiều hơn tới 28% so với một quả chuối, vì vậy nó được xếp vào nhóm thực phẩm thần dược, ngoài tác dụng sức khỏe còn giúp giảm cân, làm đẹp an toàn.

Khoai lang tím

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Nhật Bản có tên là Okinawan. Đây là một nguồn chất màu tím tốt và ổn định bởi nó chứa một hàm lượng lớn chất Anthocyanin. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng bởi sự có mặt của Anthocyanin đã tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của loại khoai này. Chất màu này được tạo nên bởi các dạng môn hoặc di-acylated của cyanidin (YGM-la, -1b, -2and-3) và pconidin (YGM-4b,-5a, -5b and-6).

Hay theo tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ cũng vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác dụng của khoai lang tím trong việc làm giảm huyết áp và giảm béo phì. Cụ thể, những người ăn thường xuyên khoai lang tím (purple potatoes) giảm được tới 4 điểm huyết áp, như vậy nó tốt hơn rất nhiều so với các loại rau xanh dạng củ khác. Đơn giản, khoai lang tím giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm bệnh tim mạch, đặc biệt là lớp vỏ.

Để có kết luận nói trên, 18 người tình nguyện được mời tham gia cuộc thí nghiệm ăn 6 – 8 củ khoai lang tím nướng trong lò vi sóng, 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần liên tục. Phần lớn những người tham gia đều mắc chứng tăng cân và cao huyết áp, cùng nhóm người khác không ăn khoai để đối chứng. Sau đó lại chuyển sang chế độ ăn các loại thức ăn khác.

Kết quả, nhóm ăn khoai lang tím có chỉ số huyết áp, kể cả cực đại lẫn cực tiểu đều giảm. Cụ thể, huyết áp tâm trương giảm 4,3 điểm, huyết áp tâm thu giảm 3,5 điểm trong khi đó nhóm đối chứng lại không có được những tác dụng này, đặc biệt, những người mắc bệnh dư thừa trọng lượng, cao huyết áp vừa uống thuốc lại kết hợp ăn khoai lang tím thì hiệu quả giảm huyết áp lại càng lớn, tuyệt nhiên không một ai trong nhóm này bị tăng cân.

Qua nghiên cứu, nhóm đề tài phát hiện thấy, trong khoai lang tím có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor và các hợp chất hữu ích khác mà người ta chưa phát hiện được. Chính vì tác dụng này mà tại Hàn Quốc và Nhật Bản khoai lang tím được xem là một trong những loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh quý được người dân ở đây dùng thường xuyên sử dụng.

Thành phần hóa học trong 100g khoai lang tím có nước (củ tươi) 68g, Khô 11g, lipid tươi 0,2g, khô 0,5g, Glucide tươi 4g, khô 0g, tinh bột tươi 24,5g, chất xơ tươi 1,3g, khô 3,6g. Khoáng chất Ca tươi 34mg, Phosphor tươi 49,4mg. Vitamine tiền sinh tố A (Caroten) 0,3mg, B1 tươi 0,05mg. B2 tươi 0,05mg. PP tươi 0,6mg. C tươi 23mg. Các acide amine như Arginin 2,9. Methionin 1,7. Histidin 1,4. Threonin 3,8. Lysine 1,3. Leucin 4,8. Trytophan 1,8. Isoleucin 3,6. Phenylalanin 4,33. Valin 5,6.

Như đã nói ở trên trong khoai lang tím có chứa Anthocyanin, đây là một hợp chất thuộc nhóm flavonoid Anthocyanin, một chất màu tự nhiên có nhiều tính chất, tác dụng quý báu, bởi vậy nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm cũng như trong y học. Trong sản xuất thực phẩm cùng với các chất màu tự nhiên khác như carotenoid, clorofil, Anthocyanin giúp sản phẩm phục hồi lại màu tự nhiên ban đầu tạo ra màu sắc hấp dẫn cho mỗi sản phẩm. Đồng thời có khả năng kháng ôxy hóa nên chúng còn được dùng để giảm chất béo.

Trong y học tác dụng của Anthocyanin rất đa dạng nên được ứng dụng rộng rãi như làm giảm khả năng tính thấm thành mạch và thành tế bào nên được dùng trong trường hợp chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, do đó lại tác dụng chống ooxxy hóa nên dùng để chống lão hóa, hạn chế sự giảm sút đề kháng khi bị suy giảm hệ miễn dịch, còn khả năng chống tia phóng xạ, nên có thể hỗ trợ cho cơ thể sống trong môi trường có bức xạ điện từ.

Với nhiều đặc thù quý báu của Anthocyanin nên còn dùng chống dị ứng, viêm loét do nguyên nhân nội sinh hay ngoại sinh và kháng nhiều loại vi khuẩn khó tiêu diệt, tăng chức năng chống độc cho gan, ngăn ngừa sự nhiễm mỡ gan và hoại tử mô gan, điều hòa lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn xơ cứng động mạch, phục hồi trương lực tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, điều hòa chuyển hóa Ca, làm giảm đau do chống lại sự co thắt của cơ trơn, làm giảm các mảng xuất huyết nhỏ trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra Anthocyanin còn có nhiều ứng dụng khác nhờ các phản ứng đa dạng của chúng trong các enzyme và các quá trình trao đổi chất.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích… Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.

Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch). Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc. Không nên ăn khoai rán vì dễ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" về huyết áp. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng. Khoai lang có thể dùng làm lương khô dưới 2 dạng: Khoai lang sống thái lát cả vỏ phơi khô và khoai lang luộc cả vỏ, sau đó thái lát phơi khô (còn gọi là khoai lang gieo). Khi phơi cần phủ vải màn để tránh ruồi nhặng. Các dạng này có thể dùng sống hoặc nấu chín tùy mục đích.

Dưới đây là vài tác dụng trong trị liệu tiêu biểu từ loại khoai này:

* Làm giảm cân: Khoai lang tím là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm... nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng.

* Kháng viêm và làm mờ vết thâm: Khoai lang tím là giàu chất tạo màu chống ôxi hóa, các loại khoáng chất như sắt, kali, vitamin C và axít folic có tác dụng kháng viêm làm mờ vết thâm trên da. Khi da sưng đỏ hoặc đau rát chỉ cấn cắt lát khoai mỏng đắp lên đó trong khoảng 10 – 15 phút sẽ làm dịu đau.

* Chống lão hóa: Ăn khoai lang 2 lần/tuần sẽ giúp da mềm mại vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ. Hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với sữa chua đắp lên da.

* Tốt cho người huyết áp cao: bởi hàm lượng chất Kali có trong khoai lang tím nhiều hơn tới 28% so với một quả chuối. Nhờ vậy mà nó được các nghiên cứu khoa học cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6 – 8 củ khoai lang tím loại nhỏ (250 – 300g) mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa).

* Tốt cho người bệnh tiểu đường: Khoai lang tím chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cao, có ít chất béo, đường mỡ nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường. Cách tốt nhất là ăn vào bữa trưa, khoảng 100g là có lợi nhất đối với hệ thống tiêu hóa, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI



Saturday 23 September 2017

HỌP MẶT THẦY TRÒ HOÀNG DIỆU SYDNEY - NGÀY 23.09.2017

HỌP MẶT THẦY TRÒ HOÀNG DIỆU SYDNEY, NGÀY 23.09. 2017 - TẠI QUÁN NINH KIỀU FAIRFIELD HEIGHTS

NHÂN DỊP CHỊ TRƯƠNG NGỌC THỦY TỪ HK ( HD 67- 74 ) VIẾNG THĂM ÚC CHÂU



Thầy Lợi Minh Hà (Sydney) - Chị Trương Ngọc Thủy (Hoa Kỳ) - Thầy Nguyễn Tư Thiếp (Sydney)







Thầy Nguyễn Tư Thiếp - Chị Vương Việt Mỹ ( HD 68-75 )

  Anh Thái Lương Thành - Thầy Lợi Minh Hà













































HỌP MẶT THẦY TRÒ HOÀNG DIỆU SYDNEY, NGÀY 23.09. 2017 - TẠI QUÁN NINH KIỀU FAIRFIELD HEIGHTS

NHÂN DỊP CHỊ TRƯƠNG NGỌC THỦY TỪ HK ( HD 67- 74 ) - VIẾNG THĂM ÚC CHÂU
 
PHOTO KIM CHI