Thursday 28 February 2019

"HÀ TIÊN" CON GÁI NGỌC HUYỀN - TÌM VỀ CHÂN NHƯ


"Hà Tiên" con gái Ngọc Huyền - Tìm Về Chân Như/ 5:43

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MỘ CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG




HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MỘ CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

Người Việt Nam quan niệm “sống có nhà, thác có mồ” nên thường chúc cho người sống có “nhà cao cửa rộng” và mong cho người chết “mồ yên mả đẹp”.

Thế nhưng, trong trường hợp Hoàng đế Quang Trung – vị anh hùng dân tộc từng dẹp tan 5 vạn quân Xiêm La và đánh đuổi 29 vạn quân Mãn Thanh – lăng mộ lại bị đào bói và san bằng khiến ngày nay không ai còn biết ở đâu. Vì vậy đi tìm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung là một trách nhiệm thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam. Đặc biệt là khi lễ kỷ niệm lần thứ 215 ngày mất và lần thứ 220 ngày lên ngôi của ông đang đến gần. 


  Chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ, kinh thành Phú Xuân ba lần đổi chủ. Cuối năm Giáp Ngọ (đầu năm 1775), quân của chúa Trịnh vượt sông Gianh vào đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy vào Quảng Nam và sau đó chạy tiếp váo Gia Định. Hơn mười năm sau, tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), Long Nhương tướng quân Nguyền Huệ chỉ huy quân Tây Sơn giành lấy Phú Xuân từ tay quân Đàng Ngoài. Tại đây, ngày 25.11 năm Mậu Thân (22.12.1788), ông lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, rồi thống lĩnh quân thủy bộ tiến ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh. Chẳng may, ông mất sớm khi mới 39 tuổi.
Tháng 5 nărn Tân Dậu (1801), quân của chúa Nguyễn Ánh tái chiếm Phú Xuân. Quốc sử quán triều Nguyễn chép: tháng 11 năm ấy, Nguyễn Ánh cho “phá huỷ mộ giặc Tây Sơn Nguyên Văn Huệ, bổ quan tài, phơi thây, bêu đầu ở chơ”̣. Năm sau (1802), sau khi lên ngôi và lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Ánh lại sai “đào hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ, giã nát rồi vất đi, đem đầu lâu của Nhạc, Huệ, Nguyễn Quang Toản và bài vị của vợ chồng Huệ giam ở Ngoại Đồ Gia (Nhà Đồ Ngoại), đến năm Minh Mạng thứ hai (1822) đổi giam vào ngục thất, cầm cô mãi mãi”.

Hành trình đi tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Ảnh 1

Sọ ba vua Tây Sơn bị bỏ vào ba cái vò đậy kín, xiềng lại, giam riêng trong ba ngăn của khám đường. Các nhà nghiên cứu bình luận: “Xưa nay, người ta bỏ tù người sống, chứ ai lại bỏ tù người chệt bao giờ. Trong lịch sử Việt Nam và thế giới, từ cổ chí kim, chưa có triều đại nào làm chuyện ấy, chỉ có Gia Long và các vua kế nghiệp ông mới làm công việc tàn ác và quái gở như vậy”. Bất chấp hành động trả thù và lăng nhục của các vua đầu nhà Nguyễn, các cai ngục và lính canh của khám đường vẫn bí mật kính cẩn thờ cúng anh linh của Hoàng đế Quang Trung và không dám gọi “ba cái vò” mà gọi “ba ông vò”.
Trong ngày 23.5 năm Ất Dậu (5.7.1885), nhân lúc quân Pháp phản công, triều đình rời Huế lên chiến khu Tân sở, có người đã đem “ba ông vò” chôn ở một nơi nào đó không ai hay biết. Gia Long còn “cho thu thập tất cả các tài liệu về nhà Tây Sơn để tiêu huỷ”. “Những bộ sử, những tập thơ văn… sản xuất đời Tây Sơn cũng cấm không được lưu hành, tàng trữ”. Nhân dân không được nhắc tới những chuyện có liên quan tới triều đình Tây Sơn. Do đó, chỉ sau vài thế hệ, ở Huế không ai còn nhớ lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung ở đâu.
Năm 1928, trong khi khảo sát các ngôi mộ ở vùng ngoại ô Huế, chủ bút Tập san Đô thành hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieùx Hué – BAVH) Léopold Cadière phát hiện một ngôi mộ khá xưa và khá lớn giữa một khu rừng hoang vắng thuộc địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thành phố Huế ngày nay. Mộ được bao bọc bởi ba lớp thành bằng đá ong nên dân chúng thường gọi là Mộ ba vành. Theo yêu cầu của ông, Bộ Lễ (của triều đình Huê) cho biết đó là mộ của một quan lớn họ Lê, tước Ý Đức hầu, chức Chánh dinh Hộ bộ kiêm Binh bộ tặng Tá lý công thân đặc tân Trụ quốc kim tử Vinh Lộc đại phu Chính trị thượng khanh.
Năm 1941, Nguyễn Thiệu Lâu, giáo viên môn sử địa trường Quốc học Huế, đến thăm Mộ ba vành hai lần. Vì một lý do nào đó, mãi 20 năm sau ông mới kể lại chuyện đi thăm mộ trên tạp chí Bách Khoa xuất bản ở Sài Gòn. Không tham khảo thư tịch cổ, cũng không đào thám sát, nhưng ông kết luận (một cách rất chủ quan): “Tôi tin chắc đây là lăng Hoàng đế Quang Trung… Bia của ngài đã bị  Hoàng đế Gia Long cho đập, tẩm của ngài đã bị đào”. Không lâu sau đó, cũng trên tạp chí Bách Khoa, nhà nghiên cứu Bửu Kê dựa trên các tư liệu của Léopold Cadière để phủ nhận điều khẳng định vội vàng và thiếu khoa học của Nguyễn Thiệu Lâu.
Tuy vây, trước và sau năm 1975, vân có một số người nêu lại giả thuyết “Mộ ba vành là lăng Quang Trung” nhưng bị Lê Văn Hoàng, Phan Thuận An, GS. Phan Huy Lê, PGS.TS Đỗ Bang… bác bỏ. Các nhà nghiên cứu này dẫn chứng Đại Nam thực lục tiền biên: “Tháng chạp năm Ất Sửu (tức tháng giêng – 1746), Họ bộ kiêm Binh bộ Lê Quang Đại chết, được tặng Chính trị thượng khanh”. So với dòng chữ “Cảnh Hưng thất niên tứ nguyệt” (tháng 4 năm thứ 7 đời Cảnh Hưng, tức tháng 5.1746) khắc trên tấm bia đặt trước Mộ ba vành, chênh lệch 5 tháng, có lẽ là thời gian để xây mộ và dựng bia.
 
Hành trình đi tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Ảnh 2

Vả lại, như Đại Nam chính biên liệt truyện cho biết, Gia Long đã cho “quật phá” mộ Quang Trung, như vậy mộ không chỉ bị khai quật mà còn bị phá huỷ, chứ không còn tương đối nguyên vẹn như Mộ ba vành. Ngoài Mộ ba vành, có người cho lăng mộ Quang Trung ở dưới chân núi Kim Phụng vì đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Vũ Hoàng chính hậu Phạm Thị Liên (qua đời năm 1791, trước Quang Trung 1 năm). Một số người khác đưa ra các giả thuyết về lăng mộ Quang Trung ở núi Ngọc Trán, hay núi Chóp Vung, hay xã Bình Điền (huyện Hương Trà).
Tren tạp chí Xưa và Nay số tháng 10.2005, hai nhà nghiên cứu Hồng Phi và Nương Nao phát hiện bài thơ “Kiến Quang Trung linh cữu” (Nhìn thấy linh cữu của vua Quang Trung) trong tập Liên Khê Nam hành tạp vịnh của Lê Triệu (1771-1846). Hai ông phỏng đoán chữ đầu câu 4 của bài thơ: “… sơn họa tại bách niên phần” là chữ nôm “Khuân”. Núi Khuân nằm trong địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, trong cuộc tọa đàm do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huê tổ chức ngày 8.2.2006, các nhà nghiên cứu cho chữ đó là chữ Hán “Ngụy” viết theo lối thảo, mà ở Thừa Thiên – Huế không có núi nào có tên là núi Ngụy cả.
Trong khi đó, cô giáo Võ Thị Minh Liên ở Bình Thuận lại tin rằng vua Quang Trung được mai táng trong một ngôi mộ cổ nằm trong một khu vườn vắng thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, cách thành phố Phan Thiết chưa đầy mười cây số. Xung quanh ngôi mộ cổ này có nhiều mộ hình voi phục. Trước đây cạnh ngôi mộ cổ có một pho tượng mà, theo cô, gương mặt hao hao chân dung vua Quang Trung (giả), rất tiếc pho tượng này đã bị lấy mất. Nhìn chung, những người tham gia vào cuộc tìm kiếm đều thể hiện tấm lòng thành kính đối với vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, các lý lẽ mà họ đưa ra chưa đủ sức thuyết phục công chúng nói chung và giới nghiên cứu nói riêng.
Do đó, hành trình tìm lăng mộ hoàng đế Quang Trung quay trở lại điểm xuất phát. Đại Nam chính biên liệt truyện cho biết Quang Trung “chôn ở phía nam sông Hương” (táng vu Hương Giang chi nam). Đây là thông tin duy nhất mà Quốc sử quán triều Nguyễn tiết lộ về vị trí của lăng mộ Quang Trung. Thông tin ấy rất quý, song quá mơ hồ”. Không tìm được tư liệu trong các sách sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chuyển sang tìm trong thơ văn Hán Nôm. Mừng thay, ông đã phát hiện nhiều thông tin mà ông đánh giá “còn quý hơn vàng gấp nghìn vạn lần”.
Hành trình tìm lăng mộ Quang Trung của Nguyễn Đắc Xuân trong hơn 20 năm qua không đơn giản chút nao. Ông phải kiên nhẫn dò tìm từng bước. Bước đầu tiên là phát hiện lăng mộ của vua nằm trong cung điện Đan Dương. Mấy tháng sau khi vua băng hà, thượng thư bộ Binh kiêm thị trung đại học sĩ Ngô Thì Nhậm thay mặt triều đình Tây Sơn sang Trung Hoa, trước để báo tang, sau để cầu phong cho Nguyễn Quang Toản. Trên đường đi sứ, ông sáng tác bài Cảm hoài kết thúc bằng câu: “Đan Dương cung điện nhật tam thu”với dòng chú thích: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y Tiên hoàng ta. Quan sơn xa cách lâu ngày không được trông coi, trông vời viên lăng không ngăn được tấm lòng một ngày bằng ba thu”.

Hành trình đi tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Ảnh 3

Trong những bài thơ khác, Ngô Thì Nhậm cũng nhắc tới “Đan Dương lăng” (bài Khâm vãn Đan Dương lăng), “Đan lăng” (bài Sóc vọng thị tấu nhạc Thái Tổ miếu cung ký), “sơn lăng” (bài Tòng giá bái tảo Đan lăng cung ký)…  Những bài thơ của tiến sĩ họ Ngô cho thấy Quang Trung sống tại cung điện Đan Dương. Sau khi mất ông được an táng ngay tại đây, nên lăng Đan Dương (gọi tắt là Đan lăng) nằm trong cung điện Đan Dương. Lăng mộ có hình tròn (viên lăng), nằm ở vùng đồi núi (sơn lăng) của Phú Xuân. Năm 1799, Vũ Hoàng hậu Lê Thị Ngọc Hân qua đời. Thể theo nguyện vọng của bà, bà được an táng ngay tại Đan Lăng bên cạnh mộ Quang Trung.
Bài văn tế Kỷ Vị đông nghĩ ngự điện Vũ Hoàng hậu tang quốc âm văn (do thượng thư bộ Lễ kiêm thị trung ngự sử Phan Huy Ích viết thay lời vua) có câu: “Nguyện cũ hẳn nay lọn vẹn, bên Đan lăng quanh quất mạch liên châu”. Đến đây có một thắc mắc được đặt ra: Thông thường, cung điện và lăng tẩm của các vua chúa toạ lạc ở hai nơi riêng biệt, cách xa nhau. Tại sao, trong trường hợp Quang Trung, lăng lại nằm trong cung? Nguyễn Đắc Xuân lý giải: Quang Trung có nhiều đối thủ chính trị: phía bắc có triều đình Mãn Thanh, phía nam có chúa Nguyễn Ánh, gần hơn có Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc.
Do đó, theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Quang Trung trăn trối với triều thần: “Sau khi ta qua đời, chỉ nên làm lễ tang một cách sơ sài, trong vòng một tháng phải chôn cất”. Sách Lê quý dật sử cũng cho biết: vua dặn “để tang ngắn ngày, ba tháng thôi mặc áo tang”. Tin nhà vua băng hà được giữ kín tuyệt đối, sợ các đối thủ của vua có thể lợi dụng lúc triều đình đang bối rối để tấn công Phú Xuân. Do đó, việc mai táng thi hài vua ngay trong cung điện là một điều có thể hiểu được. Vua mất đêm 29.7 năm Nhâm Tý (tức đêm 15.9.1792) nhưng mãi 2 tháng sau, triều đình mới chính thức loan báo ngày vua mất là 29.9. Không chỉ giấu kín ngày mất, triều đình còn giữ bí mật cả nơi chôn cất.
Khi sứ nhà Thanh sang chia buồn, “Quang Toản làm mộ giả ở Thương Đường (có bản chép là Linh Đường)” bên cạnh hồ Tây, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cũng nhờ dựa vào thơ văn Hán Nôm mà Nguyễn Đắc Xuân đi được bước thứ hai. Xác định lăng Đan Dương ở gần chùa Thiền Lâm. Lúc nối ngôi, Quang Toản (tức vua Cảnh Thịnh) mới 10 tuổi, nên cử cậu là Bùi Đắc Tuyên làm thái sư để trông coi mọi việc trong ngoài của triều đình. Trong bài Xuân để ký sự, tiến sĩ Phan Huy Ích ghi chú: “Nhà của quan thái sư là chùa Thiền Lâm cũ nằm phía nam sông Hương. Nha thuộc cũng theo đến ở chung quanh chùa”.
Trong bài Kinh Thiền Lâm phế tự cảm tác, Phan Huy Ích viết: “Chùa ở núi thuộc xã Dương Xuân” (tự tại Dương Xuân xã sơn). Phan Huy Ích lúc đó cũng sống và làm việc trong một ngôi chùa gần chùa Thiền Lâm. Trong tập Dật thi lược toàn, ông ghi chú: “Lúc bấy giờ, bọn tiểu giám giữ lăng thường đến hầu rượu”. Từ ba ghi chú của Phan Huy Ích, Nguyễn Đắc Xuân rút ra nhận định: lăng Đan Dương, chùa Thiền Lâm và nơi ở của Phan Huy Ích gần nhau, nên bọn tiểu giám giữ lăng Đan Dương thường đến hầu rượu họ Phan, vả lại, hai thông tin “chùa Thiền Lâm nằm ở phía nam sông Hương” (của Phan Huy Ích) và “Quang Trung chôn ở phía nam sông Hương” (của Đại Nam chính biên liệt truyện) cho thấy hai địa điểm này cùng nằm một hướng.
Dựa vào thư tịch cổ, Nguyên Đắc Xuân đi bước thứ ba: Phỏng đoán cung Đan Dương và phủ Dương Xuân là một. Từ 1687 đến 1775, Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong. Ngoài cung điện chính là phủ Phú Xuân, các chúa Nguyễn còn lập các cung điện phụ, trong đó có phủ Dương Xuân. Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết: phủ Dương Xuân nằm trên gò Dương Xuân. Chính tại đây, Pierre Poivre được chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp ngày 29.11 năm 1749. Nhà buôn người Pháp này kể: phủ này là “cung điện thứ hai, nhỏ hơn, xây trên một cái gò, hơi xa bờ sông (…). Chúa ở đây vào mùa đông tức mùa mưa kéo dài bốn tháng”.

Hành trình đi tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Ảnh 4

Vì vậy Pierre Poivre gọi phủ Dương Xuân là “cung điện mùa đông” của chúa Nguyễn, ông cho biết thêm: phủ này “được xây dựng theo kiểu mẫu của phu lớn”. Tuy có nhỏ hơn phủ Phú Xuân nhưng phủ Dương Xuân cũng khá lớn để các chúa, gia đình cùng những người phục vụ sông và làm việc trong suốt bốn tháng mỗi năm. Thế mà Quốc sử quán triều Nguyễn lại viết: “Từ cơn binh hoả loạn lạc đến nay, chỗ ấy mất dấu vết, không biết ở vào chỗ nào” (tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ). 
Tại sao thế? Nguyễn Đắc Xuân lý giải: Từ khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung luôn nghĩ đến việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô ở Nghệ An, xem Phú Xuân chỉ là kinh đô tạm thời nên không xây dựng cung điện mới ở đây mà chỉ cải  tạo phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn thành cung Đan Dương. Các ngôi chùa (trong đó có chùa Thiên Lâm) nằm chung quanh cung Đan Dương được trưng dụng làm nơi ở và làm việc của bá quan văn võ. Sau khi chiếm lại Phú Xuân, Gia Long không chỉ giết sạch những người trong dòng họ Tây Sơn mà còn đốt sạch sách vở và phá sạch tất cả những gì có dính dáng đến triều đại Tây Sơn.
Do đó phủ Dương Xuân bị san bằng chỉ vì đã được Quang Trung cải tạo thành cung Đan Dương. Một lý do khác khiến phủ Dương Xuân /cung Đan Dương /lăng Đan Dương “biến mất” là vì chùa Thiền Lâm (mới) nằm chồng lên. Trong những năm 1897-1898, thực dân Pháp mở “Nam Giao tân lộ” (nay là đường Điện Biên Phủ). Đường này xuyên qua khuôn viên chùa Thiền Lâm nên chùa phải dời qua phía tây. Do đó, rất có thể chùa hiện nay nằm chồng lên một phần phủ / cung / lăng ngày xưa. Theo khảo sát thực địa của Nguyễn Đắc Xuân, chung quanh chùa Thiền Lâm có nhiều phiến đá táng cột (cỡ 45x45cm, dày 25cm), nhiều viên đá lát (cỡ 30x30cm), hàng nghìn viên gạch vồ…
Ty kheo Thích Chơn Trí, trụ trì chùa, nhận xét: “Gạch đá đó phải là của những kiến trúc lịch sử quan trọng có liên quan đến vua chúa, còn dân thường ta ngày xưa làm gì có được những thứ vật liệu tốt, rất quý hiếm đó”. Đặc biệt, chùa có bốn tấm đá dài 2,27m, rộng 0,67m, dày 0,035m. Trong thư để ngày 15.12.1991 cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn tán thành phỏng đoán của Nguyễn Đắc Xuân, cho rằng những tấm đá này “có thể là quách” bọc ngoài quan tài của Quang Trung. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đắc Xuân đưa ra một định hướng mới, khá thuyết phục trong việc tìm kiếm lăng mộ Quang Trung.

Tuy nhiên, để xác minh giả thuyết “lăng Đan Dương” này có chính xác hay không, cần phải tiến hành bước tiếp theo là đào thăm dò để xem dưới khu vực chùa Thiền Lâm hiện nay có những di vật gì có thể giúp chúng ta khẳng định đây là lăng mộ Quang Trung. Sắp tới, chúng ta tiến hành kỷ niệm lần thứ 215 ngày mất (15.9.1792 -15.9.2007) và lần thứ 220 ngày lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung (22.12.1788 – 22.12.2008). Do đó, rất mong ban lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế có kế hoạch giúp đỡ các nhà sử học và khảo cố học trong cả nước thực hiện cuộc khai quật nói trên. Đây sẽ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự trân trọng biết ơn của toàn dân ta đối với vị anh hùng dân tộc – Hoàng đế Quang Trung. 

NGHĨA TRANG CHO NGỰA - DI SẢN THẾ GIỚI CỦA UNESCO Ở NGA


 NGHĨA TRANG CHO NGỰA - DI SẢN THẾ GIỚI CỦA UNESCO Ở NGA

Một ngôi nhà dưỡng lão cùng một nghĩa trang dành cho ngựa đã được các Nga hoàng dòng họ Romanov xây gần nhà nghỉ hè của hoàng gia.
Nay nó đang được phục hồi sau phát hiện của một người Pháp. Nghĩa trang ngựa “duy nhất trên thế giới” này được xếp vào Di sản thế giới của UNESCO. 


  Nó không được ghi trên bất kỳ sách hướng dẫn du lịch nào. Không cột mốc hay bảng chỉ đường. Một con đường nhỏ đi xuyên qua những khu rừng, dẫn đến một địa điểm không tên. Im lặng hoàn toàn như vượt ra ngoài thời gian. Kỳ thực, nếu chiếu thẳng theo đường chim baỵ, nó chỉ cách xa một địa điểm du lịch rất đông khách viếng thăm: cung điện mùa hè của các Nga hoàng, nằm cách Saint-Pétersbourg chừng 20km về phía Nam. Hàng triệu du khách mỗi năm đến nơi đây tìm lại quang cảnh lộng lẫy vàng son của lâu đài Catherine và dạo chơi trong các lối đi của công viên Alexandre; nhưng không một ai đặt chân đến chốn này, nơi tận cùng lãnh địa Tsarskoie Selo (ngôi làng của Sa hoàng).
Cho dù một du khách nào đó có nhỡ lạc bước đến đây thì liệu họ có mấy chú ỷ đến một cái gì đó nom giống tựa một sân trang trại, có hàng rào kẽm đã han rỉ bao quanh với vài túp lều và những nhà lợp một mái đơn sơ? Duy nhất khiến cái nhìn của khách có thể lưu ý là một nhà xây bằng gạch đỏ. Ngôi nhà hai tầng có trổ các lỗ châu mai nom khá kỳ lạ; bên trên cùng là một tháp canh tròn có một mái ngói nom như mũ đội. Phía sau ngôi nhà, dưới lớp tuyết, người ta có thể đoán ra những ngôi mộ, được xếp thẳng hàng, một đường thẳng  tắp, trong khi các nghĩa trang ở Nga có đặc điểm là các ngôi mộ thường được bố trí rất lộn xộn.

Nghĩa trang cho ngựa - Di sản thế giới của UNESCO ở Nga - Ảnh 1

Không hề có trụ kê hay bia mộ, và cũng không có các thành giá trên phần mộ xay: tất cả đều giống nhau, xếp hàng chừng chục ngôi một. Mới thoạt nhìn có thể nghĩ đấy là mộ người vì chúng cùng có cỡ thân hình người, nhưng kỳ thực không có người nào được chôn ở đây cả: đấy chỉ là những ngôi mộ của những con ngựa của hoàng gia. Trong gần một thế kỷ, các Nga hoàng vẫn có thói quen an táng ngựa, những con ngựa có “công lao” nhất của họ. Đó là những con ngựa trước khi chết còn được an nghỉ tuổi già trong một thành trại được xây dựng đặc biệt cho chúng. Thành trại này đã được hoàng đế Nicolas đệ nhất đặt hàng cho kiến trúc sư Adam Menelaws vào năm 1826.
Đó là ngôi nhà dưỡng lão cho ngựa đầu tiên trên thế giới, và liền phía sau nó là nghĩa trang cho ngựa, “duy nhất trên thế giới”. Tại đây, cho đến ngày Nicolas II sụp đổ, đã có 120 con ngựa của hoàng gia được an táng, khiến nó trở thành “nghĩa địa ngựa lớn nhất trong lịch sử”. Nơi chốn này không bí mật nhưng cũng không được người ta biết đến. Năm 1952, chính quyền Xô viết cấm người dân ra vào và cho cấm một trung tâm chế tạo các khí cụ hỏa công (pyrotechniques). Hàng đoàn xe cơ giới thi công đã bốc đi mất khoảng 30 ngôi mộ và phá hủy nhiều viên gạch táng trên các phần mộ.
Ngôi nhà xưa kia là nhà dưỡng lão cho ngựa nay được sử dụng làm xưởng sửa chữa cho Cục mỹ thuật địa phương, còn các ngôi nhà xung quanh đây thì dùng làm kho chứa đồ phế thải. Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, người ta đề ra việc “dọn sạch” khu di chỉ này bằng máy ủi cơ giới. Tin đó cũng không làm ai quan tâm, là vì trong ký ức người dãn Xô viết không còn ai nhớ đến nghĩa địa ngựa cùng ngôi nhà cổ lỗ cạnh nó, tại Tsarskoie Selo. Ấy vậy mà giờ đây, quần thể độc nhất đó đang gần được hồi sinh: “Nếu như mọi việc đều suôn sẻ, chúng tôi có thể cho nó diện kiến khách du lịch vào mùa thu đến”; Alexandre Kedrinski, kiến trúc sư trưởng các di tích lịch sử tại Tsarskoie Selo, nói.
Quả là điều thần kỳ, kết quả của một sự tình cờ và nhất là của nhiệt tâm năng nỗ của một người Pháp, Jean-Louis Gouraud. Cùng với một nhóm bạn ít ỏi người Nga, từ 15 năm nay con người này không tiếc thì giờ, công sức để làm sống lại di tích của những thời kỳ lịch sử các Nga hoàng. Là nhà văn, nhà xuất bản và là người rất đam mê ngựa, ông ta đã phát hiện ra sự tồn tại của nghĩa địa ngựa của Nga hoàng tại… Paris, trong khi tra cứu một bách khoa toàn thư có ở Thư viện quốc gia.
Ông đã tình cờ đọc được một bài báo đăng trong tạp chí Kho tàng mỹ lệ – một tạp chí đại loại như Science et Vie (Khoa học và đời sống) vào thời đó – trong đó tác giả miêu tả “Khách sạn hoàng gia cho các con ngựa tàn phế từng có vinh dự được các hoàng đế cưỡi” như là “một cơ sở được thiết lập ra có lẽ là duy nhất tại châu Âu”. Trên bức tranh khắc gỗ được thực hiện do phái viên đặc biệt của tạp chí trên, người ta nhìn thấy ở cận cảnh, những ngôi mộ xếp hàng thẳng tắp: “Mỗi ngôi mộ có mang tên con ngựa được tôn vinh, tên của vị hoàng đế đã cưỡi nó, và thường là cả ngày sinh, ngày mất của con vật, làm khi còn kèm theo các sự kiện lịch sử”.

Nghĩa trang cho ngựa - Di sản thế giới của UNESCO ở Nga - Ảnh 2
Phát hiện tình cờ trên đã khơi nguồn cho một sự tìm hiểu sau đó với những kết quả phong phú, thú vị. Ý tưởng về một ngôi nhà dưỡng lão cho ngựa hoàng gia đã đến với Nicolas đệ nhất từ những tuần lễ đầu tiên ông ta lên ngôi. Sau khi dẹp tan cuộc chính biến của Những người tháng Chạp (Décembristes, những người tham gia âm mưu lật đổ vị hoàng đế này vào tháng 12 năm 1825), đưa họ đi đày, vị hoàng đế được mệnh danh là “Sa hoàng sắt thép” hay “Nicolas dùi cui (Nicolas la trique)”, thấy không có gì cấp bách hơn là lo cho tiện nghi sinh hoạt của đàn ngựa mà người anh ông ta – Alexandre đệ nhất – để lại (Đặc biệt là con Người Bạn, con ngựa chiến mà vị hoàng đế Nga đã cởi lúc tiến vào Paris.
Năm 1814, cùng với các nước liên minh. Con tuấn mã “cận vệ” này còn tiếp tục sống già nhiều năm ở nhà dưỡng lão trước khi nằm xuống tại nghĩa trang). Sở nhà cho các con ngựa tàn phế – gồm 7 tàu ngựa ở tầng trệt, tầng trên dành làm nơi ở cho các mã phu – là một… khách sạn bốn sao hẳn hoi. Sau ngày khánh thành, năm 1830, chính đích thân hoàng đế xem xét nhiệt độ ở đó (mùa đông ở Nga rất lạnh) cũng như phẩm chất cỏ cho ngựa ăn. Alexandre Kedrinski nói rõ: “Một số con đã sống đến 36,37 tuổi do các điều kiện sinh sống tốt tại nhà dưỡng lão”.
Ngoài hai con Ami và Segai của người anh, Nicolas cho vào nhà dưỡng lão ba con của chính mình (Milaya, Beauty, Alexandre), hai con của hoàng hậu (Mathilda và Fritz) và thế là hết bảy tàu ngựa đầu tiên; sau đó khả năng dung nạp của nhà dưỡng lão tiếp tục được mở rộng. Nhân ngày con ngựa dưỡng lão đầu tiên chết ở nhà dưỡng lão – ngày 7.4.1834 -Nga hoàng ra lệnh “chôn cất nó ngay cạnh hoàng cung”, và đích thân viết bài vị cho con Beauty này, con ngựạ “đã phục vụ Đức Vua trong hai mươi bốn năm trời”, ở tầng trên của ngôi nhà dưỡng lão, người ta đã quy tập các yên, cương cùng những vật phụ tung khác của những con ngựa dũng cảm, có nhiều công trạng của các Nga hoàng: manh nha một bảo tàng nhỏ về ngựa của hoàng gia.
Nhưng còn phải rất lâu sau này Jean – Louis Gouraud mới thấy được di tích lịch sử độc đáo này. Khi ông tình cờ gặp Natacha Lapchena, một nhà nữ nghiên cứu thuộc Viện ngựa (Institut du cheval) của Nga; cô ta đề nghị dẫn ông đến nghĩa địa trứ danh trên mà người thầy huấn luyện cỡi ngựa cho cô ta đã giúp cô khám phá ra. Ngày 2.10.1999, hai người cùng với một người bạn chung đến Leningrad, lần mò lại Tsarskoie Selo – lúc bấy giờ còn gọi là Pouchkine – và bí mật xâm nhập vào trong khuôn viên cấm dân chúng vào trong, và họ đã phát hiện ra mức độ rộng lớn của những… tàn phá, hư hại. Những bia mộ với các mẫu tự bằng tiếng Slave khắc trên đá nằm nhô lên dưới lớp cỏ dại mọc cao, rậm rịt.
Cây cối mọc hoang chiếm lĩnh tất cả. Xung quanh chuồng ngựa, những bức tượng bị đập vỡ, gãy, các tấm gạch đá lát nằm vương vãi khắp nơi, vôi vữa từng đống,… Toàn bộ nghĩa trang ngựa chỉ còn lại có thế, đắm chìm trong quên lãng. May thay, năm 1988 Liên Xô khởi đầu công cuộc cải tổ. Natacha có bạn bè ở đài truyền hình, viết bài báo động, và có ngay phản ứng tích cực từ phía chính quyền đang đổi mới. Và thế là có ngay một số biện pháp cứu vãn sơ bộ. Nhưng rồi công việc bảo vệ và phục hồi di tích vẫn không có nguồn tài chính.

Nghĩa trang cho ngựa - Di sản thế giới của UNESCO ở Nga - Ảnh 3

Gourou không chịu bó tay, ông ta lập một ủy ban, và theo tinh thần đổi mới, giải quyết nó bằng kinh doanh, ngay trên cơ sở những gì có liên quan đến giá trị lịch sử của công trình: ông cho xuất bản một sưu tập các bài viết về ngựa vào năm 1995 và sau đó một sưu tập về các cuộc biểu diễn ngựa; nhờ đó thu được 10.000 đôla năm 1997, dùng cho việc nghiên cứu, và 14.000 đôla vào năm 1999 cho chi phí phục chế di tích.  Và người được giao điều phối mọi hoạt động phục chế là Alexandre Kedrinski, người mà năm 1944 đã từng được giao nhiệm vụ trùng tu các di tích ở Tsarskoie Selo; nay ôỏng ta đã 84 tuổi.
Giờ đây việc trùng tu nghĩa trang ngựa cũng phải tiến hành một cách khoa học, cũng như những phần còn lại của lãnh địa này. Katia Kourova, một nhà khảo cổ học nữ trẻ phụ trách việc khai quật; cô ta lao vào tìm tư liệu trong hồ sơ lưu trữ – may thay rất phong phú – về các tàu ngựa của hoàng gia để từ đó tìm lại đúng địa hình của các nơi chốn, căn cước của những con ngựa và các chữ khắc trên các ngôi mộ”.  Năm 1997 chúng tôi chỉ mới có được 45 tên ngựa, nay đã tìm được 100; 96 ngôi mộ đã được định vị và phục chế”. Đến mùa xuân năm nay, đất bãi tại đây sẽ được tháo nước chống ngập úng, trồng lại cỏ và cây cối vào đúng chỗ cũ như xưa kia, vẽ lại các lối đi…


  Miệt mài với các bản vẽ, nhà kiến trúc sư già Kedrinski đang ráo riết chuẩn bị cho “giai đoạn sau”: phục chế các mặt tiền của nhà tạ kiểu gô-tích mới. Nói chung công cuộc khôi phục lại di tích nghĩa trang ngựa đang tiến hành suôn sẻ, nhưng tiến độ chậm vì vấn đề tài chính.  Quần thể các công viên và cung điện tại Tsarskoie Selo nay được xếp vào hàng Di sản thế giới của Unesco, với Ivan Saoutoy làm giám đốc. Elena Tarkhanova, một nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nữ người Nga, người điều hợp của ủy ban Tsarskoie Selo tại Saint – Petersbourg, đã nói rõ: “Lịch sử của những con ngựa được gắn liền với các chiến thắng và những kỳ tích của các vì quân vương. Chúng là một yếu tố của lịch sử nước Nga. Người ta không thể hình dung Triều đình của các hoàng đế Nga mà lại không có những con ngựa của nó, được mua từ khắp nơi trên thế giới”.


BỐN MƯƠI NĂM CUỘC TÌNH ( Phương Lan )


BỐN MƯƠI NĂM CUỘC TÌNH                     

Xin cho anh bạc mái đầu
Tình còn trao mãi mộng vào thiên thu
Xin cho anh kiếp giam tù
Vào đời em đó, mùa thu diễm tình

(Thơ Ngọc Quyên)


Ngày xưa, các cụ thường nói “khôn ba năm, dại một giờ” để cảnh giác các cô con gái phải thận trọng, đừng để bị sa ngã trong một phút yếu lòng. Thật ra câu thành ngữ đó phải được dùng để khuyến cáo cả hai phái, nam cũng như nữ, bởi vì không chỉ bọn con gái mới có những phút yếu lòng, bọn con trai chúng tôi lòng dạ cũng có khi mềm yếu lắm, nhất là khi đứng trước người đẹp, mặt cứ khờ đi, bao nhiêu khôn ngoan đều biến mất hết.  Nếu bảo như thế là dại gái, thì tôi đã dại gái từ thuở còn nhỏ, chơi chung với bọn con gái bên hàng xóm, bị chúng nó bắt nạt, phải đứng quay dây cho tụi nó nhảy, quay mỏi cả tay mà chẳng dám phàn nàn, thật dúng là ngốc.  Lên chín, mười tuổi, cả bọn rủ nhau đi tắm sông, tôi và thằng bạn đã hì hục mất cả buổi để làm bè chuối cho bọn con gái làm phao, lại còn phải tập cho chúng nó bơi nữa.  Thế mà có được ơn nghĩa gì đâu? lúc về còn bị cha mẹ chúng nó mắng là đầu têu, chơi trò nguy hiểm, thật chẳng có cái dại nào bằng.  Ấy thế mà đâu có chừa, những lần đi hái trộm trái cây, bọn con trai chúng tôi xung phong leo cây, bẻ trái ném xuống cho bọn con gái đứng chờ ở dưới đất chỉ việc hứng, và tha hồ chọn trái ngon, ăn thoả thích.  Bọn tôi có công nhưng lại phải ăn sau, ăn thừa.  Có lần bị chủ nhà trông thấy, tụi nó hè nhau chạy trước, báo hại bọn tôi còn ở trên cây, luýnh quýnh mãi mới tụt xuống được, chạy tập hậu, bị chó rượt gần chết, vấp té mấy lần sưng u cả trán, đúng là:
           Vì nàng anh phải chịu đau
            Vì nàng anh phải qua cầu đắng cay
Lớn lên chút nữa, thuở học lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi mê mấy cô bạn cùng lớp, nên tình nguyện làm một tên hầu hạ điếu đóm, để các cô sai vặt.  Ở nhà, tôi là thằng chúa lười, chẳng bao giờ làm gì động đến móng tay, thế mà đến trường, tôi trở thành một đứa ngoan ngoãn dễ bảo, sốt sắng làm tất cả mọi việc các nàng nhờ vả, làm luôn cả bài tập cho các nàng nữa.  Ở nhà, tôi là một ông tướng hét ra lửa, mửa ra khói, thế mà đối với các người đẹp, tôi nhũn như con chi chi.  Chả biết con chi chi là con gì, hình thù như thế nào, chỉ biết con tim cũng như lòng dạ tôi đều mềm yếu lắm, chỉ cần người đẹp ban cho một nụ cười, một tia nhìn say đắm - thật hay giả khó biết - thì bảo cái gì mà chẳng nghe, bảo lao vào lửa cũng sẵn sàng.  Thì ra trong người tên đàn ông nào cũng có một tí máu anh hùng, anh hùng rơm hay anh hùng thật đều thích ra tay nghĩa hiệp để che chở, phục vụ cho phái yếu, nói một cách nôm na là nịnh đầm!  Sau này về già, nghĩ lại thấy những trò nịnh đầm sao mà giả dối, vô lý hết sức, tại sao các bà cứ thích khen để chúng tôi phải biến thành những tên nói dối?  Mặc một cái áo sặc sỡ như người lên đồng, trông nhức cả mắt, thế mà vẫn phải khen rằng:
-         Áo em đẹp lắm, nhìn vào anh thấy cả một mùa xuân!
Chải kiểu tóc gì bù xù trông giống cái bờm con sư tử, vẫn phải khen rằng:
         -   Tóc em như mây trời bay, bay vào lòng đời…
Ôi! thật tội nghiệp cho các bà, chỉ thích nghe những lời giả dối, chẳng có bà nào chịu khó phân tách xem những lời khen đó bao nhiêu phần trăm là sự thực? Thôi cũng được đi, khen để các bà vui lòng thì tội gì không khen, vì lời khen đâu có mất tiền mua.  Thế nhưng đi mua sắm với các bà thì thật là khổ, đàn ông chúng tôi phải ôm đồm đủ mọi thứ, kể cả việc mang, xách, khuân vác lẫn việc trả tiền, các bà đi người không, tay chân thừa thãi thế mà có cái cửa xe cũng phải đợi chồng mở dùm rồi mới chịu chui vô, thế có vô lý không? Chả trách người Mỹ đã xếp đặt thứ tự ưu tiên:
-         Thứ nhất đàn bà
-         Thứ nhì trẻ em
-         Thứ ba là chó
-         Thứ tư mới đến đàn ông
Ở nước Mỹ, đàn ông chúng tôi phải đứng sau chó, thật tội nghiệp. Than ôi! cái thời “tam tòng tứ đức, phu xướng phụ tùy” nay còn đâu?   
Muốn làm một người đàn ông ga lăng không dễ đâu nhé, trước hết phải học cái tính kiên nhẫn, không được tỏ ra sốt ruột, khi phải chờ người yêu trang điểm, không hiểu họ tô vẽ gì trên mặt mà lâu còn hơn hoạ sĩ sơn vẽ một bức tranh?  Xong mục trang điểm, còn đến mục làm tóc và chọn quần áo, nàng tần ngần đứng trước cái tủ đầy nhóc quần áo mà than rằng:
-         Hết áo mặc rồi!
Vào tiệm ăn thì phải  kéo ghế cho nàng ngồi trước, rồi mình mới dám ngồi..  Hẹn hò, các nàng thường đến trễ cả mấy tiếng không sao, mình lỡ kẹt xe trễ độ nửa giờ là có chầu năn nỉ gãy lưỡi, ai bảo làm đàn ông là sướng?
Lạ một điều là biết mình bị thiệt thòi, thế mà cái lũ đàn ông dại khờ vẫn cứ chạy theo người đẹp, cam tâm tình nguyện để cho các nàng bắt nạt, bởi vì không có các nàng thì cuộc đời còn chi là hương vị? Tôi nhớ hồi học lớp đệ nhị, thi lục cá nguyệt môn toán, thấy cô bạn ngồi kế bên mặt buồn rười rượi, loay hoay hết cắn bút lại thở dài thì biết ngay cô nàng tìm không ra đáp số, thế là tôi động lòng trắc ẩn, nổi máu yên hùng, ném bài giải cho nàng chép.  Không may, bị thày giáo bắt được, thế là bị số không điểm thi, và phải đi   “công si” ngày chủ nhật.  Kết quả là cuối học kỳ năm đó, học không dốt mà vẫn bị đội sổ, anh chàng hiệp sĩ mặt dài thuỗn, buồn tình ca bản “ ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu? ” Dễ thương quá là tuổi hồng, thời học trò.
Tuy nhiên không phải bọn trai mới lớn chúng tôi đứa nào cũng khờ khạo cả đâu, có khối đứa cũng khôn lanh ra trò, trong số này đáng kể phải là thằng Đức, bạn thân của tôi.  Tên này ngoài bộ mã đẹp trai, lại nổi tiếng hào hoa, ga lăng như tài tử xi nê, bạn gái quen thân hay sơ đều được hắn tặng những món quà sang trọng, chủ yếu là những bó hoa thật đẹp, thật đáng giá, các cô cảm động là cái chắc.  Giá hoa dạo đó rất đắt, bọn tôi lé mắt, phục hắn sát đất, tưởng đâu hắn phải là một công tử nhà giàu, con cái của ông to bà lớn nào đó, mới dám xài sang như thế.  Nào ngờ, điều tra ra mới biết cha hắn chỉ là một tiểu công chức, gia cảnh nhà hắn cũng thường thường bậc trung như chúng tôi vậy, còn hắn chỉ là học trò, chưa làm ra được đồng nào.  Có lần không ngăn được tò mò, tôi hỏi:
-         Tiền ở đâu ra mà mày dám chơi ngông?
Hắn do dự một hồi, rồi làm thinh không chịu trả lời, tôi năn nỉ mãi, sau cùng hắn bắt tôi phải hứa “ sống để bụng, chết đem theo, không được hé môi cho bất cứ ai. ”  Điều kiện nào mà tôi chả chịu? sau khi nghe tôi thề bán mạng, hắn mới yên lòng, ghé tai tôi thì thầm tiết lộ bí mật:
-         Tao đâu có mất tiền mua? có cả một kho hàng vô tận… 
-         Nhà mày trồng hoa à? hay có cửa tiệm bán hoa?
-         Làm gì có!
-         Thế… hoa tặng người đẹp, mày lấy ở đâu ra?
Hắn tủm tỉm cười ruồi:
-         Đừng hỏi nữa, cứ đi theo tao khắc biết!
Nó dắt tôi vào… nghĩa trang, nhìn quanh quẩn một hồi rồi mới bước tới trước một ngôi mộ xây cất có vẻ cầu kỳ, sang trọng, nó chắp hai tay lại khấn vái một cách rất thành khẩn:
-         Kính chào ông bác không quen, cháu mạo muội xin ông bó hoa này, ông ở dưới đó chắc không cần tới hoa đâu, để lâu nó héo đi uổng lắm, cho cháu, cháu sẽ dùng được khối việc và cháu rất cám ơn ông.  Cầu chúc cho ông được thảnh thơi an nghỉ.

Nó vái vái thêm mấy cái nữa, rồi thản nhiên cầm lấy bó hoa rất đẹp đem đi, nghĩa trang nhà giàu có khác, toàn là những loại hoa hiếm, quí. Tôi há hốc miệng, không tin những gì mình vừa trông thấy, thật khó mà tưởng tượng được ở đâu ra hắn lại có cái sáng kiến rùng rợn đó?  Lúc ra về tôi mỉm cười nghĩ thầm, không biết những người đẹp của hắn có còn cảm thấy thơ mộng nữa không, nếu biết rằng những bó hoa rất đẹp kia - được hắn đem về lộng giấy bóng kính và cột nơ rất mỹ thuật - được lấy trộm từ nghĩa địa?
Thằng bạn ma lanh không hiểu về sau có tán được người đẹp hay không? nhưng tôi thì rút ra được một bài học: các cô có bạn trai còn là học trò, mà lại muốn lãng mạn như trong xi nê, có chàng quì gối dâng hoa, xin hãy coi chừng có ngày bị lạnh xương sống!  Giữ lời hứa với Đức, tôi tuyệt đối giữ kín bí mật của hắn cho tới giờ này, nghĩa là hơn bốn mươi năm sau.  Bây giờ đầu đã hai thứ tóc, đã qua rồi cái thời cua đào tán gái, có tiết lộ ra hắn cũng chẳng cần, phải không Đức?  Ôi! kể làm sao hết những nghịch ngợm dễ thương của thời học trò, những ngày xưa thân ái đó, đã lưu lại trong ký ức tôi nhiều kỷ niệm khó quên, cái dĩ vãng dấu yêu đó, mỗi khi gợi lại đều làm tôi cảm động.
Thuở đó tôi chỉ biết si chứ chưa biết yêu, si thì tôi đã si nhiều người, nhưng yêu thì chỉ yêu có một người thôi, người ấy chính là em. Tôi gặp em trong phòng triển lãm tranh của hoạ sĩ Đức Tuấn, ngày đầu khai mạc nên đông lắm, người ra vô tấp nập.  Em tới trễ, khi em bước vào, căn phòng như sáng rực lên, tà áo xanh và khuôn mặt ngây thơ, xinh đẹp của em làm tôi bị hớp hồn ngay tức khắc.  Dạo đó em mới mười sáu tuổi thôi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Vô tình em đứng ngay trước mặt tôi, tôi hỏi chuyện làm quen:
-         Thưa cô, cô đi xem tranh à?  Phòng đông quá, trời ơi là chen…
Em đáp:
-         Vâng, đông quá!
Vô tình lời đối thoại của em và tôi đều gần giống như trong bài thơ Đi Chùa Hương, cả hai cùng bật cười lên một lúc.  Tôi tán:
-         Trông cô hơi quen quen, hình như có gặp ở đâu rồi?
Em tròn cặp mắt nai tơ, ngước lên chờ đợi… Tôi vờ suy nghĩ, rồi à lên một tiếng:
-         Phải rồi, gặp ở cổng trường Trưng Vương! tôi đi đón em tôi…
Em lắc đầu:
-         Em đâu có học Trưng Vương.
-         Tôi nói lộn, trường Gia Long?
Vẫn lắc đầu.
-         Trường Cô Giang? Hưng Đạo? Lê Văn Duyệt? Huỳnh Khương Ninh? Marie Curie? hay.. Lê Bảo Tịnh?
Em cười tủm tỉm:
-         Anh có nhiều em gái quá nhỉ? hay anh là thanh tra học chính mà sao trường nào anh cũng tới?
Câu hỏi sao mà ác, còn nhỏ mà đã biết kê tủ đứng, tôi còn đang lúng túng, thì em đã tiếp tục:
-         Thế anh đã tới Cà Mau chưa?
Mắt tôi sáng lên:
-         Vậy ra cô là học trò trường Cà Mau?
Em mỉm cười, đôi má núm đồng tiền rất xinh:
-         Không phải, em chỉ nói đùa thôi.
-         Thế cô học trường nào?
-         Để cho anh đoán!
Nói xong em bỏ ra về, để tôi ngẩn ngơ.  Người đâu mà ác gớm! làm tôi phải mất mấy tuần mới tìm ra chỗ ở của em.  Đừng hỏi bằng cách nào tôi tìm ra được? khi người đàn ông đi tìm nửa mảnh kia của mình, thì có ngại gì khó khăn?
          Người đâu gặp gỡ làm chi
          Trăm năm biết có duyên gì với nhau
Mới gặp một lần mà đã tương tư, những đêm không ngủ, những chiều lang thang trên hè phố… nhìn đâu cũng thấy bóng hình em. Tôi đến tìm em nơi trường em đang ở nội trú, trường Regina Pacis, một trường nữ, dòng Công giáo, kỷ luật rất nghiêm minh.  Tôi vẫn chưa được biết tên em, nhưng mặc kệ, tới đâu hay tới đó, tôi liều rồi…
-         Cậu đi thăm ai? Bà sơ hỏi.
-         Em tôi!
-         Cô ấy tên gì?
Tôi lúng túng, may sao trời xui đất khiến, vừa lúc đó thoáng thấy bóng em đang bước trên hành lang, tôi mừng rỡ kêu lên:
-         Nó kia kìa! cô học trò mặc áo đầm trắng đang bước lên thang lầu đó, chắc nó chưa trông thấy tôi.
-         À con bé Thiên Nhiên đó hả? Thôi được rồi, cậu ngồi chờ để tôi đi gọi nó.
Tôi ngồi xuống mà tim đập rộn ràng. Thiên Nhiên! tôi biết tên em rồi nhé? bí mật mãi, tên em đẹp lắm, dễ thương lắm, đẹp và dễ thương như con người của em vậy.  Không hiểu sao em có một sức thu hút lạ lùng khiến tôi mới gặp một lần mà đã tương tư, còn em, không biết em có còn nhớ cái lần gặp gỡ định mệnh đó không? hay đã quên rồi, bởi vì em chỉ coi tôi như một bóng người qua đường? Tôi hồi hộp vô cùng, mỗi phút qua đi lâu như một thế kỷ, tôi sốt ruột nhìn đồng hồ, đã hơn nửa giờ rồi, sao lâu quá, hay là em không muốn gặp tôi?  Phòng đợi, khách khứa ra vô tấp nập, một cô gái ngồi gần tôi nãy giờ vừa tiễn người nhà ra cửa, quay vào, cô ta dừng chân ngay trước chỗ tôi đang ngồi, nheo mắt một cách khôi hài:
-         Có thật anh là anh của Thiên Nhiên không đấy?
-         Tại sao cô lại hỏi tôi như thế?
-         Tại vì… Cô ta mỉm cười, tôi chính là em gái của Thiên Nhiên đây!
Tôi giật mình ngồi thẳng lên, mặt đỏ bừng bối rối, mắc cở như một tên đang ăn vụng bị bắt quả tang, tôi chỉ muốn độn thổ.  Nhưng khi ngẩng lên bắt chợt nụ cười ma mãnh của cô nàng, tôi thở phào:
-         Cô đừng có rỡn!
Cô ta vẫn chưa buông tha:
-         Ô hay, anh nói thì tôi tin, còn tôi nói thì anh bảo là rỡn?  Ở đời có chuyện lạ chưa? anh em một nhà mà không nhận ra nhau? 
Thấy mặt tôi thộn ra, khờ khạo quê một cục, cô ta thương hại:
-         Nói đùa thôi, tôi là bạn thân của Thiên Nhiên cả mấy năm nay, tôi biết nó làm gì có anh, chỉ có hai em gái và một đứa em trai còn nhỏ.  Này, thú thật đi! có phải anh si tình nó không? hối lộ cái gì, tôi sẽ làm mai cho. 
Tôi cười ngượng nghịu:
-         Tôi nghĩ chẳng cần đâu, chịu các cô là tinh quái.
Tới đây thì có tiếng chân đi nhẹ nhàng trên hành lang, rồi cửa bật mở và hai người xuất hiện cùng một lúc: bà sơ giám thị và Thiên Nhiên!
Tôi đứng bật dậy, trong khi bà giám thị quay sang Thiên Nhiên:
-         Cậu ấy chờ đã khá lâu rồi đấy!
Tôi nhìn chăm chú, em đã thay y phục khác, quần jean trắng, áo pull bỏ ngoài màu vàng nhạt, tóc em mượt mà buông xõa bờ vai, ôm khuôn mặt trái soan trắng mịn, em xinh như một nụ hồng.  Em nhìn tôi với một vẻ láu lỉnh, rồi rất tự nhiên, em reo lên:

-         Ô kìa anh Ba (em cũng chưa biết tên tôi) anh tới hồi nào?  Hai bác vẫn khỏe cả chứ? Bữa nay ba má em bận, không đến đón em được à?
Em hỏi dồn dập để che dấu bối rối, hỏi mà cũng chẳng cần nghe trả lời, lúc đó chắc em cũng hồi hộp lắm.  Hỏi xong, em quay sang bà giám thị, ngập ngừng nói dối:
-         Thưa sơ! đây là người anh con bác ruột của em.
-         Cậu đến thăm thôi, hay là..?
-         Dạ thưa sơ, tôi vội vã nói, ba má của Thiên Nhiên bận nên nhờ tôi đến xin phép sơ để đưa Thiên Nhiên đi phố một lúc.
-         Được, tôi cho phép, nhưng có đi đâu thì phải về sớm trước 8 giờ tối.
-         Dạ!
Bà sơ giám thị vừa đi khỏi, tôi nhìn em đắm đuối, em lườm tôi bằng con mắt có đuôi:
-         Sao liều thế?
-         Không liều sao gặp được em? người đâu mà ác gớm!
Em cười, cặp mắt long lanh và đôi môi mọng, xinh quá sức:
-         Em đâu có ác, không thấy là hồi nãy em đã vì anh mà nói dối ma soeur đó sao? Em chưa nói dối bao giờ…
Lòng tôi như nở hoa, thì ra em đâu có vô tình, cô bé trông tẩm ngẩm, tầm ngầm mà tình tứ ra phết.  Tôi cười thật rạng rỡ:
-         Cám ơn em, thế là anh đã được đền bù.
Rất trân trọng và dịu dàng, tôi nắm lấy tay em đưa ra khỏi cổng trường, thế là bắt đầu một cuộc tình…
Năm năm sau, cô bé lần đầu biết nói dối đó trở thành vợ tôi..
Trước đám cưới một hôm, tôi cùng nàng đi ký giấy hôn thú ở Toà Thị Chính.  Ra về, tên bạn thân nhất của tôi đi theo để làm nhân chứng, đã ghé vào tận mặt tôi, cười chế diễu:
-         Mày khôn ba mươi năm, chỉ dại có một phút thôi, đó là cái phút vừa rồi.  Tại sao mày lại ký tên vào tờ giấy đồng ý để mất tự do, cam tâm tình nguyện làm người tù chung thân của bà ấy?

Tôi chỉ cười cười, không đáp, rồi nó sẽ hiểu khi đến luợt nó, đố tránh khỏi, bởi vì có ai mà chẳng phải qua cầu?  Nói một cách công bằng, ở đời cái gì cũng có vay có trả, mất cái này thì sẽ được cái khác bù lại, mảnh giấy hôn thú không đơn thuần chỉ là bản án tù chung thân, mà còn là giấy phép để mở cổng thiên đàng.  Sau đám cưới, chúng tôi có hai tuần trăng mật thần tiên ở thành phố Đà Lạt mộng mơ, sau đó trở về tổ ấm riêng, chúng tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc.  Bốn đứa con theo nhau ra chào đời: hai trai, hai gái đều thông minh, ngoan ngoãn và xinh đẹp.  Căn nhà ngăn nắp, sạch sẽ lúc nào cũng rộn ràng những tiếng nói cười vui vẻ, căn bếp ấm cúng với những bữa ăn ngon nàng nấu cho chồng con, quanh năm bốn mùa chúng ta sống thật hạnh phúc.

Thời gian trôi, theo với năm tháng, hai vợ chồng cùng già đi, em bây giờ không còn là một cô bé đỏm đáng ăn diện theo đúng mốt thời trang, người em hao gầy vì thức đêm những năm tháng dài em nuôi con bằng sữa mẹ, em không có thì giờ để đến mỹ viện chải tóc, làm đẹp vì thì giờ của em là để săn sóc chồng con.  Nhưng không phải vì thế mà em kém đẹp, dưới mắt tôi, em còn đẹp hơn xưa, vẻ đẹp cao quí của người vợ hiền. Tôi bây giờ cũng thay đổi nhiều, không còn là một chàng trai trẻ trung, hào hoa hay nịnh đầm như thuở mấy chục năm về trước, lời nói đôi khi gắt gỏng, mong em hiểu cho là vì công việc ở sở quá căng thẳng.  Cũng có đôi lúc tôi lại hay bay bướm, nhưng đó là bản tính tự nhiên của người đàn ông, tôi chỉ nói lăng nhăng cho vui, chứ chưa bao giờ phản bội em cả.
-         Em đừng giận, anh thề là không có tình ý với ai khác, anh mà nói dối thì…
-         Thôi đừng thề.
-         Thế em có tin anh không?
Em lắc đầu:
-         Những kẻ làm quấy đều sẵn sàng thề là mình vô tội, em đâu có ngu gì mà tin?
Nói thế, nhưng em vẫn vui vẻ, làm như đó chỉ là chuyện đùa.  Em khôn lắm, chính sự dịu dàng và đức bao dung của em làm tôi cảm động, và tôi biết là mình đang có trong tay một viên ngọc báu, nên tôi đã hết sức cưng quí, nâng niu, giữ gìn...

Thời gian vẫn trôi, các con đã đỗ đạt thành tài, và có gia đình riêng cả.  Ngoảnh đi, ngoảnh lại, chúng ta đã già, răng chưa long, nhưng đầu đã hai thứ tóc, tôi ngoài bảy mươi còn em cũng hơn sáu chục.  Chúng ta đang ở vào mùa thu của cuộc đời rồi, nhưng mùa thu vẫn còn đẹp lắm, phải không em? Thời gian đâu có ảnh hưởng đến tình yêu của chúng mình, tôi chợt có ý nghĩ ngộ nghĩnh, so sánh em 16 tuổi khi xưa và em 61 tuổi bây giờ, cũng không có gì khác biệt cả, bởi vì tình yêu tôi dành cho em lúc nào cũng như thuở ban đầu, không bao giờ thay đổi.  Đối với tôi, dù ở tuổi nào, em cũng vẫn là một người tình say đắm, em lúc nào cũng chiếm một địa vị độc tôn trong tim tôi. Theo với tháng năm, chúng ta cùng già đi, nhưng vợ chồng lấy nhau càng lâu thì tình càng nặng, nghĩa cũng thêm sâu.  Những buổi sáng êm đềm, cùng ngồi uống trà bên nhau, chúng ta mắt vẫn nhìn mắt, tay vẫn nắm tay. Mắt nhìn không còn đắm đuối, nhưng chan chứa thương yêu ân tình, và tay vẫn nắm tay khắng khít, chúng ta sung sướng cảm thấy sự hiện diện của người nọ đối với người kia là cần thiết, là quí báu.  Xin cám ơn Thượng đế đã cho chúng tôi còn đủ cả đôi ở cái tuổi này.

Thiên Nhiên ơi!

Hôm nay là kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của vợ chồng mình, anh muốn nói với em tất cả những cảm nghĩ của anh, sau bốn mươi năm cùng em sánh vai đi chung trên con đường đời.  Bốn mươi năm qua nhanh như một giấc mơ, chúng ta đã có với nhau bao nhiêu kỷ niệm vui cũng như buồn, kỷ niệm nào nhắc đến cũng làm anh cảm động.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, em lúc nào cũng sát cánh bên anh, nâng đỡ, an ủi, chia xẻ… và chúng ta đã dìu dắt nhau vượt qua bao nhiêu chông gai, sóng gió.  Bên em, anh luôn luôn có cảm giác êm đềm, yên ổn và sung sướng, anh cảm nhận được tình yêu sâu đậm em dành cho anh, những nhọc nhằn, hy sinh em đã chịu, và những ngọt bùi em đã cùng anh chia xẻ. Tuy rằng cuộc sống cũng như thời tiết, có những lúc mưa thuận gió hòa, cũng có những lúc phong ba bão táp, nhưng nhờ vào tình yêu chân thành, cùng với những quyết tâm cố gắng, chúng ta đã vượt qua tất cả, và con thuyền hạnh phúc vẫn vững vàng, êm ái suôi dòng.  Hôm nay ngồi nhớ lại quá khứ, quãng đời bốn mươi năm chúng ta đã trải qua bên nhau, anh không khỏi cảm động.  Xin cám ơn em đã cho anh hạnh phúc mật ngọt của tình yêu lứa đôi, xin cám ơn Thượng Đế, anh đã có em là người tình trăm năm. 

PHƯƠNG LAN
(trích trong tác phẩm 40 năm cuộc tình)


10 TRIẾT LÝ SỐNG CỦA NGƯỜI KHÔN NGOAN



10 TRIẾT LÝ SỐNG CỦA NGƯỜI KHÔN NGOAN

1. "Nếu không ai muốn làm việc đó thì tôi sẽ làm"
Trong một nhóm hay một đội, khi gặp phải một nhiệm vụ đầy thách thức, đa số mọi người sẽ chọn cách lùi bước và đẩy việc đó cho một người khác, bởi họ sợ bản thân sẽ không thể hoàn thành nổi.
Thế nhưng, họ không biết rằng đằng sau những tình huống như vậy lại chính là những cơ hội quý báu để học tập, rèn luyện và phát triển. Vì thế, khi bạn đứng trước nhiệm vụ phức tạp như một dự án trong công việc mà không ai muốn làm, hãy là người đầu tiên tình nguyện nhận lấy nhiệm vụ ấy.
Việc đó sẽ giúp bạn học thêm được nhiều điều mà bạn chưa bao giờ biết đến, cũng như giúp bạn khám phá ra được những kỹ năng đang ẩn giấu bên trong bạn.

2. "Điều đó cũng không tệ lắm"
Bạn thử nghĩ lại xem, đã bao lần bạn rơi vào một hoàn cảnh hoàn toàn lạ lẫm và rồi trong đầu chỉ ngập tràn suy nghĩ về những viễn cảnh tồi tệ nhất? Có lần nào những nỗi sợ ấy của bạn thực sự xảy ra hay chưa? Câu trả lời gần như là không bởi những điều tồi tệ nhất sẽ thường không xảy ra như những gì bạn nghĩ.
Cuộc sống này, bạn chẳng thể nào tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Nhưng bạn hãy nhớ một điều rằng mọi việc vốn không hề khủng khiếp và đáng sợ như chúng ta tưởng. Thêm nữa, chúng ta cũng hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng của mình khi đứng trước những vấn đề ấy.
Vì thế, dù rơi vào hoàn cảnh ra sao thì cũng đứng quá bi quan bởi việc gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết. Và để bản thân có thể thoát khỏi những nỗi sợ phi lý như vậy, bạn hãy nhớ lại tất cả những lúc mà các suy nghĩ tiêu cực của bạn đã không thành hiện thực rồi cố gắng vượt qua những vấn đề bạn đang phải đối mặt.

3. "Tôi sẽ không hoàn thành được mọi việc trong hôm nay nhưng chí ít tôi cũng phải bắt đầu làm"
Trì hoãn là một căn bệnh mà không ít người trong chúng ta đang mắc phải, và một trong những triệu chứng chính là những lời bao biện chúng ta tự nói với mình để không làm việc theo kế hoạch đã vạch ra.
Bạn cần phải hiểu một điều rằng, các kế hoạch chúng ta lập ra sẽ chẳng có chút giá trị nào nếu bạn không chịu thực hiện nó, kể cả đó là bản kế hoạch mà bạn đã làm cẩn thận đến thế nào.
Để thoát khỏi căn bệnh trì hoãn này, bạn hãy bắt đầu làm từng phần nhỏ của công việc hoặc bắt đầu ngay khi bạn nghĩ về nó. Điều này sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để dễ dàng tiếp tục và hoàn thành công việc bạn đã đặt ra.

4. "Tôi phải nói ít hơn và làm nhiều hơn"
Có lẽ tất cả chúng ta đều từng gặp những người thích khoe khoang về những việc làm và thành quả của mình. Bởi lẽ, họ nghĩ việc làm đó sẽ giúp họ gây ấn tượng với những người xung quanh.
Tuy nhiên, điều đó thường sẽ không xảy ra vì những hành động được thực hiện trong lặng lẽ lại thường được coi trọng và đánh giá cao hơn.
Vì vậy, dù bạn có làm gì thì hãy luôn cô gắng tập trung hoàn thành công việc đó theo cách tốt nhất có thể. Đồng thời, đừng bao giờ để bản thân bị phân tâm bởi những vinh quang hư ảo bởi rút cục chúng sẽ chỉ khiến bạn thêm rối loạn trên con đường đi tới thành công mà thôi.

5. "Tôi không thể cứ phụ thuộc vào ý kiến của người khác"
Lời khuyên của mọi người có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Thế nhưng cuối cùng thì ý kiến của bạn vẫn là điều quan trọng nhất bởi chúng ta là người duy nhất chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, và cũng tự mình chịu đựng hậu quả của những hành động mà chúng ta làm ra.
Do đó, khi gặp phải chuyện gì, bạn đừng vì sợ hãi hay không thể ra quyết định mà cuống cuồng tìm kiếm lời khuyên từ người khác. Thay vào đó, hãy cho bản thân bạn vài giờ hoặc vài ngày để tìm giải pháp phù hợp với bạn.
Ý kiến của người khác đôi khi cũng khá quan trọng nhưng trong đa số tình huống, bạn chỉ nên xem đó là một nguồn tham khảo, và hãy làm theo những gì mà lý trí cũng như con tim bạn mách bảo.

6. "Tôi phải chứng minh bản thân"
Nhiều lúc, khi mọi người nói rằng chúng ta không thể làm gì đó, trong tâm ta bỗng nhen nhóm một khát khao sẽ chứng minh cho họ thấy họ đã hoàn toàn sai lầm.
Điều này nghe có vẻ quá trẻ con, nhưng việc chúng ta không có được sự tin tưởng từ người khác thực sự là một động lực to lớn giúp chúng ta thúc đẩy bản thân, và chứng tỏ rằng chúng ta có thể vượt qua được thách thức.
Vì thế, lần tới, khi mọi người xung quanh tỏ ý nghi ngờ thực lực của bạn, thay vì chìm trong nỗi tức giận, hãy biến cảm xúc ấy thành năng lượng để hoàn thành những gì bạn muốn theo cách tốt nhất.

7. "Sản phẩm tôi tạo ra có thể không hoàn hảo nhưng với tôi, đó là những sản phẩm tuyệt vời nhất"
Không ít người trong chúng ta luôn tự đặt mình vào cuộc chạy đua hướng tới sự hoàn hảo, làm gì cũng muốn sản phẩm cuối cũng phải là hoàn hảo nhất.
Nhưng thực ra, việc này không chỉ khiến bạn tiêu hao năng lượng và thêm căng thẳng mà còn "góp phần" đưa bạn đến gần hơn với thất bại.
Do đó, khi bắt đầu một công việc nào đó, bạn hãy tập trung và cô gắng hết khả năng để hoàn thành tốt nhất có thể, đừng đặt nặng những định nghĩa về sự hoàn hảo.
Làm được điều này, ban sẽ vừa có thể luôn xuất sắc hoàn thành công việc, lại vừa giảm bớt không ít áp lực cho bản thân.

8. "Lần sau tôi sẽ thành công hơn"
Có lẽ khi không thể làm nổi một việc mà mình đã nghĩ mình có thể, bản thân mỗi chúng ta đều sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp đó, bạn chớ vội nản chí rồi bỏ cuộc.
Thay vào đó, hãy viết những gì bạn đã làm vào một cuốn sổ và lướt qua lại các sự kiện trong đầu. Bằng cách đó, bạn sẽ biết được mình đã mắc lỗi ở đâu để biết được lần tới mình sẽ phải cải thiện điều gì và không được làm việc gì.

9. "Tôi nên cảm ơn họ vì những gì họ đã làm cho tôi"
Trong cuộc sống này, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người và đôi khi còn nhận sự giúp đỡ từ họ. Vì thế, chúng ta nên biết cách để cám ơn những người xung quanh vì những gì họ đã làm cho chúng ta.
Khi bạn làm việc trong một nhóm hay được người khác giúp đỡ, dù là những việc cực nhỏ, hãy gửi tới họ lời cám ơn chân thành. Qua đó, bạn cho những người xung quanh thấy được bạn trân trọng sự giúp đỡ của họ, cũng như ý nghĩa của họ trong cuộc sống của bạn.

10. "Càng cố gắng, tôi sẽ càng đạt được nhiều thành tựu lớn hơn"
Trong lĩnh vực mà bản thân có tài năng thiên bẩm, chúng ta có xu hướng đạt được thành công dễ dàng hơn vì ngay từ nhỏ chúng ta đã biết mình cần phải làm gì.
Thế nhưng, trong một lĩnh vực mà chúng ta không có tài năng bẩm sinh thì chúng ta lại phải làm việc tích cực và chăm chỉ hơn để có thể chạm tới thành công.
Đây vốn là một điều hiển nhiên và là một cơ hội tốt để bạn học tập nên đừng bao giờ để điều ấy khiến bản thân bạn thoái chí. Nếu không có tài năng thiên bẩm thì hãy thực hành thật nhiều – điều sẽ giúp bạn làm được những việc mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Hãy luôn nhớ, bạn thử làm một việc càng nhiều bao nhiêu, bạn sẽ làm càng tốt bấy nhiêu. Đồng thời, kiến thức mới mà bạn có thể truyền lại cho người khác cũng nhiều hơn và thực tế hơn.

Image result for THANH CÔNG

Wednesday 27 February 2019

BA CHỊ EM RUỘT: DƯƠNG NGHI ĐÌNH...


Ba chị em ruột: Tú Vy, Quế Anh, Nghi Đình - Đêm Giao Thừa Nghe Khúc Dân Ca /4:16

TIẾNG YÊU ( Trầm Vân )

Khung thơ Trầm Miên

TIẾNG YÊU

Tiếng yêu như tiếng họa mi
Lời em êm dịu nhu mì bay ngang
Như hơi thở ấm vai quàng
Như tình anh thắt khăn voan em về

Tiếng yêu cháy bỏng đam mê
Như là lửa phượng đỏ hè ve ran
Như chèo khua chuyến đò sang
Bến xưa hò hẹn trăng vàng ngả nghiêng

Tiếng yêu như giọt sương mềm
Rơi quanh buổi sáng đỏ lên nụ cười
Như đêm vàng ánh trăng rơi
Bên nhau tiếng nhạc quấn lời trăng sao

Tiếng yêu rơi xuống ngọt ngào
Nụ hôn chờ đợi nôn nao đôi hồn
Tiếng yêu lộng tiếng gió luồn
Mùi hương tình ái ngát thơm tuyệt vời

Dẫu là xa cách đôi nơi
Tiếng yêu thầm lặng nghiêng lời cỏ hoa
Trăm năm tình vẫn mượt mà
Tiếng yêu nồng cháy có già đâu em

 Trầm Vân 

NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT


NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

1. Vấn đề dùng đũa.

* Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
* Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
* Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
* Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
* Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
* Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
* Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
* Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
* Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

2. Khi ngồi ăn:

- Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
- Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
- Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
- Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
- Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
- Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
- Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
- Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
- khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
- Khi nhai tối kỵ chép miệng.
- Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
- Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
- Không gõ đũa bát thìa.
- Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
- Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
- Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
- Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
- Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
- Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
- Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
- Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
- Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
- Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
- Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
- Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
- Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
- Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
- Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
- Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
- Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
- Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện.
- Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
- Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
- Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
- Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
- Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
- Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
- Không được phép quá chén.
- Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.


Image result for NHỮNG QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

LÀM NGƯỜI CẦN CÓ LÒNG BIẾT ƠN


LÀM NGƯỜI CẦN CÓ LÒNG BIẾT ƠN


Có những thứ "cho đi" không mong đền đáp, có những "giúp đỡ" không bao giờ chờ bạn nói ‘Cảm ơn’. Biết ơn là phẩm chất cao quý của một tâm hồn đẹp. Chính vì vậy mà có rất nhiều truyện kể được lưu truyền để nhắc nhở chúng ta rằng: Làm người, cần có lòng biết ơn! 

Có một câu chuyện kể rằng:
Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trên thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.
Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của người qua đường vô danh thuở nọ…

Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời Đất.
Lại cũng có chuyện như thế này:
Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.
Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.
Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.

Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ. Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng?
Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. Có những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!”
Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn.

Không biết trân quý, có núi tiền cũng chẳng thể vui tươi.
Không biết khoan dung, có bạn bè rồi cũng rời xa.
Không biết cảm ơn, có tài giỏi cũng chẳng thể thành công.
Không biết hành động, có thông minh cũng chẳng thể viên dung.
Không biết hợp tác, có làm việc chăm chỉ cũng không thành đại sự.
Không biết tiết kiệm, có kiếm nhiều tiền cũng không thể phú quý.
Không biết thỏa mãn, có nhiều tiền cũng không thể hạnh phúc.
Không biết dưỡng thân, có trị liệu cũng chẳng thể trường thọ.

Hãy nhớ:

Có một thứ không thể lợi dụng: Đó chính là thiện lương.
Có một thứ không thể gian dối: Đó chính là tình cảm.
Có một thứ không thể lừa gạt: Đó chính là sự chân thành.
Có một thứ không thể thiếu: Đó chính là bạn bè.
Có một thứ không thể tha thứ: Đó chính là phản bội.
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng.
Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.


Image result for LÀM người cần có lòng biết ơn