Friday 27 September 2019

DUYÊN DÁNG BOLERO, MÙA 2, TẬP 5



Duyên Dáng Bolero Mùa 2, Tập 5 / 1:06:51

CON RÁI CÁ BỊ LỘT DA KHIẾN THỢ SĂN XUẤT GIA



CON RÁI CÁ BỊ LỘT DA KHIẾN THỢ SĂN XUẤT GIA


Đây là một câu chuyện có thật, do một vị hòa thượng đích thân kể lại. Ông nói rằng khi chưa xuất gia, ông từng là một người chuyên đi săn rái cá.Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá cái. Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn thoi thóp lên một bãi cỏ. Sẩm tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng không thấy con rái cá đâu cả. Ông quan sát kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó. Khi đến hang, nhìn vào trong, ông ngỡ ngàng giật mình: Thì ra con rái cá chịu nỗi đau đớn bị lột da, cố lết về hang của mình. Tại sao nó lại phải làm như thế?

Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, liền phát hiện có hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngậm chặt đầu vú khô của rái cá mẹ đã chết.

Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng sửng sốt, ớn lạnh cả sống lưng. Từ xưa đến nay, ông chưa từng nghĩ đến việc động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến mức ngay cả con người cũng không thể làm được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho đứa con sơ sinh bú sữa, vì sợ con mình đói. Nghĩ tới đó, bất giác người thợ săn thấy cay cay cánh mũi, nước mắt tuôn rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ vô cùng vì hành động không thể dung thứ của mình. Thế là, ông gác bỏ đồ đao, giã từ nghề săn rái cá, xuất gia tu hành.
Mỗi lần vị hòa thượng ấy nghĩ lại chuyện quá khứ của mình, trong mắt lại ngấn lệ, chỉ trực trào ra...

Mục đích thấp nhất của ăn uống là để chống đói bụng, nhằm đảm bảo sinh mệnh, mục đích cao nhất là vì khoái khẩu. Mà giữa chống đói và khoái khẩu, khoảng cách của chúng đâu chỉ có trăm ngàn dặm, nhưng vị giác của chúng ta từ miệng cho đến yết hầu chỉ có hơn 10 cen-ti-mét, nuốt qua họng là chẳng còn cảm nhận được gì nữa. Chúng ta vì sao không nhịn đi cảm giác kéo dài 10 cen-ti-mét mà lại đi tàn sát biết bao nhiêu sinh linh vô tội?


Image result for CON RÁI CÁ BỊ LỘT DA KHIẾN THỢ SĂN XUẤT GIA

MẤT VÍ TIỀN VÀ CÁCH XỬ SỰ THẬT NHÂN TỪ...


MẤT VÍ TIỀN VÀ CÁCH XỬ SỰ THẬT NHÂN TỪ...


 Một hôm tại lớp võ của tôi tập có chuyện không vui xảy ra, đây là lần đầu tiên có cô võ sinh đã bị mất tiền từ phòng chứa đồ dành chung cho tất cả mọi thành viên của võ đường.

Nạn nhân là một huyền đai tên Cheng, nữ sinh viên năm cuối, du học sinh từ Singapore, cuối ngày hôm ấy cô đã ghé qua ngân hàng rút một số tiền lớn (khoảng $5000 Mỹ Kim) để sáng ngày mai sẽ đóng tiền cho trường cô đang theo học và lo một số việc cho gia đình. Có thể cô quá chủ quan vì suốt 3 năm theo tập tại võ đường chúng tôi chưa bao giờ có vấn đề tệ hại này xảy ra.

Trong giờ giải lao 5 phút, cô phát hiện ví tiền còn nguyên trong ngăn kéo nhưng tất cả số tiền không cánh mà bay. Hoảng hốt cô liền lớn tiếng hô mất trộm và quyết định kêu Cảnh sát và đề nghị Thầy giữ tất cả mọi người trong lớp chờ điều tra cho ra lẽ.

Lúc đó Thầy tôi - Một võ sư gốc Nhật 70 tuổi, đăm chiêu suy nghĩ. Chờ mọi người xung quanh lắng xuống ông mới ôn tồn nói:

- "Đây là lần đầu tiên trong 50 năm dạy võ của Thầy, 20 năm võ đường chúng ta được thành lập mới xảy ra chuyện không vui này, Thầy rất buồn về sự việc đã xảy ra nhưng Thầy hiểu rằng con người ai cũng có những lúc sai trái và sa đà trong việc mình làm. Là người Thầy dạy các em thì Thầy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thầy xin cam đoan với các em nếu hôm nay không tìm ra được số tiền đó thì Thầy xin đứng ra gởi lại số tiền cho người mất. Tuy nhiên nếu có người lấy cắp số tiền trên tại võ đường này thì chắc chắn phải là học trò thương yêu nào đó của Thầy... Thầy xin em Cheng cho Thầy giải quyết theo cách của Thầy nhé".

Trong đám võ sinh lố nhố, người im lặng, có người buồn, có đứa giơ tay đề nghị phải làm cho ra lẽ, cứ việc gọi Cảnh sát đến điều tra ra trắng đen v.v.. Thầy đưa tay đề nghị mọi người giữ im lặng để Thầy nói:

- "Thầy xin lỗi tất cả trước và đây là cách giải quyết của Thầy, không cần gọi Cảnh sát làm gì. Xin tất cả ra sân đứng sắp hàng không thiếu một ai. Chút nữa từng người một bước vào võ đường một mình trong vài phút, nếu ai lỡ mượn tiền bạn mình mà chưa xin phép thì cứ lấy ra bỏ lại vào ví cho bạn và tất cả ra đây sắp hàng lại nhé. Người cuối cùng vào xem lại ví tiền sẽ là em Cheng. Tuy nhiên trước hết xin cho Thầy, cô Cheng cùng một võ sinh lớn tuổi nhất trong lớp chúng ta vào xem nơi mất tiền vài phút nhé".

Thầy và cô gái mất tiền, vị võ sư đàn anh của chúng tôi cùng vào nơi để chiếc ví trở ra, sau đó từng tự người một đi lặng lẽ vào bên trong võ đường. Hơn 1 giờ mọi người đi vào và ra, đúng như dự kiến của Thầy số tiền đã được ai đó trả lại ngay vào trong ví của người mất, cô gái mất tiền cũng thở phào khi tìm lại được đầy đủ những gì cần thiết.

Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng nhìn sâu trong mắt mọi người dường như ai đó cũng có chút tâm trạng.

Trong suy nghĩ của tôi: Nếu như Thầy đồng ý gọi sở cảnh sát thì người bạn lấy trộm số tiền từ chiếc ví kia chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt của pháp luật. Việc trừng trị tội phạm không có gì là sai, nhưng nó lại khiến một người nào đó mãi mất đi cơ hội sửa sai, chuộc lại lỗi lầm, làm lại từ đầu. Những gi Thầy làm đã giúp tìm được tài sản của học trò mình mà còn cho người học trò khác một cơ hội hoàn lương. Nhận được sự tha thứ, khoan dung, kẻ trộm kia có lẽ từ đây cũng sẽ hồi tâm chuyển ý, sống cuộc đời ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên - Tại sao trong ánh mắt mọi người có chút lệ? Tôi tin là mọi người cũng như tôi, ai cũng đã thấy khi vào nơi mất tiền. Một bao thư đóng kín còn nguyên đã được đặt trên ghế có ghi chú bằng mực đen bên ngoài và một tờ giấy ai đó viết vài chữ nguệch ngoạc cũng bằng tiếng Anh.

"ĐÂY LÀ SỐ TIỀN THU PHÍ THÁNG NÀY, TRONG CÁC CON AI KẸT TIỀN CỨ LẤY, KHÔNG CẦN TRẢ LẠI THẦY..." trên bao thư.

Tờ giấy bên cạnh: "CON XIN LỖI THẦY & MỌI NGƯỜI, CON KHÔNG DÁM NHẬN SỐ TIỀN CỦA THẦY. NHƯNG CON HỨA SẼ KHÔNG BAO GIỜ LÀM NHƯ THẾ NỮA...".

Image result for MẤT VÍ TIỀN VÀ CÁCH XỬ SỰ THẬT NHÂN TỪ...

LÀM GÌ ĐỂ LUÔN VUI TƯƠI, TRẺ LÂU?



LÀM GÌ ĐỂ LUÔN VUI TƯƠI, TRẺ LÂU?


Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ
Chúng ta đang già đi nhanh chóng mỗi ngày, dù muốn hay không. Đây là những bí quyết giúp bạn giữ lại tuổi thanh xuân và trẻ trung dài lâu theo thời gian. Nên áp dụng sớm.

Làm gì để luôn vui tươi, trẻ lâu?
Chúng ta thường nghe đến một câu nói nổi tiếng "Cơ thể già nhưng trái tim không già" để ca ngợi về một lối sống tích cực mà những người khỏe mạnh sống thọ đang duy trì.

Đa số những người sống thọ khỏe mạnh đều có một đặc điểm chung là họ rất lạc quan, vui vẻ. Tâm trạng càng trẻ trung thì sắc vóc càng trẻ theo, khuôn mặt sẽ ánh lên sự tươi tắn, rạng rỡ.
Mới đây, một nghiên cứu của các nhà chuyên gia sức khỏe tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã phát hiện ra rằng, những người có tâm trạng tươi vui thì trẻ hơn và lão hóa não chậm hơn so với những người khác.

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể có một tâm trạng an nhiên, tinh thần tốt? Đây là những lời khuyên từ các nhân vật nổi tiếng giúp bạn sớm nhận ra tầm quan trọng của tinh thần lạc quan và tâm trạng tốt đối với sức khỏe.

Tâm trạng càng vui vẻ thì tuổi già càng chậm đến

Bác sĩ Vương Nhất Ngưu - thành viên của Ủy ban Tâm lý Lão khoa thuộc Học viện Lão khoa Trung Quốc cho rằng, một trí tuệ trẻ là vũ khí kỳ diệu để duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất và có tâm lý khỏe mạnh.

Một người có tư duy trẻ tương đương với một quan điểm lành mạnh về lối sống, giá trị quan và nhân sinh quan đủ tốt để có thể đối mặt với thành công và thất bại một cách chuẩn mực, dựa trên địa vị và sự giàu có, quá khứ và tương lai, từ đó có thể sống lạc quan và tự tin.
Ngược lại, những người có tâm trí cũ kỹ, lạc hậu, thường dễ bị rơi vào trạng thái bi quan tiêu cực, cảm giác lo âu mất mát và trầm cảm, giống như chất độc của tâm hồn, gây ra thiệt hại cho cơ thể và tâm trí.

Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng Murakami Haruki - hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn của giới trẻ" nói: "Mọi người không phải từ từ già đi mà là một chớp mắt đã già đi.
Già đi, không phải xuất phát từ một nếp nhăn, một sợi tóc bạc, mà từ thời khắc bạn có cảm giác buông xuôi, từ bỏ. Chỉ những người không từ bỏ chính mình mới có thể sống một cuộc sống trường kỳ với thời gian mà không sợ già nua hay ốm yếu".

Bác sĩ Vương Nhất Ngưu cũng chia sẻ rằng, sự trẻ trung không phải là một trạng thái, mà là một tâm thái. Những người già có một tâm trạng trẻ trung, không chỉ luôn luôn có được tâm lý tốt, những mối quan hệ giữa các cá nhân tốt, thể lực khỏe mạnh mà còn có chất lượng sống rất cao.
Vậy, làm sao để có thể có được một trạng thái tâm lý tốt? Hãy nhanh sưu tầm và áp dụng 7 bí quyết sau đây.

Tâm trí an lạc là "chìa khóa", vận động thể lực là "chất xúc tác" để sống thọ khỏe mạnh

1. Kiên trì với phương châm hay đọc và ham học hỏi
Đọc sách có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái, cởi mở và không lo lắng, tâm trạng yên tĩnh và hiểu biết sâu rộng. Kiên trì với quan điểm sống tới đâu học hỏi tới đó thì mọi thứ xảy ra với cuộc sống hàng ngày bạn đều có thể hiểu và tự giải quyết được một cách dễ dàng.

2. Giữ sự hiếu kỳ, tò mò với những việc liên quan
Nếu bạn cảm thấy bất an lo lắng, là khi bạn chưa hiểu được những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Khi niếm trải những hương vị mới, những hiểu biết mới với những gì xảy ra xung quanh, bạn sẽ cảm thấy mọi việc trở nên đơn giản hơn.
Có sở thích tìm kiếm, khám phá và tò mò với những điều đơn giản xảy ra xung quanh mình, đời sống của bạn sẽ trở nên phong phú hơn, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ tốt hơn.

3. Duy trì cuộc sống trong một bầu không khí cân bằng
Có thể bạn nghĩ rằng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng việc trồng một vài cây xanh, chaayuj hoa nhỏ hay làm những việc thủ công sáng tạo đơn giản hàng ngày cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thông thường, khi bạn làm những việc nhỏ, chăm sóc cây và ngắm hoa, thể hiện sự khéo léo trong sáng tạo những món đồ dùng đơn giản sẽ khiến cho tâm trạng của bạn được cải thiện rất nhiều.
Ngay cả khi đã nghỉ hưu, bạn cũng nên tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau như ca hát, chụp ảnh, vẽ tranh, nhảy múa hoặc các hoạt động cộng đồng.

4. Có thái độ sống nhân ái, thường xuyên giúp đỡ người khác
Hầu hết những người trẻ trung và khỏe mạnh sống lâu đều có lối sống lương thiện, tốt bụng, sống vì người khác với lòng từ bi và yêu thương.
Thường xuyên giúp đỡ người khác có thể giúp bạn cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc, từ đó giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt. Bạn có thể đã nghe đến câu nói nổi tiếng, tặng hoa hồng cho người, hương thơm đọng lại trên tay bạn.
Đó là lý do chúng ta nên tham gia thêm các hoạt động cộng đồng, từ thiện, giúp đỡ người khác. Khi làm những việc tốt, trao tặng tình yêu thương và lòng từ bi cho người khác, bạn sẽ trở nên "đẳng cấp" hơn, tươi trẻ hơn và giàu cảm xúc hơn.

5. Thường xuyên vận động, tập thể dục
Tham gia đúng cách và đều đặn vào các hoạt động thể dục thể thao, bạn chắc chắn sẽ có được sức khỏe và sự trẻ trung so với tuổi của mình.
Khi cơ thể vận động, các ngón tay vận động, trí não được rèn luyện, ví dụ làm một số trò chơi giải câu đố, chơi cờ để trì hoãn sự lão hóa não.

6. Chú trọng chăm sóc ngoại hình hàng ngày
Nhiều người nghĩ rằng già rồi thì không cần phải chú ý đến diện mạo và ngoại hình của mình nữa, nhưng đây chính là lý do khiến bạn trở nên già đi cả tinh thần lẫn sắc vóc.
Chăm sóc cho ngoại hình không phải là "đặc quyền" của người trẻ tuổi. Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn vẫn nên tiếp tục chăm sóc bản thân mình.
Dù ở nhà hay đi ra ngoài, bạn đều nên chú ý đến quần áo tươm tất, phù hợp, ăn mặc đẹp có thể giúp bạn cải thiện tinh thần, thỏa mãn với bản thân, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và làm cho trái tim luôn hạnh phúc.

7. Duy trì thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Hãy nhớ giữ một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện thường xuyên. Người trung niên và người cao tuổi cần duy trì giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, dành thời gian nghe những bài hát hay, có thể điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh trung ương, khiến tâm trạng vui vẻ.

Trên đây là 7 giải pháp giúp bạn có tâm trạng vui tươi, sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn và lối sống tràn đầy năng lượng. Hãy áp dụng càng sớm càng tốt.


Related image

8 CÔNG DỤNG CỦA TÁO TÀU


8 CÔNG DỤNG CỦA TÁO TÀU


Tìm hiểu chung về táo tàu

Táo tàu còn được gọi là đại táo hoặc hồng táo. Tên khoa học của nó là Ziziphus jujuba. Táo tàu loại cây thân gỗ nhỏ thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Nhiều nghiên cứu cho rằng cây táo tàu có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng đã dịch chuyển về phía đông, qua Ấn Độ tới Trung Quốc, hai khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm. Cây táo tàu cao khoảng 5–12 m, có lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, khó thấy, quả hình trứng, kích cỡ tương tự quả oliu, thuộc loại quả hạch.

táo tàu

Quả táo tàu non có màu xanh lục, vỏ trơn bóng, mùi tương tự như quả táo tây. Khi già hơn thì vỏ chuyển sang màu sẫm hơn rồi từ từ thành màu đỏ hoặc đen ánh tía. Vỏ táo tàu khi chín nhăn nheo, tương tự như quả chà là nhỏ. 

Táo tàu có thể chịu được một khoảng nhiệt độ rất rộng, và nó cần phải có mùa hè nóng bức để tạo ra quả. Không giống như hầu hết các loài cây khác cùng chi, táo tàu chịu được mùa đông khá lạnh và có thể sống ở nhiệt độ xuống tới -15 °C. 

Táo tàu có thể sống được ở rất nhiều vùng do chịu được khoảng rộng nhiệt, người ta có thể tìm thấy táo tàu ở sa mạc, ở khu vực miền trung và miền nam Israel, đặc biệt là trong thung lũng Arava, và tại đó nó là loài cây phổ biến thứ hai. Một cây táo tàu gần Ein Hatzeva trong thung lũng Arava có tuổi đời được ước tính trên 300 năm tuổi.

Tác dụng của táo tàu đối với sức khỏe

Những tác dụng của táo tàu được biết đến nhiều nhất là trong lĩnh vực y học. Ngoài ra, táo tàu còn được dùng để chế biến món ăn và các loại thức uống. 

Trong Đông y táo tàu tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, khí huyết không đủ, tim đập nhanh… Táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số loại thuốc. Hoặc nếu không có bệnh gì ăn táo cũng rất có lợi cho sức khỏe, như “Thần nông bản thảo kinh” có nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có thể tạm hiểu câu này là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu.

1.Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Đông y dùng táo tàu để trị chứng mất ngủ, vì cả thịt lẫn hạt táo đều chứa nhiều chất saponin. Đây là loại chất được đánh giá là có tác dụng kích thích giấc ngủ tự nhiên.

2.Giảm chứng táo bón
Hàm lượng chất xơ tốt cao trong táo tàu có thể giúp điều hòa cử động ruột và sự tiêu hóa. Một vốc táo tàu có thể giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

3.Giúp tinh thần thoải mái, giảm lo lắng, căng thẳng
Táo tàu đã được chứng minh là có tác dụng xoa dịu đối với não và hệ thần kinh và giúp giảm nhẹ lo lắng. Tác động làm dịu của quả táo tàu hoặc chiết xuất táo tàu được phát huy ở cấp hormone và tạo cảm giác êm dịu và thư giãn cho não bộ.

4.Chống oxy hóa hiệu quả
Táo tàu chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa tự nhiên thiết yếu khác. Do đó táo tàu có tác dụng làm khỏe da, chống lại gốc tự do và củng cố hệ miễn dịch.

5.Hỗ trợ huyết áp, lưu thông máu
Táo tàu có hàm lượng natri thấp và kali cao, do đó giúp đảm bảo kiểm soát tốt huyết áp. Ngoài ra, nguồn chất sắt và phosphorous dồi dào của táo tàu còn giúp điều hòa sự lưu thông máu.

6.Ngừa ung thư
Thành phần phenol chiết xuất từ táo tàu cũng có thể phòng ngừa ung thư, vì nó có thể tăng cường hoạt tính chống oxy hoá. Ngoài ra vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác trong táo tàu cũng giúp loại bỏ góc tự do, ngăn ngừa sự hình thành ung thư hiệu quả.

7.Làm đẹp da
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ của táo tàu, đặc biệt là vitamin C sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng các tế bào ung thư da, khiến chúng không thể phát triển và lan truyền được, đồng thời kích thích cơ thể tăng cường sản xuất collagen, giúp da luôn săn chắc, tươi trẻ, ngăn ngừa nếp nhăn và phòng ung thư da. 

8.Kích thích mọc tóc
Ngoài tốt cho da, táo tàu còn tốt cho tóc. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một loại dầu thiết yếu làm từ hạt giống táo tàu có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc, kích thích tóc mọc trở lại và dày hơn trước.

Trong trường hợp bị hói tóc, có thể pha với dầu hạt táo tàu với các loại dầu tăng trưởng khác như vitamin E, dầu hương thảo hay dầu bạc hà để kích thích tóc mọc trở lại.

Ngoài 8 tác dụng của táo tào đối với sức khỏe nêu trên, táo tào còn là loại quả thường được dùng trong chế biến các món ăn thường ngày hoặc các món tẩm bổ. Dùng táo tàu cũng nên chú ý liều lượng để tránh tác dụng phụ không tốt.

Image result for CÔNG DỤNG CỦA TÁO KHÔ ĐỎ

Tuesday 24 September 2019

DUYÊN DÁNG BOLERO MÙA 2 - TẬP 4


Duyên Dáng Bolero Mùa 2, Tập 4 / 1:08:20

10 TRUYỆN VUI CƯỜI HAY TRONG SỐ 50 TRUYỆN...


10 TRUYỆN VUI CƯỜI HAY TRONG SỐ 50 TRUYỆN...

1.Truyện cười số 21:
Cắn rứt lương tâm
Một ông chồng trên giường hấp hối, gọi vợ đến bên mình và hỏi:
– Em ơi, anh không còn sống được nữa. Em hãy nói thật cho anh, trong suốt thời gian chúng mình chung sống với nhau,em đã phản bội anh bao nhiêu lần?
Chị vợ không nói gì, chỉ khóc nức nở.
Ông chồng lại hỏi :
– Thôi, em đã không muốn nói thì hãy giải thích cho anh tại sao trong tủ của em có 3 quả trứng và 300 USD?
Chị vợ thút thít :
– Mỗi lần em phản bội anh, em lại cho vào tủ một quả trứng.
Ông chồng thở phào:
– À, thế là chỉ có 3 lần thôi ư? Còn 300 USD thì sao?
Lần này, chị vợ khóc rất to và giải thích:
– Mỗi lần trứng nhiều quá, em lại đem ra chợ bán và… em đã tiết kiệm được 300 USD.
Nghe đến đó, ông chồng kêu to lên một tiếng và trút hơi thở cuối cùng.

2.Truyện cười số 22:
Chọn trang phục khi lâm trận
Thuyền trưởng Bravado là người rất dũng cảm. Chiều nọ, khi một chiếc tàu cướp biển đang tiến đến gần, ông quát to với đám thủy thủ run rẩy:
– Mang cho ta cái áo màu đỏ!
Mặc chiếc áo đỏ, ông lao vào cuộc huyết chiến, bọn hải tặc thua chạy. Các thủy thủ khâm phục hỏi:
– Tại sao ngài lại mặc áo đỏ trong trận đánh?
– Để khi ta chảy máu, kẻ thù không biết và các cậu cũng vững tâm chiến đấu.
Bình minh hôm sau, 10 chiếc tàu cướp kéo đến vây lấy con tàu khốn khổ. Thuyền trưởng Bravado bình tĩnh ra lệnh:
– Hãy lấy cho ta chiếc quần màu sậm!

3.Truyện cười số 23:
Ai sẽ thắng thầu?
Ba nhà thầu tham dự đấu thầu sửa lại hàng rào Nhà Trắng. Người đến từ Florida sau khi đo đạc, tính toán cẩn thận nói:
– Tôi cần 900 đôla, 400 mua vật liệu, 400 trảcông thợ, 100 cho tôi.
Người từ Texas sau khi đo đạc cũng nói luôn:
– 650 đôla, 600 cho vật liệu và nhân công, 50 cho tôi.
Người New York chỉ đứng hút xì gà, buông thõng:
– 2.650 đôla!
– Sao đắt thế! Thậm chí anh chưa đo đạc gì cả -Người giao thầu kêu lên.
– Bé mồm thôi! Tôi 1.000, anh 1.000, còn 650 mướn ngã Texas làm trọn gói.

4.Truyện cười số 24:
Đến chết vẫn còn lầm lẫn
Hai vợ chồng nọ có 5 đứa con: 4 đứa đầu thì trắng trẻo xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí tệ. Người chồng nghi ngờ lắm nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung, mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi:
– Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều. Thằng út…
– Thằng út làm sao?
– Nó có thật sự… là con của tôi không?
– Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng út… mới thật sự là con của ông.
Ông chồng, tai đã lãng đãng, máy đã”treo”… mỉm cười ra đi.

5.Truyện cười số 25:
Vừa dạy xong bài học đau đớn
Trước cổng thiên đàng, Thánh Peter đang tra cuốnsổ lớn xem người vừa đến có xứng đáng được chấp nhận không. Sau một hồi, Thánh nhíu mày nói:
– Không có gì xấu xa trong cuộc đời của anh, nhưng anh cũng chưa làm điều gì thực sự tốt đẹp. Nếu anh chỉ ra được một điều tốt đẹp mà anh đã làm thì ta chấp nhận.
Anh chàng hào hứng kể ngay:
– Con đang lái xe trên đường bỗng thấy một nhóm côn đồ khoảng 50-tên đang tấn công một cô gái tội nghiệp. Con dừng lại, dùng cờ-lê đập một phát làm tên cầm đầu to lớn ngã xuống. Sau đó, con quay sang đồng bọn của hắn, đang vây xung quanh và quát to:
– Hãy để cho cô gái vô tội này được yên! Cút đi trước khi tao dạy cho tất cả bọn bay một bài học đau đớn!
– Thật ư? Thế con đã dạy cho chúng bài học đó chưa? – Thánh Peter cảm động hỏi.
– Dạ rồi, chỉ mới cách đây… 2 phút thôi ạ!

6.Truyện cười số 26:
Xui xẻo đủ đường
Một người đàn ông với vẻ mặt buồn bã đang ngồi trong quán bar. Ông ta nhìn vào ly rượu trước mặt suốt nửa tiếng đồng hồ như muốn tự đắm mình trong cái ly. Một thanh niên bước vào quán, đến ngồi bên cạnh người đàn ông, vỗ mạnh vào lưng ông, cầm ly rượu đặt trên bàn và uống cạn. Người đàn ông thấy vậy khóc òa lên… Anh thanh niên vội nói:
– Thôi mà, ông đừng khóc nữa. Tôi chỉ muốn đùa thôi! Tôi sẽ gọi một ly khác cho ông…
– Không phải tôi khóc vì chuyện này – Người đàn ông giải thích – Hôm nay là ngày tồi tệ nhất trong đời tôi. Buổi sáng, tôi đã thức dậy muộn và đi làm trễ. Sếp nổi giận và cho tôi nghỉ việc. Khi ra khỏi văn phòng, tôi phát hiện chiếc xe của mình đã bị đánh cắp. Cảnh sát cho biết không thể làm gì và tôi sẽ không bao giờ tìm lại được chiếc xe… Sau đó tôi đã đón taxi để về nhà, nhưng khi ra khỏi xe, tôi lại bỏ quên chiếc ví trên ghế nệm và xe đã chạy mất. Lúc bước vào nhà, tôi nhìn thấy vợ mình đang ở trên giường cùng với ông hàng xóm. Tôi ra khỏi nhà và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Tôi vào quán bar này và khi định chết, thì anh đến và đã uống cạn ly rượu có chứa thuốc độc của tôi…

7.Truyện cười số 27:
Hình phạt nhẹ nhàng nhất
Một người phạm nhiều tội lỗi khi chết phải xuống địa ngục. Diêm vương bắt anh ta chọn một trong số 18 số hình phạt. Theo chân quỷ sứ, phạm nhân được xem qua hết 17 tầng địa ngục, cáchình phạt rất khủng khiếp như bị nấu trong vạc dầu, cắt gân, mổ bụng… Đến mỗi tầng anh chàng đều lắc đầu quầy quậy.
Khi đến tầng thứ 18, trông thấy có một đám phạm nhân đang bị đứng trong một căn hầm phân ngập đến ngang lưng, anh này mừng húm, nói với quỷ sứ:
– Thôi được. Tôi chọn hình phạt này.
Nói rồi bèn chạy tọt vào căn hầm.
Vừa lúc đó, tên quỷ sứ phụ trách căn hầm đó quát:
– Hết giờ giải lao. Tất cả hãy cắm đầu xuống!

8.Truyện cười số 28:
Anh là hình phạt của tôi
Ba người đàn ông chết trong một vụ tai nạn và cùng lên Thiên đàng. Đến nơi, Thánh Peter nói:
– Ở đây chỉ có một luật lệ: Không được đạp chết vịt!
Bên trong Thiên đàng cơ man là vịt, thật khó mà tránh được chúng. Được vài bước chân, một người trong số họ đã lỡ giẫm chết một con. Thánh Peter xuất hiện cùng một người phụ nữ rất xấu xí, xích họ lại với nhau và nói:
– Hình phạt dành cho anh là phải sống suốt đời với người đàn bà này.
Ngày hôm sau, người thứ hai cũng đạp chết vịt và ông Thánh xích anh ta với một người phụ nữ cực kỳ xấu xí khác. Người thứ ba hết sức thận trọng mỗi bước chân. Anh ta tránh được xui xẻo trong một thời gian dài. Một hôm, Thánh Peter mang anh ta đến gặp một cô gái tóc vàng đẹp hoàn hảo, xích họ lại với nhau rồi bỏ đi mà không nói lời nào. Người đàn ông thắc mắc với cô gái:
– Không hiểu tôi đã làm gì để may mắn được sống với cô nhỉ?
– Tôi không biết anh làm gì, nhưng tôi đã đạp chết một con vịt.
?????Có thể kết luận gì nhỉ?????

9.Truyện cười số 29:
Đoán ra tin xấu
Từ phòng xét nghiệm đi ra, bác sĩ nói với bệnh nhân:
– Tôi có một tin tốt và tin xấu cho anh.
– Cho tôi biết tin tốt trước – người ốm lạc quan đề nghị.
– Tên của anh sẽ được người ta đặt cho một căn bệnh mới.

10.Truyện cười số 30:
Không tin tưởng
Bác sĩ trưởng khoa hỏi bệnh nhân đang thở hồng hộc trong hành lang:
– Sắp bắt đầu mổ cho anh, tại sao anh lại bỏ chạy khỏi phòng giải phẫu?
– Vì cô y tá nói: “Yêu cầu không hoảng loạn như vậy. Mổ ruột thừa là một phẫu thuật đơn giản nhất trong tất cả các loại phẫu thuật…”
– Thì đúng là như thế chứ sao!
– Đã đành. Nhưng mà cô ấy nói không phải với tôi mà là với anh bác sĩ trẻ đang cầm con dao mổ…



NHỮNG TẤM ẢNH CŨ ( Nguyên Nhung )



NHỮNG TẤM ẢNH CŨ


Có người đã nói "Tấm ảnh làm giây phút của thời gian trở nên vĩnh cửu", thật vậy cho dù cảnh vật hay nhân vật trong hình có thay đổi theo thời gian, thì bức ảnh đó sẽ mãi mãi giữ được hình ảnh của giây phút đó. Hơn nữa, nếu tấm ảnh đó ghi lại kỷ niệm đẹp thì lại càng trở nên sống động khi nhìn lại. Tác giả Nguyên Nhung đã viết "Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm của nơi chốn."

"Những Tấm Ảnh Cũ" của Nguyên Nhung để cùng rung động với tác giả khi nhìn lại những tấm ảnh cũ của người thân thương với biết bao nhiêu kỷ niệm gắn liền với thời gian và không gian của thời xa xưa mà những tấm ảnh cũ đó đã lưu lại với thời gian.

******

Tháng Bảy vừa qua, người bạn thân thời thơ ấu từ Đan Mạch, viết thư cho tôi khoe vô tình xem lại những tấm ảnh ngày đám cưới cuả bạn, đã nhìn thấy hình hai bà cụ (mẹ tôi và mẹ bạn). Tấm ảnh ấy chụp tháng 12 năm 1974, hôm đó tôi bận đi xa nên không đến tham dự được ngày vui cuả bạn.
Lòng bồi hồi vô tả, tôi viết thư bảo bạn gửi ngay cho tôi tấm hình ấy qua email là tiện nhất. Nôn nao quá, bởi vì ngày xưa mẹ tôi ít khi chụp ảnh cho nên tìm một tấm ảnh cũ cuả mẹ không dễ gì kiếm được. Tôi muốn biết khuôn mặt mẹ tôi thời gian ấy ra sao, so với hình ảnh gầy còm cuả bà cụ già những ngày cuối đời khác nhau như thế nào, vì mốc thời gian thường nhận rõ trong những tấm ảnh.
Hôm nhận tấm ảnh cũ có hình bóng cuả mẹ tôi, tôi cứ tưởng như mẹ tôi vưà từ cõi bên kia trở lại với tôi trong một tích tắc cuả thời gian, khiến tôi chảy nước mắt. Tấm hình tuy không rõ lắm, nhưng cũng đủ cho tôi nhìn ra khuôn mặt mẹ mình, vẫn vẻ chịu đựng cố hữu cuả người đàn bà gần như cả đời chịu quá nhiều vất vả lo cho con cái ăn học, chống chỏi đơn độc với bao nhiêu nỗi buồn vây bủa.

Mẹ tôi không cười, chẳng có tấm hình nào còn giữ lại tôi nhìn thấy nụ cười cuả mẹ, chắc không phải vì nghiêm trang mà không nở được nụ cười, phảng phất trong tấm ảnh nào tôi cũng nhìn ra được nỗi buồn cuả mẹ. Chưa đầy bốn mươi tuổi mẹ tôi đã goá chồng, hoàn cảnh bi đát ngổn ngang vì thời gian ấy đất nước chia hai, lạc mất con cái trong thời ly loạn. Cuối năm 54 khi cha tôi chết rồi mẹ tôi mới tất tả dắt ba đứa con dại vào Nam, thân phận đàn bà yếu đuối như chiếc lá phải dựa dẫm vào họ hàng làng nước để sống còn, trong lúc gần như trắng hai bàn tay với cảnh đời đơn độc.

Mẹ tôi vất vả xoay sở và rất tằn tiện để có tiền gửi các chị tôi đi học xa, công việc cuả mẹ tôi nếu đem so với những người phụ nữ có nhiều điều kiện trong xã hội thời điểm đó chắc không có gì để hãnh diện vì nó rất tầm thường. Những điều đó dần dần đã chứng minh qua thời gian, mở to đôi mắt nhìn cuộc đời qua nhiều lăng kính khác nhau, anh chị em tôi mới nhìn ra điều cao quý đó chính là trái tim người mẹ.

Tôi nhìn mãi khuôn mặt buồn buồn cuả mẹ trong tấm ảnh nhận được, mỗi lần nhìn tôi lại thấy lòng rưng rưng. Hình như tôi đã có quá nhiều thiếu sót và lầm lỗi, khi không trả được cho mẹ những gì mình đã nhận, đó là lý do làm tôi bứt rứt. Rồi nhớ lại quãng ngày tôi được sống gần mẹ, được mẹ che chở ủi an mà lại hững hờ xem đó chỉ là điều tự nhiên mình được hưởng. Chắc mẹ tôi không đòi hỏi gì nơi tôi ngoài điều mong mỏi tôi sống cho ra một người tử tế.

Khi gia đình khấm khá nhà cửa bề thế hơn, cả nhà thường khó chịu và xấu hổ vì mẹ tôi hay nhặt nhạnh, hỏi xin quần áo cũ, vật dụng phế thải cuả những gia đình giàu có dư thừa quen biết,  đem về gom vào một chỗ. Các con trong nhà ai cũng phàn nàn cái tính dở người cuả bà cụ, có người lại phân tích tâm lý cho rằng cuộc đời mẹ tôi vì trải qua những lúc ghê gớm nhất như trận đói năm Ất Dậu, vàng bạc mang theo bị lột sạch trước khi xuống cảng Hải Phòng ngày di cư vào Nam, đã ám ảnh mẹ tôi đến nỗi phát sinh tính lo xa, chắt bóp, tằn tiện của bà. Mãi sau này khi lâm vào cảnh đời tăm tối, tôi mới hiểu và cảm kích được tấm lòng nhân ái cuả mẹ tôi đã bị các con hiểu lầm.

Những món mẹ nhặt nhạnh được lần hồi cũng vợi đi, đổi lại là ánh mắt, nụ cười cuả những gia đình nghèo khổ từ trong quê chạy ra thành phố trong thời kỳ chiến tranh, sống trong những mái lá lụp xụp vách được chèn bằng vài tấm thiếc mỏng nhặt nhạnh ngoài bãi rác. Trong đống đồ đạc cuả họ thế nào cũng lôi ra được vài bộ quần áo cũ, cái nồi sứt quai, đôi dép cũ, con búp bê gãy tay cho một đứa bé mà mẹ tôi đã lượm lại từ những nhà dư ăn dư mặc. Niềm hạnh phúc cuả họ sau này tôi đã cảm nhận rõ đến chảy nước mắt, khi nhớ lại một muà Xuân khốn khó nhất trong đời mình sau năm 1975, ngày cuối năm vẫn còn phải chạy ăn. Buổi chiều về nhà thấy con mình đang tíu tít mừng rỡ ôm gói quà cuả một người bạn ghé thăm chiều 30, những quả chuối khô, thèo lèo, mứt dừa, mứt bí nằm lẫn lộn với nhau trong cái túi ny lông, kèm theo mấy chữ cuả người bạn cũ khiến tôi xúc động đến lặng người ...

Nhờ phương tiện vi tính, tôi làm lại tấm ảnh cuả mẹ cho sáng đẹp hơn rồi cất vào một chỗ riêng để lâu lâu lại lôi ra nhìn lại, mỗi lần nhìn là mỗi lần cảm thấy nỗi rung cảm sâu sa tận đáy tâm hồn. Trong những tấm ảnh cũ thời thơ ấu, mẹ tôi còn giữ hộ cho tôi hai tấm ảnh nữa. Một tấm tôi đứng trước sân nhà, cô bé lên sáu tuổi diện cái váy đầm viện trợ Mỹ rất dễ thương, nghiêng đầu cười chúm chím khi được ông anh ở xa về bế phổng lên đặt trên đống củi. Còn một tấm nữa chụp chung với con bạn hàng xóm, hai đứa trạc tuổi nhau nhưng nó cao, gầy, nước da ngăm đen, vì thế trông có vẻ khôn hơn con bạn láng giềng mũm mĩm. Bây giờ thì bạn tôi cũng mới đi về bên kia thế giới rồi, đời vô thường một ngày nào sẽ mang đi tất cả.

Các anh chị lớn lên rồi đi xa, chỉ có hai đứa bé ở nhà với mẹ. Chị tôi lên mười, tôi lên tám, hai đứa bé mồ côi cha quấn lấy mẹ, gia cảnh rất là thanh bạch. Hai chị em thương nhau lắm, chỉ chênh nhau hai tuổi nên lúc nào cũng quấn quýt bên nhau không rời nửa bước. Tôi tròn trĩnh mập mạp, chị lại bé quắt như quả trám. Mẹ tôi bảo chị tuổi Hợi, đáng lẽ lợn nằm chuồng an nhàn sung sướng nhưng số chị lại vất vả, ra đời đúng năm loạn lạc, chạy tản cư nên vì thế khi sinh chị tôi, mẹ không có gì ăn, bị thiếu sữa chị phải uống nước cháo. Ngày hồi cư nhà lại chưa khấm khá, chị ốm đau luôn, quặt quẹo buồn rầu như một con chó ốm. Không hiểu có phải vì thế mà ảnh hưởng đến cuộc đời chị sau này, từ tâm hồn cho đến thể chất, chị hay buồn mà cũng dễ tủi thân.

Tôi không bao giờ quên được căn nhà thời thơ ấu ở miền Nam, bắt đầu một cuộc đời mới cuả bà mẹ hiền góa bụa. Chỉ có hai chị em chơi với nhau quanh quẩn trong khu vườn rộng, bao quanh là những bụi tre, cùng những cây ổi, cây mít, cây na và bao nhiêu thứ rau dại mọc tràn lan khắp vườn. Sáng ra trên mặt đất ẩm, lũ giun đã ùn lên những ụ đất xinh xinh. Trong khu vườn ấy mẹ tôi mùa nào thức nấy, rau cỏ hai bữa cơm cứ theo đó mà thay đổi. Khi trồng khoai, lúc trồng đậu, củ khoai nóng thơm lừng lùi trong bếp lửa là món quà nhà quê rất thú vị. Những đọt đậu đen bùi bùi cho bữa cơm chiều, thêm bát tương quả cà của mẹ tôi, cuộc sống cứ vậy trôi đi êm ả theo tiếng gà eo óc lúc ban trưa, tiếng chó sủa vu vơ trong xóm vắng, tôi vẫn cho là những kỷ niệm đẹp nhất trong thời niên thiếu.

Những khi mẹ vắng nhà, lâu lâu mẹ tôi lại phải lên vùng cao nguyên để mua xương cọp, xương nai về nấu cao làm thuốc. Ðó là nghề gia truyền của bên ngoại hồi mẹ tôi chưa đi lấy chồng, bây giờ khi cần đến mẹ tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm. Mỗi lần đi vắng mẹ tôi phải gửi con cho người hàng xóm dăm bữa, ở nhà chỉ còn có hai chị em, lúc ấy chị tôi còn bé tẻo teo mà đã phải đóng vai người mẹ lo cho em ăn khi đói, dỗ em khi em khóc, và lúc trời ngả bóng chiều nhập nhoạng tối là tôi bắt đầu làm khổ chị.

Ban ngày, củ khoai cái bánh cục kẹo, rồi loanh quanh trong khu vườn hoa, mải chơi nên tôi ít nhớ mẹ, nhưng cứ trời về chiều, mấy con gà gọi nhau về ổ, những bóng đen của cây cỏ nhảy múa trong khu vườn tối, tôi bắt đầu buồn và nhớ mẹ lắm. Bữa cơm chiều chỉ có hai đứa trẻ con với nhau, dưới ngọn đèn hoa kỳ vừa đủ sáng. Sau bữa cơm là chị tôi học bài, học như cuốc kêu mùa, hè, cố đọc to như để trấn áp nỗi sợ vu vơ của đủ thứ hình bóng ma quỷ ngoài cửa sổ. Tôi bắt đầu sụt sịt, mũi và hai vầng chân mày đỏ ửng lên, rồi như một cơn lũ ùng ục dâng lên tận họng, tôi bắt đầu gào to trong nỗi cuống quýt của chị. Chị bé quắt như con gà con, vừa học bài vừa dỗ em, em cứ gào lên khóc, khiến chị tủi thân cũng òa khóc theo, hai con chim non liếp chiếp trong một cái tổ khi mẹ đi kiếm ăn, chắc cũng tội nghiệp như thế!

Nhắc đến những mùa Xuân thời thơ ấu, sống trong căn nhà đơn sơ, đón những cái Tết nghèo nàn trong sự lo toan vất vả của mẹ tôi, tôi lại nhớ đến những bức tranh Gà tranh Lợn, được in trên những tấm giấy dài ngoẵng để treo trên vách đón Xuân sang cho xôm nhà xôm cửa. Hai chị em dành dụm được ít tiền rủ nhau đi chợ Tết, vì đó là những phiên chợ vui nhất trong năm. Chúng tôi sà vào gian hàng của người bán tranh dạo bày la liệt trên mảnh ni lông trên nền đất. Con gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, trông líu ríu rất dễ thương, còn anh gà trống mào đỏ như son, đứng oai vệ trên cành cây đang rướn cổ lên gáy. Mấy con lợn con ủn ỉn quây quanh bà mẹ nái xề lòng thòng vú mớm, xục mõm vào những ụ đất trong vườn, đều gợi lên trong lòng đám trẻ nhỏ màu sắc tươi vui của một đời sống bình dị và êm ả vẫn thường thấy ở nhà quê.

Nhưng có lẽ màu sắc từ những bức tranh lợn, tranh gà mới bắt mắt với lũ trẻ nhiều hơn, khi lớn lên óc mỹ thuật cho người ta nhìn những bức tranh cuộc đời với màu ảm đạm là đẹp và nghệ thuật. Thế nhưng những tấm tranh giấy dài thượt có con gà, con lợn đầy màu sắc vẫn để lại trong ký ức của chị em tôi những nỗi vui thầm kín rất dễ thương. Mùa Xuân năm đó hai chị em khuân về nhà những bức tranh gà tranh lợn, hí hửng với mùa Xuân trẻ thơ làm căn nhà nghèo nàn rực rỡ hơn, anh tôi đi làm xa về nhà ăn Tết.

Cảm giác của hai đứa trẻ con thật ngỡ ngàng khi anh tôi cau mày xé toạc những tấm tranh Gà tranh Lợn mà hai đứa em đã dành tiền để mua, đang vui vẻ vì tưởng đem được mùa Xuân cho căn nhà nhỏ. Chúng tôi còn ngây thơ nên không hiểu sao anh tôi lại xé đi những bức tranh màu  sắc đẹp như vậy, hóa ra cái nhìn của người lớn không bao giờ giống trẻ con. Người lớn đối với chúng tôi thật khe khắt và kỳ cục, bắt trẻ con theo ý thích cuả họ. Mặc dù thất vọng vì bị đánh mất niềm vui, chúng tôi vì sợ anh nên chỉ im lặng nhìn nhau, rồi dẫn nhau ra mảnh vườn hoa của mình khóc thút thít ...

Chị tôi lớn dần lên và mẹ cho chị đi học xa, mỗi năm chỉ về nhà chơi với em vào dịp hè, dịp Tết, những bức tranh gà tranh lợn đã chìm vào quá khứ. Đời chị hình như cứ hay buồn vì hai chữ định mệnh đặt để lên mỗi con người.  Bên bờ giếng có cây hoàng lan tỏa mùi thơm ngọt ngào, con chim khuyên vẫn nhảy nhót tìm mồi, đời đã buồn gì đâu mà sao trên khuôn mặt chị tôi lại nhìn được nét u uẩn dấu trong ánh mắt. Tự nhiên tôi nghĩ đến cây thập giá mạ vàng chị tặng tôi hồi nhỏ, linh cảm rằng cuộc đời chị sẽ là một chuỗi buồn khổ triền miên.
Năm sắp lên Ðại Học chị đã có người yêu. Chị cũng biết làm thơ, bài thơ đầu đời của chị tôi vẫn nhớ:

"Anh thổi sáo cho hồn em ngất ngây
Hồn chơi vơi với tiếng sáo dâng đầy
Và kề môi em tập làm nghệ sĩ
Em chợt buồn trong tiếng sáo thơ ngây."

Nỗi rung cảm với nụ hôn đầu của đời thiếu nữ, chỉ một lần duy nhất chị làm thơ. Sau đó mối tình học trò vỡ tan khi người yêu của chị lên đường nhập ngũ, rồi vì hoàn cảnh lại xa nhau, cứ hẹn hoài rồi biền biệt đến thiên thu. Chị hay rủ tôi đi tản bộ những đêm trăng, trên con đường tráng xi măng dẫn vào một ngôi chùa nhỏ, thủ thỉ kể tôi nghe nhiều chuyện, có lẽ ngày xưa chị và người yêu đã nhiều lần từng chung bước dưới ánh trăng, nghe như bao niềm yêu còn vướng vít trên từng bụi hoa cỏ mọc ven đường ...

Khi gia đình vì thời cuộc phải chuyển về thành phố ở miền Tây, thời Trung Học tôi chở chị đến trường bằng chiếc xe đạp của mình, không hiểu sao những người bạn học của chị cũng nằm trong trí nhớ của tôi, trở nên thân thiết để biết rõ tâm tư, hoàn cảnh của từng người. Ngồ ngộ nhất là những khuôn mặt trẻ đang tập làm người lớn, tâm hồn bị giao động khi một đêm nào đó nghe tiếng đại bác dội về thành phố, ánh hỏa châu lơ lửng giữa đêm đen, người bạn cùng lớp lên đường nhập ngũ, người cha nằm xuống sau trận đánh kinh hoàng, tất cả đều để lại nỗi suy tư trong lòng đám trẻ chúng tôi dạo ấy ...

Chiến tranh. Là một điều gì buồn bã, cộng thêm những nỗi chia xa trong cuộc đời nặng trĩu tâm tư tuổi thanh xuân của chị em tôi. Là một cái gì lạnh lẽo, sắc nhọn như miểng đạn dội vào thành phố lúc nửa đêm, buổi sáng hôm sau đạp xe đi học, gặp ông thầy Việt Văn mặt mũi bơ phờ, thầy trò nhìn nhau cười, nụ cười chết chóc, kinh hoàng của chiến tranh còn đọng lại trên những đôi môi người sống.

Chị em tôi học hành giữa những biến động của thời thế, hoang mang, ngờ vực, mất mát cứ theo nhau diễn biến từng ngày, từng giờ. Sợ nhất là những tối thức khuya học bài, nghe ngóng một âm thanh quái đản vút lên ngang bầu trời, cuống quýt chui vào chiếc hầm ngột ngạt bằng bao cát. Lắm khi chỉ kịp chui có cái đầu và nửa phần trên ở trong hầm, như để chạy trốn âm thanh dữ dội của ma quỷ. Giá như đêm ấy quả đạn cướp đi nửa phần người, thì cần gì đến một chiếc quan tài đủ thước tấc.

Những khi hai chị em ngồi bên nhau, tôi lại nhớ đến những buổi tối ngày thơ ấu, khi mẹ vắng nhà chỉ có hai đứa bé thơ Cuộc đời chị em tôi còn trải qua một quãng ngày dài vật lộn với cơm ăn áo mặc, với đủ thứ nghi kỵ tư tưởng sau ngày chiến tranh chấm dứt. Mỗi đứa mỗi cảnh, người ta không dễ gì rũ nổi định mệnh ra khỏi đời mình, như chị tôi vẫn cam chịu vác cây Thập giá mạ vàng trên vai chị mấy chục năm ròng. Trong khoảnh khắc của đời sống, tôi vẫn nhớ chị tôi, mỗi khi xuân về tôi lại nhớ như in mảnh vườn nho nhỏ trồng hoa thời thơ ấu, nhớ vách tường đất sét quét vôi trắng mà ở đó có những bức tranh gà, tranh lợn nhà quê, rẻ tiền nhưng chất chứa tình đầm ấm của một tuổi thơ dại khờ êm ả.

Những năm ấy chị tôi sống an phận đời một nhà giáo nghèo, hằng ngày có khi chỉ là vài con cá tanh tưởi, được đổ vào đó đủ thứ gia vị để nuốt trôi một bữa cơm, kèm theo những ngọn rau cần nước mọc dưới vũng nước sâm sấp sau nhà. Đứa con gái đầu lòng của chị nhem nhếch như một cô bé lọ lem, ngồi buồn so trong căn bếp tối khi chị quần thảo với bài học chính trị trong trường học, chưa về kịp để lo cơm nước cho con.

Trước khi đi xa, chị em tôi có dịp thức với nhau một đêm dài, bao nhiêu câu chuyện thời thơ ấu được đem ra kể lại, vừa vui vừa buồn, vừa cười mà mắt lại rướm lệ. Khi nhắc đến mùa Xuân xưa, chị em tôi lại nhắc đến những bức tranh Gà tranh Lợn, tôi bảo chị đừng bao giờ làm mất niềm vui cuả trẻ thơ, vì người lớn không thể hiểu và không thể đồng cảm với thế giới của tuổi thơ trong sáng như một trang giấy trắng. Lại nhớ đến mảnh vườn hoa nho nhỏ thời thơ ấu, có bao nhiêu thứ hoa tầm thường đã nở hoa trong tuổi thơ của chị em tôi, theo năm tháng cuộc đời đã trở thành những đóa hoa tư tưởng trong tâm hồn. Sau này khi lớn khôn, tôi có dịp trải dài trong những bài văn, bài luận trên ghế nhà trường, và đã thành câu chuyện dông dài làm kỷ niệm cho một đời khó quên.

Nguyên Nhung


MÓN BÚN GỎI DÀ SÓC TRĂNG


Món Bún Gỏi Dà Sóc Trăng /19:57

Friday 20 September 2019

PHÍA SAU MỘT LỜI NHẮN.... ( Nguyễn Tư )



PHÍA SAU MT LI NHN.....


Đôi khi, sống trong cuộc đời, có những người trở nên thầm lặng với những tâm cảm riêng của mình không muốn hé môi sau những biển dâu...đã làm cho họ trở nên cô đơn một cách khác thường ít ai hiểu nổi. Đó là trường hợp Nguyễn-Du đã từng mượn tâm sự Thúy-Kiều để bày tỏ lòng mình qua câu thơ"Một mình mình biết, một mình mình hay!”cho đến cuối đời ông thanh-thản nhìn cái chết của mình đến dần-dần từ dưới chân lên đến ngực, với chỉ cái gật đầu nhẹ nói mỗi một tiếng:"Được!", rồi đi luôn... Như thể ông chấp nhận cái chết là một hình thức giải quyết cuộc đời ổn thỏa nhất mà tự thân ông không muốn tiếp nối nó nữa...Trịnh Công Sơn cũng đã có cùng tâm cảm đó qua những dòng nhạc buồn lê-thê của ông, mà ông đã thú nhận rằng ông từng "sống rất ơ hờ"khi ông đã ý thức được về cái chết năm ông mới 11 tuổi, và ông cũng đã viết rằng:"Những
than van nhiều khi giấu kín" - dù than van là một hình thức biểu lộ cần được chia xẻ của tha nhân, nhưng nó chỉ được dừng lại ở chặng "giấu kín" không phải một đôi lần mà là "nhiều khi" vì do chn-rn cuc sng ông đã quên nó đi, nhưng ri bt ng nó cht hin v sng-sng qua câu nhc “Rồi một hôm chợt thấy hoang-vu quanh mình ...”. Điều này người ta cũng có thể nhìn rõ nơi Hemingway - nhà văn lớn của Mỹ, ln thế gii, người đã từng yêu thương trời long đất lở, từng sống bạt mạng đếch cần đời, dù danh vọng ông tràn trề (giải Nobel Văn chương),tiền bạc thừa mứa nhờ lãnh tin thưng bc triu nhưng kết-xù hơn vn là tixuất bản sách và bán bản quyền sách mình rất nhiều lần cho Điện ảnh Hollywood, nhưng rồi một ngày ông cầm súng tự bắn vào đầu không một thư tuyệt mệnh giải thích, ngoại trừ chuyện ông lấy bàn tay thấm những giọt máu của mình viết nguệch-ngoạc lên bàn 2 chữ:"The end!"(chấm hết!) rất mơ hồ, không ai hiểu rõ lý do, kể cả vợ con...Tm hình đưc in trên bìa t báo khét tiếng ca Pháp là “Paris Match” mà B tôi mang v t ngôi trưng ông đang dy môn Pháp văn, ct đ tôđọc luyn thêm ngoi ng, nhưng ông đâu biết rng tm hình đy máu và tuyt vng đó đã nh hưng ti tâm trí non tr ca tôi sut mt đi, khi tôi mun nghĩ v ý nghĩa thc s ca đi sng ...nên tôi không h quan tâm v tin bc ln công danh khi đã trưng thành ....

Mới đây toàn thế giới làm lễ mừng đánh dấu ngày loài người đặt chân lên nguyệt cầu đúng 50 năm (ngày 20/7/1969) mà người anh hùng đó không ai khác hơn là Phi-hành gia hàng đầu Mỹ quốc: Neil Armstrong, người đã đánh cái điện lịch sử về bộ Chỉ huy NASA đang điều hành và theo dõi Phi thuyền Apollo 11 đưa ông và người bạn đồng hành là Aldrin lên mặt trăng khi ông đã bước xuống bể "Yên lặng", rằng:"Eagle đã hạ cánh!"(Eagle” là biệt danh của phi thuyền) cùng câu nói lừng danh của ông trong ngành chinh phục Khô ng gian (thc ra câu này Nasa đã son trưc) loài người không thể quên được:"Đó là một bước đi ngắn của một người nhưng là cái nhảy vọt vĩ-đại của Nhân-loại"(That's one small step for a man, but one giant leap for Mankind)...Nhưng người hùng đó đã cũng lại có đời sống ẩn-dật đầy thầm lặng khó hiểu, rất buồn tủi không thua gì những người đã kể trên kia...

Được biết Armstrong sinh năm 1930, thủa bé say mê ngành phi-hành, ông đã xin học lái máy bay hồi còn vị thành niên và có bằng lái máy bay rất sớm, nhưng lại chưa đủ tuổi để lấy bằng lái xe hơi. Lớn lên ông xin vào ngành Không-lực Mỹ, đã tr thanh Phi-công tài ba chuyên trách nhng chuyến bay th (test)khi có chiếc nào mi ra lò ...và sau này được huấn luyện trở thành Phi-hành gia nổi tiếng trên thế giới nhờ ông và Aldrin đã thành công trong việc đáp xuống nguyệt cầu ngày 20/7/69
mà cho đến năm 75 nhân dân các nước CS, đặc biệt là Trung cộng và VN vẫn còn cho đó là chuyện “ba xạo, ch do sự "tuyên truyền của bọn Tư bản Mỹ phịa ra” khi các giảng viên VC "răng đen mã tấu" từ Bắc vào vẫn nói như thế một cách chân thành với đám tù Cải-tạo miền Nam chúng tô, kể cả việc nói chính Liên-xô đã thả 2 trái bom nguyên-tử lên nước Nhật để chấm dứt Thế-chiến II chứ không phải Mỹ, giữa những tiếng cười lén của bọn tôi, thấy mà tội nghiệp! Nhưng sau đó, năm 1972 thì Armstrong về hưu non mà người ta không hiểu vì lý do gì, bởi đối với một Phi-hành gia đầy kinh-nghiệm và huyn-thoi như ông, với sự huấn luyện dài ngày rất tốn kém, thì tại sao lại phải ra khỏi NASA tức-tốc như vậy, ở cái tuổi 42 hãy còn khá trẻ, bởi chúng ta thấy rằng một ông già như Glenn, cũng là Phi-hành gia nổi tiếng của Mỹ ở tuổi ngoài 70 ông vẫn được chấp thuận lên phi thuyền để thử sức cơ mà, so với Neil ở tuổi 42 từng đáp lên mặt trăng thì nhằm-nhò gì...

Neil (Armstrong) đã lặng lẽ về tận tiểu bang quê nhà là Ohio âm thầm sống nơi ngôi làng nhỏ bé tên Lebanon, thường lui tới mấy cái quán cóc nơi đó uống cà-phê mt mình mà chả ai biết ông là ai, đến độ cô hầu bàn thường bưng thức ăn ông thích là xúp hến cho ông phải tiếc nuối nói rằng:"Giá tôi biết đó là người hùng Neil thì tôi đã xin chữ ký của ông ấy rồi!". Điều đáng buồn là người vợ tấm mẳn tên Janet của ông sau đó đã bỏ ông vì một lý do mà hẳn chỉ có người Tây phương mới có: kết án ông hèn nhát không dám mạo hiểm đưa bà đi du lịch thế giới như Neil đã hứa trước khi lên đường đến Cap Canavaral, mặc dù bà đã từng cùng hai con lo lắng cho chồng khi biết ông sắp bước vào phi thuyền bay lên mặt trăng mà hết 99.99% là sẽ như Kinh-Kha một đi không trở lại, bởi vì biết bao nhiêu bất trắc đang đón chờ người chồng yêu quí và gan dạ của mình.Những bất trắc có thể là hỏa tiễn sẽ nổ trên bệ phóng, có thể bay lạc trong vũ trụ, hoặc đến mặt trăng rồi không thể về được trái đất vì hỏa tiễn phụ hư, vô-vàn lý do kỹ thuật hay thời tiết với công việc mà ai cũng biết giống như một "cảm-tử quân" ôm mìn diệt địch...Trong lúc những Phi-hành gia khác thì ồn ào, dựa vào danh tiếng, công trạng của mình để làm Chánh trị, dở lắm cũng chân Nghị-sĩ Thượng viện. Ai cũng hí-hửng in "Visit card" với tít người hùng Quốc gia:"Astronaut"(Phi-hành gia) như kẻ đồng hành với ông là Aldrin. Họ đi diễn thuyết khắp nơi ở các Đại học kiếm bộn tiền, nhưng Neil thì cứ âm thầm lủi-thủi một mình chả ai biết gốc-gác là ai, đặc biệt ông không nói gì về công trạng của mình mà toàn thế giới ngưỡng mộ vì đã chọn ngành Phi-hành gia cũng đồng nghĩa như chọn cái chết cho chính mình, vinh quang đâu chưa thấy nhưng vợ con, cha mẹ, anh em hẳn phải lo âu, lên ruột. ...Đừng tưởng đó là việc chơi, khi trước cái chết ai cũng phải sợ, sợ cho chính mình, sợ cho những người thân. Đó là "bản năng sinh tồn" t nhiên mà ai cũng phải có, kể cả con chó! Ai cũng có quyền sống cả...Coi cái chết "nhẹ như lông hồng" chỉ xảy ra ở những bậc Thánh, những bậc Anh hùng, nên nhà Thơ ngụ-ngôn nổi tiếng nước Pháp là Lafontaine đã viếtchuyện “Thần chết và người Tiều phu"(La Mort et le bucheron)...để giễu cợt những người lớn-lối làm bộ không sợ chết này... Đi-khái là ông tiu-ph cc kh quá bèn b gánh ci xung than kêu tri “Thần chết uisao ngươi không đến mang ta đi cho rnh thân, làm lụng vất-vả quá , chết sướng hơn!” ... thi tc thi ThChết trong bi rm phóng ra ch là b xương khô vi lưi tm sét bén ngt phán: “Ô-kh, ta sẽ giúp nhà ngươi toại nguyện tú-suỵt như nhà ngươi mơ ước! Thế là gã tiu-phu tá hỏa tht lùi v phía sau giơ hai tay xin-x “Xo-rì Thần Chết, cực quá em than giỡn chút thôi, ai ngờ Ngài xuất hiện thực, nhưng nói vậy chứ em sợ chết mà ham sống thấy bà đi, nên em đổi ý, xin lỗi Ngài nhaThanh kiều!”....ri hn vi lau m hôi v ra như tm nhanh-nhu kê vai gánh 2 bó ci chy có c không dám nhìn li phía sau .... 

Sự thầm lặng, sống ẩn dật đến như "tịnh khẩu" của Armstrong đã làm nhiều người thắc-mắc. Nhưng không thắc mắc làm sao được khi ông không giống ai với vai vế vĩ đại của mình, là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, cắm cái cờ Mỹ trên đó và để lại vết giày size 11 mà kể từ khai thiên lập địa đến năm 1969 chưa ai làm như thế được. Người ta cho rằng Armstrong bất mãn chính phủ Nixon đã chuẩn bị bài điếu văn trù ẻo, "tế sống" trước khi ông và Aldrin bay lên nguyệt cầu, vì đã không tin vào tài năng của ông lẫn máy móc trong lúc ông là người dám tin mới ra đi thanh thản được mô tả khi ông bước vào phi thuyền với nụ cười tươi như hoa đầy hy vọng. Giả thuyết này tôi thấy không đúng chút nào, bởi vì không ai hiểu vấn đề nguy hiểm trong ngành không gian ở thập niên 60 cho bằng chính những Phi-hành gia đích thân lái những phi thuyền ấy. Họ phải biết rõ cách vận hành của phi thuyền, của máy móc, và luôn luôn có phương án dự trù để tự sửa chữa mỗi khi nó bị trục-trặc. Nhưng người ta đã quên một chi tiết nhỏ bé nhưng rất quan trọng trong lời nhắn gửi của Armstrong khi có người hỏi ông về công trạng vĩ đại này mà ông là người lập được, rằng:"Có ai lên mặt trăng làm ơn nhắn họ xóa giùm vết chân của tôi đã để lại trên đó!". Một câu nói chứa đầy vẻ đắng cay, bao hàm ý nghĩa một sự bất mãn nào đó thuộc về phép xử thế đã không toại lòng nhau, đến độ người tạo ra thành công không muốn nhắc tới nó nữa, chẳng những bằng cách sống ẩn dật không bàn đến sự vĩ đại do mình tạo ra được cả thế giới biết, được thán phục và hẳn chả ai dám phủ nhận cả (ngoại trừ CS) mà ông còn muốn xóa bỏ công trạng đó nữa (xóa giùm vết chân tôi). Điều này có nghĩa rằng ông đã "hối tiếc" việc mình đã làm cho nhân loại, thì đó không phải là việc bình thường, mà phải do một duyên cớ gì đó rất khủng khiếp vì Armstrong đã từng dám hy sinh mạng sống mình và hạnh phúc gia đình để in dấu giày này cơ mà, vì nước Mỹ (dĩ nhiên) và vì loài người như ông đã phát biểu, thế thì tại sao nay lại hối tiếc muốn xóa bỏ???

Công lao của ông là lòng can đảm dám chấp nhận cái chết coi như tất yếu khi trèo vào phi thuyền để lên một nơi chưa ai rõ nó ra sao và không chắc còn về được không, khi ông còn những ràng buộc khác mà ông không có quyền tự ý quyết định, đó là gia đình: vợ con, cha mẹ, thân quyến! Và, điều thứ hai ông phải là người tài năng, đâu có phải ai cũng làm được việc đó mà phải chịu đựng bao khó khăn trong việc huấn luyện gian khổ dài ngày, còn phải có đam mê và năng khiếu về ngành phi hành nữa...Thành quả hy hữu đó đã đem lại vinh dự cho nước Mỹ về mặt chánh trị khi Mỹ đang hết mình chạy đua với Liên xô, chưa kể việc vinh danh cho tiến bộ khoa học của loài người...Thế nhưng bây giờ ông muốn xóa bỏ hết, bôi hết, kể cả lời hứa giản dị mà ai cũng có thể làm được sau khi trở về trái đất là đưa vợ đi chơi khắp năm châu, hẳn ông sẽ được thế giới đón nhận niềm nnữa, thế tại sao ông lại chối từ tất? Có người giải thích lý do thứ nhì: đó là do bản tính khiêm nhường nên Neil không muốn tô son chuốt phấn cho mình, dù kể ra ông cũng rất xứng đáng làm việc đó. Nói "ngon" anh làm thử coi, hay lại sợ chết vì thấy cuộc đời này vợ đẹp con xinh, lon lớn...cũng cần sống lắm chứ!? Nếu thực Neil khiêm nhường thì không bao giờ ông lại có lời nhắn đầy cay đắng như vậy, ngoại trừ ông bất mãn một điều gì đó ghê gớm lắm đối với cuộc đời dối trá này, nói rõ ra là cơ quan ông trực thuộc: NASA! Tại sao ông phải về hưu non (tự ý về, hay bị đuổi?) ở tuổi 42!??Huấn luyện được một Phi hành gia đầy kinh nghiệm và đam mê như ông đâu phải dễ? Vậy là phải có cái gì đó "wrong" bên trong mà ông chán ngán không muốn nói ra, chán đến độ không muốn gặp ai, không thể đưa vợ đi chơi như đã hứa đến bà phải bỏ ông, dù sau đó ông có lập lại gia đình với một người đàn bà góa do một tai nạn xe hơi làm chng bà chết, cũng chỉ từ một người khác giới thiệu, và ông vẫn sống như mi ngày trong thầm lặng, không chút đi thay, có nghĩa là ông chọn sự cô đơn mà trước đó người ta không thấy, có lẽ vì ông đã thấu hiểu được câu nói của Thoreau:"Tôi không tìm được người bạn nào đáng làm bạn hơn là sự cô đơn"(I never found the companion that was so companiable as solitude) mà Neil Armstrong là một trường hợp...qua lời nhắn cay đắng khó hiểu trên, dù ai cũng biết nó bắt nguồn từ một sự bất bình khủng khiếp nào đó với cuộc đời này (ở đây là NASA) mà TCS đã có lần lên tiếng:"Tôi và cuộc đời đã tha thứ cho
nhau..." dù Neil đã không tha thứ trọn vẹn, khi ông chọn đời sống ẩn dật (xa cuộc đời) mà vẫn còn "thở" ra lời nhắn đắng cay ấy, nếu không muốn nói đó là sự dỗi hờn nặng trĩu niềm bất mãn chung thân...Hay là lý do sau cùng đã có mt thi k báo chí và truyn thông M rm r t cáo chính phM vì lý do chính tr cnh tranh vi Liên xôđã to ra hin trưng gi cnh Amstrong bưc xung mt trăng ngay chính trong mt phim trưng bí m Hollywood nhđánh la thế gii và chính nhân dân M ca h bng nhng chng minh như : trên mt trăng không có không khí ti sao lá cM bay pht phơ, hay trên mt tng đá có in ch “C”, hoc là mi vt hin trên mt trăng đu cónhiu bóng...chng t đó là do s dàn dng nhiđèn chiếu trong phim trưng ....? ...Nhng điu này đưc NASA gii thích rõ ràng bng khoa hc ...nhưng có mđiu chng minh rõ ràng nht cách nay vàtháng (năm 2019)chánh ph M đã long trng làm l Kỷ niệm 50 năm ngànhân loại đặt chân lên mặt trăng” thì không thể đó là một cảnh “giả” được, vì không ai có thể giấu nhẹm một sự kiện vĩ đại như vậy đưc, khi M là nưc Dân ch, T do nht thế gii không th bưng bít bt c điu gì dù nh nht mà lâu đến 50 năm, nht là nưc Nga, nưc không ưa gì nưc M trong cuc chy đua v ngành Không gian trưđây, ln nhng nưc ln sau này như Trung cng và n đ vn còn công nhn s kin vĩ đại này và c tiếp tc ...Trong ni dung li nhn ca Amstrong hàchưá hai điu : mt là s “dỗi hờn cay đằng”, và điu quan trng hơn, đó là “sự thực”, bi vìkhi ông nh ngưi ta xóa vết giày “size 11” công trêđó mà các v tinh các nưc khác bay quanh mt trăng đã tng chp li đưc sau này, thì không th xuyên tc gì đưc na ...nếu không có du giày công trêđó thì xóa cái gì, chp cái gìmt trăng làm gì t nhiên có du giày trêđó ngoi tr Amstrong đã to ra ....? Như vy, “sự lặng lẽ nơi này ca Amstrong có lý do riêng ca nó mà ông c gi kín trong lòng cho đến khi t giã cõi đi mà thôi, nói theo kiu dân gian công bà mình là “sống đ bụng, chết mang đi” ...

V s kin vĩ đại có mt không hai này này - vi tôi, nó đã bôi xóđi mơ mng ththơ u ca tôi, vì trong các tinh tú trong vũ tr tôi yêu nht “mặt Trăng” và “sao Mai”..vì hai lý do: hi bé tôi sng xa nhà khi đi theo ngưi anh đ hc thêm Toán , tôi rt nh nhà nên c đêm trăng là tôi vòng tay trưc ngđi qua li trong sâta thơm mùi hoa bưi, mà mt vn nhìn lên tri thy mt trăng du mát sao nó ging y như mt trăng  quê tôi không khác gì hết và tôđi tđâu thì nó vđi theo tđó ..Nhưngnh nhvlà mùa tháo nưc trên cánh đng dưa gan nhà tôđất pha cát rt mn...nêánh trăng long-lanh trôi trên nhng dòng nưc trng ngn chy róc-rách vào nhng lung dưa màtráđang bt đu chívàng khè, nt ra trng hếu trông rđẹp, làm tôi nghĩ ti nhng tán đưng đen quê tôcòn thơm hơi mmíăn vi dưa nàthì rt tuyvi...Tô nhà quê nên mi thy vẻ đẹp cánh trăng lp-lánh sau nhng tàu cau gió bay l-lưt, nên mùa Hè thì tôi ch cn tri chiếc chiếu hoa trtrên hè xi-măng khá cao ca nhà tôi, ôm con mèo con ng ngon lành i hiên trăng ti sáng ...Gi mt trăng ca tôi sù-sì, đy nhng trũng hình tròn và núđá chông-chênhcó c du giày to đùng trêđó... thì còn gì là thơ mng ca tôi ...?Và, sao Mai là ngôi sao - vi tôi, nó rt nhiu k nim, cũng thi thơ u, nó là ngôi sao to cho tôi nhng vết bun không bao gi phai nht... Tc tiên, nh nó mà tôdùng như mt chiếc đng h thiên nhiêđ biết gi mà lùa bò lên núi, c nhìn nó sáng rc-r khi nghe tiếng gà gáy hai hi là tôi bt dy, chun b lên rng cách nhàtôi chng 8 km... mà pht đưng xe la trưc khi mt tri mc không thì s b máy bay bn...Tôi ch cn ra mt xong, rút cáđòn xóc có gn 2 vòng dây l mt đu, ly cái ra hay lim bàng (tùy ly ci hay ct lá hôđó), chp mo khoai do M tôi gói sđ trên bàn...chy vra chung bò, bt mchúng..ri tháo cng, xong thót lên lưng con bò cm by b nht, va gõ chiếc lim vàđòn xóc kêu lanh-canh bácho bhàng xóm như tôi nghe mà đi cùng...va nhìn sao Mai rsáng ....Và, sau này, tôcó đọc đưc bài ca dao trong cun “Quốc văn giáo khoa thư” ca cụ Trn Trng Kim do anh tôi đ li thy có bài Thơ “Đêm chờ” kèm vi bc tranh v ngưđàông VN xưa, máo dàđen... đng sau nhà, cnh cái ao, nhìánh sao Mai... vi nét mt  bun ru quyn vào li thơ cũng bun y như vy, chc là đang nh ngưi yê xa trong đó có 2 câu tôi thuc nlòng t đó: “Buồn trông chênh-chếch sao MaiSao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ ?” ...nên từ đó tôi yêu sao Mai vô cùng, chưa k nhng lđăng lính tôi ch nhìn sao Mai mà đmt mình không ai đưa tin ctrên Quc l 1, ti thui, chân tôi va vào nhng cc đá xanh bn vào nhau tóe la khi hai bên đưng thiên h ng yên, ngoài nhng tiếng chó svang khi tôđi ngang qua chúng...Tôi c nhìn sao Mai mà đcho đ cô qunh vì tôi lén nhà đi mà... Cho nên, Trăng và sao Mai, ôi nhng ngưi bgn gũi và xinh đẹthi thơ u ca tôi, nay ch còn trong trí nh ...!  

 *Nguyn-Tư