Friday 30 December 2022

HẠ KỲ LẦN CUỐI... ( Nguyễn-Tư )

 


HẠ KỲ LẦN CUỐI...


*Ký của Nguyễn-Tư

*Gửi: Từ-Hải


Trời vừa sập tối, hơi mưa. Thư nằm trên một bờ mương cạnh cái máy PRC 25 đang kêu tít-

tít...chờ lịnh từ cấp Chỉ-huy... Người Trung-sĩ ngồi cạnh mang lè-kè bên vai một cái radio nhỏ

hiệu National trong một cái bao da nói vẻ lo-lắng:

-Đù má, mất Đà-nẵng rồi Trung-úy.

Thư sửng-sốt hỏi mau:

-Mày nói sao?

-Đài BBC nói mất Đà-nẵng rồi,Trung-úy liên-lạc với gia đình xem sao. Nghe nói nhiều

người bị kẹt ngoài đó lắm....

Thư lặng người đi trong giây lát, chàng cảm thấy lạnh nơi xương sống. Bởi vì, Thư biết Đà-

nẵng là một căn-cứ quân sự lớn nhất ngoài Trung, ở đó dẫn về hầu hết các lực lượng thiện

chiến của Vùng I như Sư-đoàn Dù, Thủy-quân lục-chiến, Quân-đoàn 1... được chỉ-huy bởi

một vị tướng tài ba: Ông Trưởng . Hơn nữa, Đà-nẵng là một căn cứ quân sự quan trọng, nơi

đó có phi trường chiến-lược, mà có lần B52 oanh kích Hà-nội bị cao xạ VC bắn hỏng đã

không trở về được Thái lan mà phải đáp xuống đây để sửa chữa … Nhưng điều làm Thư áy-

náy nhất, vẫn là cha mẹ chàng. Hắn nghe người nhà nói ông bà vừa già vừa bịnh - nhất là khi

cha hắn mới vừa bị mổ xong. Thư nghĩ, vì tuổi già sức yếu đi đứng khó-khăn , chắc cha mẹ

chàng phải ở lại đó thôi không thể bỏ chạy vào Nam như người ta được. Mẹ Thư thì chắc

không hề gì, vì bà là người không biết sợ ai, kể cả Cộng-sản, bà nhất định ở lại dưới quê khi

cha Thư đã chạy lên tỉnh. Bà bị lính VC từ núi về làng hạch hỏi: “Bà già, sao bà để con bà

theo Mỹ hết vậy? ”. Mẹ Thư nói: “Các ông không giữ được tụi nó thì tụi nó theo Mỹ chứ sao?

Làng này các ông đâu dám ở được?” . Nhưng cha Thư thì sợ họ quá, vì cái quá-khứ làm việc

cho Tây ngày xưa của ông, dù ông chỉ là một ông thầy giáo… Thư biết cha chàng sẽ sợ tụi

này mà chết siếng đi thôi, chàng buồn-buồn lòng bực dọc và bắn một loạt M16 vào khoảng

không cho bõ tức. Tiếng nổ chát-chúa vọng ra cánh đồng. Tụi lính ngơ-ngác và nhảy xuống

hố cá-nhân như một phản-xạ quen rồi khi chuẩn bị tác chiến… Thư lằm-bằm trong miệng, vẻ

bất-mãn thốt: “Mẹ kiếp để mất Đà-nẵng rồi, chỉ có môn đầu hàng, để rồi tụi bây xem…”

Thư ra đầu bờ kinh, đứng nhìn về thành phố, thấy một vùng sáng mênh-mông mà tiếc một

điều gì… Đà-nẵng của chàng đã mất!… Miền Trung của Thư đã thật sự tiêu-tùng! Chiến xa

T54 cày nát xóm làng, cha mẹ chàng phải quỳ xuống van lạy họ … rồi vùng 4 này nữa, giữ

được bao lâu …?!! Bài diễn-văn sau cùng của ông Thiệu trong ngày từ chức có nhiều đoạn

còn ám-ảnh Thư hoài … “Các ông phải viện-trợ tới-tấp!... tới-tấp! tức-khắc! tức-khắc!..”

cháy nhà rồi, ông ơi!... Thư cứ tưởng-tượng cái cảnh cô-quạnh của cha mẹ chàng ở lại Đà-

nẵng một mình, nhìn mọi người di tản vô Nam mà thấy xốn-xang …chàng chiến đấu cho ai

mà cha mẹ mình lại thảm-thê thế này....?

Gần cuối tháng Tư năm 75...Thư được lệnh của Thiếu-tá Thức,Tiểu-đòan trưởng cho phép

hắn đại-diện Đơn-vị đi tham dự buổi thuyết-trình của Đại-tá Liễu - Tỉnh-trưởng kiêm Tiểu-

khu trưởng của cái tỉnh lẻ cận duyên gần cuối đất nước này vế tình hình chiến sự trong cảnh

dầu sôi lửa bỏng của miền Nam đang bị Bắc quân tấn công như vũ bão khắp nơi mà VNCH

trong thế “chỉ mành treo chuông” không biết đứt phim lúc nào khi người Mỹ đã từ-từ cúp

viện trợ mở đầu cho cuộc tháo chạy mất dép từ năm 1973 ....khi Hiệp định Paris vừa ký kết .

Ông Đại-tá Tỉnh trưởng họp các Sĩ quan trực-thuộc tại nhà Hội tỉnh để nói chuyện về tình

hình quân sự trên các quân khu và sở tại. Ông đội cái nón lưỡi trai có hình cái dù đen thêu

phía trước. Giọng ông nói hùng-hồn và lạc quan đến độ Thư có cảm tưởng rằng đất nước vẫn

bình yên. Ông cứ nghĩ là VNCH sẽ giữ được vùng 4, nhờ địa thế hiểm trở, ngăn cách bởi hai

con sôngTiền, Hậu-giang rộng mênh-mông. Thư không hiểu một nhà quân sự thuộc binh

chủng Dù như ông, mà sao lại ngây thơ thế, chắc hẳn bên trong có một toan-tính bất hảo nào

đó nhằm lừa gạt người khác vững tâm bám trụ để cho ông lặng lẽ chuồn êm chăng ? Ông cứ

nhắc lại vùng 4 không có núi, chỉ sình lầy nên xe tăng, trọng pháo không sử dụng được. Vả

lại phi trường Trà-nóc còn tốt và dư khả năng để thực hiện những cuộc không-tập qua phía

bên kia bờ sông... Thư đưa tay xin nói: “Thưa Đại tá, mặt trận Long-an đã nổ dữ lắm rồi đấy,

cấp Sư-đoàn, như vậy, chứng tỏ đại quân của địch đã lọt vào đồng bằng sông Cửu Long một

cách dễ dàng rồi đó, không cần phải địa thế núi rừng như Ban-mê-thuộc hay Lộc-ninh. Vả lại

đêm qua, thành phố này bị pháo kích cối 61 li, chứng tỏ địch đã vào sát thành phố rồi đó Đại

tá...”.

Ông ta cầm cái mũ lưỡi trai quạt phạch-phạch cười nói vẻ tự tin: “Ăn nhằm gì Trung-uý!”.

Và ông hỏi thêm: “Trung-uý có cần gì thêm cho việc trang bị phòng thủ không?”. Thư nói:

“Thưa, cho chúng tôi thêm M79 và lựu đạn M 26 ...Đại-tá, kinh nghiệm trong những lần

trước, tác chiến trong thành phố, lựu đạn là vũ khí hữu hiệu nhất”. Ông Đại tá mỉm cười nói

dễ -dãi:“OK!Ok!”.

Đến lượt viên Tỉnh-phó - đặc-trách chỉ-huy lực lượng Nhân dân tự-vệ Tỉnh, vốn xuất thân

từ ngôi trường chuyên đào tạo các “ông Quan” làm việc hành chánh cho chế độ miền Nam từ

cấp Quận Huyện trở lên, nhưng thế nào mà xếp lớn nhất của họ thời bấy giờ là Phó Tổng-

thống Trần-Văn-Hương đã phải than với Báo chí trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề quốc

nạn tham-nhũng, rằng : “Nếu đuổi họ hết thì lấy ai làm việc ?”...thì chắc ông này cũng chỉ

chuyên nghề “áp-phe” hơn là “bóp cò” như tụi Thư, vì muốn có chiếc ghế “Tỉnh phó” như

ông ấy không phải dễ-dàng gì nếu không có “cây” lót tay. Ông ta mặc một bộ bà ba đen cho

đúng mốt “nhân-dân tự-vệ” thời đó, lên tiếp lời ông Đại-tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu-khu

trưởng, nói về giờ giới nghiêm trong thành phố, với các lực lượng tuần phòng rằng: “Các anh

phải thi hành nghiêm chỉnh luật giới nghiêm, vì lúc này VC cho tình báo họ vào nội thành rất

nhiều”. Thư giơ tay nói: “Thi hành thế nào gọi là nghiêm chỉnh?”. Ông ấy trả lời: “Tức là

trong giờ giới nghiêm sau khi còi ở nhà đèn hụ, là mọi người không được ra đường, ngoại trừ

những người đau yếu phải có đèn…”. Thư hỏi: “Nếu họ không mang đèn thì sao?”. Ông ấy

trả lời một cách không dứt-khoát: “Trong trường hợp đó, tôi nghĩ là chúng ta có thể bắn...”.

Thư nổi xùng nói lớn: “Ông là Tỉnh phó biết rõ về luật lệ,lại chỉ huy các toán phòng vệ dân

sự, bán quân sự ,tụi tôi có lúc cũng tuần tra trong thành phố .... mà ông lại ban một cái lệnh

không rõ ràng minh bạch gì hết, ai thi hành được? Sao lại “nghĩ là” sao lại “có thể”? Nhà

binh tụi tui không thi hành lệnh đó được, ông biết chưa?”. Ông Tỉnh phó có vẻ lúng-túng,

Thư bực dọc chửi thầm: “Bố khỉ, mất nước tới nơi mà còn để những tên “gà mờ” lên nắm

chức vụ chỉ huy”. Rồi Thư đứng dậy, lấy cái béret đội lên đầu và bước ra ngoài bỏ dở cuộc

họp , leo lên chiếc Jeep đậu cạnh đó, rồ máy chạy mất dạng. Chiếc Jeep có cần ân-ten đầy bụi

lắc-lư ... lao nhanh về hướng hậu cứ Tiểu đoàn … Chiếc cổng ngang bằng cây sắt sơn nhiều

màu trắng đỏ vội cất lên, người lính bồng súng chào … Chiếc xe lướt tới trong lớp bụi mù và

đậu dưới tàn một cây bã đậu. Thư bước vào phòng Hành-quân chào ông Thiếu tá Tiểu-đoàn

trưởng, cùng một số Sĩ-quan tham mưu. Họ bu quanh hỏi tin tức phòng Hội.Thư nói vẻ chán-

chê: “Toàn là những tin như trên radio rất dỏm không bắt kịp với tình hình, nhất là ông Tỉnh

trấn an mọi người bằng ý nghĩ VC không vô vùng 4 được vì xứ này toàn sình lầy ... Trời ơi

đâu phải VC không có tăng lội nước PT76 như M 113 của tụi mình, làm như ở đây toàn con

nít ... . Tôi nghĩ là đang có một âm-mưu gì đấy về phía các cơ quan bên Tiểu khu”. Ông Tá

Tiểu đoàn trưởng cười mỉa-mai nói: “Đ.m, bất quá, tụi nó có phương tiện trong tay, trực

thăng sẵn sàng rồi … hoặc tụi nó sẽ mở đường máu chạy ra biển có mấy Giang-đoàn nằm

sẵn ở dưới rồi. Đ.m, tụi mày sẽ thấy màn “đem con bỏ chợ” cho xem, nhưng mà mình là lính,

thì nằm xuống cho quê hương này cũng là vui thôi ...Trung úy .!..…

Theo lệnh của Đại-tá Tỉnh trưởng, Tiểu đoàn Thư phải bố trí dọc theo con đường tỉnh lộ từ

thành phố đến một Huyện lỵ nhỏ gần đó, băng ngang một cánh đồng trống rỗng để giữ an

ninh cho trục lộ tiến vào thành phố này và Phi trường ... cũng là hàng rào án ngữ mặt Đông ra

biển, có thể yểm trợ cho những chốt chung quanh của các đồn cảnh sát Dã-chiến nằm hướng

Đông-Bắc và các lực lượng công binh nằm sát phi trường ở hướng Đông-Nam . Thư mỉm

cười nói với ông Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng rằng : “Chắc đúng như dự định của tụi mình

Thiếu tá ạ. Họ sẽ di chuyển qua đường này để ra hạm đội 7 chực sẵn ở ngoài khơi Thái Bình

Dương chứ phòng thủ cái con mẹ gì…một quả lừa ngoạn-mục đó thôi ông ui ...!” Ông Thiếu

tá vẻ suy nghĩ rồi cười mỉm. Thư vẫn nhớ cái bờ hông của ông đầy vết đạn, mà có lần ông đã

đưa cho chàng xem, để nói rằng suốt cuộc đời binh nghiệp, ông chỉ được đặc cách lên lon tại

chiến trường … Rồi ông chợt nói: “Đến nước cùng rồi Trung úy ạ, tôi không muốn chạy đi

đâu cả, vì đã mười mấy năm lính tôi chỉ biết bước tới mà không biết đi lùi … có lẽ đây là lần

bước tới sau cùng...”. Ông vỗ vai Thư trong nỗi bùi ngùi, rồi cầm cái “can chỉ-huy” bước đi

vừa nói vẻ cay đắng :… “Thôi kệ bà tụi nó, dẫu sao thì tụi nó cũng đã rủng-rỉnh được một

thời gian rồi, cũng đã đầu tư khá nhiều vốn liếng vào những bả vinh-hoa đó … tụi mình là

lính chiến rặt mà anh …?”. Thư đứng nhìn theo cái dáng vặm-vỡ của ông nhỏ dần trong

bóng tối dưới những vì sao trời lấp-lánh trên chiếc nón sắt có lưới ngụy trang …

Thư ra lịnh cho tụi lính đào hố cá nhân tránh pháo kích , ăn uống no đầy từ chiều và dặn-dò

rằng: “Có lịnh sẵn-sàng tác chiến trong đêm nay – Địch sẽ tấn công đồng loạt vào 4 giờ sáng

hôm nay để dứt điểm miền Nam”. Chàng nói thêm với tụi lính trong nỗi buồn phiền của một

Sĩ quan cấp Úy cũng đã từng sống chết với kẻ thù trên nhiều chiến trường khác biệt trước

đây: “Ngày xưa, ông Võ-Tánh là một quan võ, phò tá Chúa Nguyễn-Ánh, lãnh trách nhiệm

trấn giữ thành Qui-nhơn, nhưng bị tướng Tây sơn là Trần Quang Diệu bao vây tới 14 tháng ,

binh mã coi như kiệt quệ, bắt buộc ông phải giao thành, nhưng ông nhất quyết không đầu

hàng địch mà viết thư cho địch chỉ xin một điều : hãy tha tội cho cách binh sĩ đồn trú của tôi

vì họ chỉ là thuộc quyền , rồi ông ấy ăn mặc chỉnh tề, chấp tay hướng về Phú xuân lạy để tạ

lỗi với minh-Chủ của mình là Nguyễn Ánh hầu tỏ bày lòng trung-hậu... sau đó leo lên lầu bát

giác nổi lửa tự-thiêu, để lại lòng thương tiếc của muôn dân được biểu lộ qua hai câu ca dao

sau đây của người dân Bình-định – nơi ông đã hùng cứ 3 năm:

“Ngó lên hòn núi Cánh Tiên,

Cảm thương quan Hậu thủ thiềng(thành) 3 năm...”

Bây giờ tôi đã được hơn 5 năm lính rồi và tôi sẽ chấp tay về Sài Gòn lạy ai đây?!! Tôi cũng

chỉ là một quan võ nhỏ… chúng ta là những người lính, rặt lính, không giữ một chức vụ gì

lớn lao, một sứ mệnh gì vĩ đại cho Đất nước này, ngoài việc cầm súng chống kẻ thù. Đêm

nay, có lẽ sẽ là đêm cuối cùng mà chúng ta kề cận bên nhau… nhưng còn giây phút nào làm

lính, còn mặc bộ đồ này, còn cầm cây súng này, còn mang balô này, còn đội nón sắt này, còn

ăn bọc cơm sấy này – dù bọc gạo ghi “made in Korea” dù cây súng mang dấu hiệu US, mà

họ đã tháo chạy thục mạng từ năm 73... nhưng tâm hồn là của VN – VNCH ...ghi danh quân-

sử. Chúng ta phải chiến đấu đến khi nào có lệnh của Bộ Tổng Tham-Mưu – cơ quan tối cao

của Quân lực… rồi hẵng hay...”. Đoàn quân im phăng-phắc, đứng nghiêm trên một mảnh

ruộng khô . Từng luồng gió vi-vút thổi qua cánh đồng, tiếng ếch nhái kêu thê-thảm như một

bản hoà tấu buồn phiền sắp đưa tiễn một chế độ đi về cõi bên kia – Dù đêm nay không có

trăng, nhưng Thư vẫn thấy cái bi tráng của người lính trong chinh-phụ ngâm nơi trận mạc

thủa nào:

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi?

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?”

Thư lặng im một giây lâu, chàng thoáng nghe những tiếng húng-hắng ho của một vài người

lính, tiếng của cơ-bẩm súng lắc-cắc - một cơn buồn chưa từng thấy.Hốt nhiên Thư nói: “Tất

cả Đại-đội đều phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của tôi, ngày nào tôi còn mang 2 hoa mai

đen này trên ngực áo – Tôi không bỏ anh em đâu, tôi sẽ ở lại với anh em trong giờ phút sau

cùng của cuộc chiến này”.

Rồi chàng, đột nhiên dõng-dạc hô to:

“Đại đội - nghiêm! Tùy-quyền các Trung-đội trưởng!”

Thư cầm tấm bản đồ bọc nhựa nhét vào túi áo và ngoắc tay người mang máy theo sau đi về

hướng bờ mẫu....Suốt đêm, chàng không chợp mắt được. Thỉnh thoảng Thư cầm đèn pin để

kiểm soát các tuyến gác. Trời hơi mưa, chưa bao giờ chàng thấy buồn nản như lúc này, Thư

chỉ trông cho mau tới giờ G để đụng một trận sau cùng, có chết cũng vinh quang… Thư nhớ

đến khuôn mặt già nua sợ hãi của cha chàng ở ngoài Trung. Thư nghĩ rằng cha chàng đã từng

mang tội “Địa-chủ bóc lột nhân dân”, tội “làm việc cho Tây” , giờ sẽ mang thêm một cái tội

nữa là “cho con theo Mỹ”....làm sao cha chàng có thể chịu nổi với tuổi già và đau bịnh ...

Đến khoảng 4 giờ sáng, thì những trái đạn đầu tiên của VC rót vào Phi-trường và Tiểu khu.

Từng khóm lửa xanh dờn vươn lên mỗi khi trái đạn nổ. Những đám cháy đỏ ngầu soi rõ

những cuộn khói đen của các bồn xăng cháy rực trời, súng nổ tứ phía. Đạn lửa bay đầy trời.

Các chốt bên ngoài đã đụng trận. Tiếng máy truyền tin kêu rè-rè lẫn với các lệnh điều quân từ

Bộ chỉ huy của các đơn vị trực thuộc phát ra không dứt. Đơn vị Thư vẫn nằm im – vì giặc chỉ

tập trung mũi dùi vào Phi trường và Tiểu khu. Sau chừng hơn tiếng đồng hồ chốt do đồn cảnh

sát Dã chiến trấn giữ phía Đông-Bắc cách Thư chừng hơn cây số đã im bặt tiếng súng, chứng

tỏ là họ đã thất thủ. Và cùng lúc tiếng súng AK47 nổ dòn lẫn với tiếng ình-ình của B40 vào

các công sự đơn vị ở phía sau. Các thiết vận xa của Thiết đoàn 9 nằm trên trục lộ 4, bắn

xuống phủ đầu những đợt xung phong của VC vào vòng rào phòng thủ phía Nam phi

trường. Một vài chiếc phi cơ trực thăng và L19 bay trên thành phố, từng loạt đạn lửa đuổi

theo… Có chiếc phi cơ bay vút lên cao rồi ra hướng biển… Cuộc tấn công càng quyết liệt khi

trời hừng sáng. Thư nghe rõ tiếng loa của một giọng phụ nữ du kích nhà quê the-thé vang lên

từ một bờ xóm kêu gọi chàng đầu hàng với câu nằm lòng kinh điển quen tai của tụi binh vận

VC: “hàng sống chống chết” ...Thư bực mình chụp khẩu M79 của tên Trung sĩ ngồi cạnh lên

đạn trả lời bằng hai quả liên tiếp làm chúng im bặt luôn. Thư vẫn theo sát lệnh của ông Thiếu

tá Tiểu đoàn trưởng. Một vài toán VC bị đẩy lui khi cố băng qua cánh đồng này một cách vô

vọng. Trời sáng hẳn, từng cột khói vẫn tiếp tục lên cao, tiếng súng vẫn rào-rào nổ. Thư nghe

những tiếng AK nổ dòn trong thành phố, chàng nói với tụi lính là “Rồi!Tụi nó đã vào lọt vào

trong phố rồi nha.” Không có một toán VC nào di chuyển trên con đường chàng bảo vệ cả,

ngoài những loạt đạn bắn thăm dò khi hôm nhưng toàn đơn vị vô sự. Và khoảng 11 giờ 30

phút, một đoàn xe Jeep có ân-ten, mở đầu là một chiếc xe Quân cảnh có còi hụ đỏ chạy vội-

vã gập-ghềnh trên những khoảng đường đá ổ gà… Thư nâng ống dòm quan sát và hiểu những

gì đang xảy ra. Thư nghe tiếng ông Thiếu tá của chàng nói rã-rời trong máy… “Thế là xong!

Đúng như mình dự đoán Trung-úy!” Đoàn xe lầm-lủi tiến ra hướng biển.... Một vài thằng lính

bất mãn chửi thề đòi xả súng vào đoàn xe đó. Thư ngăn cản , nói: “Chúng ta hãy sống với

lòng thanh thản và quảng đại của người lính chỉ biết hận với kẻ thù. Dẫu sao đó là những

người bạn, những người đã từng chỉ huy chúng ta...”. Trong ống liên hợp, Thư nghe Thiếu tá

nói trong hơi thở nặng-nề: “Tấm màn đã khép lại, vở kịch đã xong, chúng ta đã hoàn thành

xong sứ mệnh được giao phó, đã giữ được an ninh trục lộ này một cách mỹ mãn. Họ đã đi

trong an toàn như mình dự đoán. Tụi mình là những đứa con của đất nước “bị bỏ chợ”. Thôi

thì bây giờ tùy quyền các Đại đội trưởng – Lệnh đầu hàng đã có từ Sài Gòn, không còn một

giải pháp chính trị nào nữa đâu! Nhớ giữ trật tự đàng hoàng, đúng tiêu chuẩn của một quân

đội chính quy, các Sĩ quan phải làm gương đến giờ phút chót, đừng làm mất uy danh của một

Quân lực…” rồi ông cúp máy....

Sau đó, Thư dẫn lính về một sân nhà thờ, trên đường cây cối đổ ngổn-ngang ... từng chiếc

thiết-vận xa M113 nằm ụ, rỗng không, khẩu đại liên 50 còn ám khói, chúc đầu xuống đất.

...Tiếng người khóc-lóc tìm nhau càng nhiều , VC không chiếm được Phi trường và Tiểu khu.

Các đợt xung phong đều bị đẩy lui, Thiết giáp quét sạch ở vòng rào thứ I. Trong thành phố

chỉ bị pháo kích và một số đặ- công vào được nhưng cũng bị tiêu diệt bởi các đơn vị án ngữ

trên các cao ốc…

Thư tập hợp Đại đội lần sau cùng để ra lệnh rã ngũ, sau khi cho Đại Đội chào lá cờ vàng ba

sọc đính trên một gốc cây. Tiếng Thư hô tắt nghẹn như muốn khóc, chàng chào tay mà xúc

động đến làm rung-rinh vành nón sắt. Thư nói đôi lời giã từ Đơn vi. Tụi lính khóc ròng, cởi

áo quần, ba-lô, nón sắt ... vất thành một đống ngổn-ngang, bên cạnh một đống súng M16 đen

ngòm – Thư liệng lên đó tấm bản đồ bọc nhựa đầy những mũi tên xanh đỏ của bút chì mỡ

đêm qua. Sợi dây TAB và khẩu súng Colt 45 đính theo nằm ngang trên đống súng cao như

đống củi lửa trại. Những người lính từng sinh tử với nhau bắt đầu tuần tự ra về. Quần đùi và

áo lót màu ô-liu vẫn làm cho chúng không gọt bỏ được chất lính. Thư đứng lại bên đống

súng, lòng ngổn-ngang nhưng rất bình tĩnh sẵn-sàng chấp nhận bất cứ cái gì xấu nhất sẽ xảy

đến với mình giống y chang như cảm nghĩ khi mình sắp lâm trận vậy thôi ... bởi vì chàng là

một Sĩ quan, trách nhiệm nặng hơn người lính nhiều ...Thư vẫn với bộ đồ Treillis đầy sình

lầy không cởi ra như tụi lính, vẫn cái nón sắt chắc nịch, vẫn cái áo giáp rã rời, vẫn 2 hoa mai

đen bạc màu sương gió đeo trước ngực… nhìn theo đám lính đi đã xa, mà chúng vẫn còn

ngoảnh mặt lại lần sau cùng nhìn vị Chỉ huy cũ của mình mà chúng biết rồi đây sẽ gánh

những tai ương thảm khôc hơn bọn chúng, rồi chúng mất hút dần trong khoảng mù mờ của

lửa khói chiến tranh tàn cuộc…

Thư nhìn lên một tầng lầu cao, thấy lá cờ 2 màu của “Măt trận giải phóng” bay phất-phơ

lòng chàng nặng như chì. Tiếng loa vang từ căn lầu ấy kêu gọi những Đơn vị trưởng của

“Ngụy” đến để làm thủ tục nộp võ khí. Thư cầm chiếc nón sắt nơi tay và chậm rãi bước về

phía căn lầu, sân nhà thờ trở nên tĩnh mịch lạ thường. Chiếc cờ ba sọc vẫn nằm yên trên thân

cây cổ thụ sau khi đã được chào lần cuối trước đó vẫn còn nguyên, bên đống áo quần màu ô-

liu và màu đen xanh lạnh người của vũ khí tạo thành một bức tranh tĩnh vật của các mặt trận

đã tàn ... như trong các cuộc chiến tranh thời Trung-cổ mà Thư đã ghi lại giây phút bi tráng

ấy như sau....


Hạ kỳ lần cuối...


Đưa tay lần cuối cùng,

chào,

Ngọn cờ ba sọc,

hôm nào rã binh...

Hàng quân,

ngơ-ngác,

lặng thinh...

Nghe lòng rách,

nát,

như tình nước non!

Ngựa hồng,

đã nản chân bon,

Súng,

gươm,

rời-rã...

thôi,

còn gì đâu!?

Mấy năm,

hùng-cứ biên đầu,

Bây chừ,

đã trở thành,

câu:

“quy hàng”!

Mắt,

rưng-rưng lệ,


cờ vàng...

Tiếng hô xé ,

nát ruột gan thân này:

“Hạ kỳ!”

súng bắt đều tay,

Xin chào ,

ĐẤT,

NƯỚC...

lần này nữa thôi!?

Nợ trai,

cũng hết một đời,

Kiếm,

cung,

đã lỡ một thời đao binh....

Những mong,

Tổ-quốc yên bình,

Nhưng,

giờ chỉ thấy,

lòng mình xót-xa....!


*Nguyễn-Tư


Thursday 15 December 2022

BUỔI PHÁT THƯỞNG CUỐI NĂM - ( Nguyễn-Tư )



 BUỔI PHÁT THƯỞNG CUỐI NĂM


*Truyện ngắn Nguyễn-Tư


Thiết-Trường là một ngôi làng rất nghèo, có khoảng chừng hơn vài 1000 nóc gia, ở rải-

rác trên một sườn đồi thoai-thoải toàn là đất sỏi đỏ. Sở dĩ ngôi làng này có cái tên như

vậy, vì nơi đây người Pháp đã tìm ra mỏ sắt lộ-thiên và đã lập ra một cơ-xưởng để luyện-

kim, nên sau này người ta gọi nơi đây là “Thiết-trường”, chữ Hán có nghĩa là cái

“bãi”(trường) làm “sắt”(thiết). Do vậy, người dân địa-phương đời sau còn thấy những bã

quặng đổ bừa-bãi trên những bãi đất hoang. Và chính trên một trong những bãi đất hoang

này, Bộ Giáo-dục thuộc-địa đã cho thiết-lập một ngôi trường tiểu-học duy nhất ở vùng

này. Phần lớn những người trong làng có chút chữ nghĩa, giật được tấm bằng “Yếu-lược”

đều xuất thân từ nơi này.

Ngôi trường bằng ngói, nền xi-măng cao, có 5 lớp do một ông “Đốc” làm Hiệu-

trưởng. Ông người Nghệ-An, nói rất khó nghe, nên dân làng thường gọi ông là “Ông Đốc

trọ-trẹ”... Ông thường mặc áo lương đen thưa, dài trên đầu gối, và quần vải quyến trắng,

mang guốc gỗ. Đầu ông hói và chải bật ra phía sau bóng lưỡng. Lúc nào ông cũng

nghiêm-nghị, và mỗi buổi sáng thường đứng nơi cổng trường chắp tay sau đít mà coi sóc

đám học trò, đứa nào nghịch-ngợm, lí-lắc, ăn mặc lôi-thôi, đánh lộn nhau..thì ông trị ngay

với hình phạt duy nhất là “kéo lỗ tai” đủ 4 chiều: lên, xuống, trái, phải…Đứa nào vô-

phúc bị ông phạt thì phải chịu khó rướn người theo chiều cái tay của ông đưa, để cái lỗ tai

bớt dãn nở…Tội nặng như trộm cắp, bị ông bắt quỳ trên văn-phòng, nặng dữ như đâm

chém, trốn học nhiều ngày không xin phép ...thì ông mời bố mẹ tới trường nói chuyện rồi

đuổi luôn như chơi….

Các thầy giáo được người ta gọi là các ông “Trợ”, đặc-biệt là ông nào cũng nghiêm,

nên học trò đứa nào cũng ớn, khi thấy thầy đằng xa là tìm cách lũi, gặp chộ mặt bất ngờ,

không thoát được thì phải đứng nghiêm, giở nón, cúi đầu chào…

Nhưng đến năm 1945, thời-kỳ “Cách-mạng” đã thành-công, trên các tường nhà cũng

như trong trường học đều phải treo hình ông Hồ màu hồng nhạt, làm Chủ-tịch nước thì

mọi việc đều đổi thay, kể cả ngôi trường tiểu-học...

Các thầy cô giáo đã dạy trong trường đổi đi đâu mất tiêu, nghe nói là họ về xứ. Riêng

ông Hiệu-trưởng cũng bị mất việc, nên phải dọn ra khỏi căn nhà dành cho ông Đốc, và

vẫn còn tá-túc nơi ngôi làng nghèo đói xa-xôi này. Chỉ có một người được dùng lại trong

trường là ông Lao-công, được coi như thuộc thành-phần “giai-cấp đấu-tranh!”

Bà Đốc làm nghề bán bánh bèo ngoài chợ. Ông Đốc không còn mặc quần vải quyến

trắng, áo lương đen, mang guốc gỗ nữa, mà thay vào đó bộ đồ bà-ba nâu,và ngồi làm đơn

mướn cho dân làng mù chữ ở cửa phòng ủy-ban Huyện.

Các thầy giáo, cả ông Hiệu-trưởng đều là những người trong Huyện được chính

quyền bổ-dụng đến. Ngay cả tên ngôi trường cũng phải đổi lại thành một cái tên nghe lạ


hoắc, mà người dân làng dốt nát chẳng được nghe tới bao giờ: “Trường tiểu-học Lê-

Hồng-Phong” ... Trên tường lớp học đều được kẽ những khẩu hiệu bằng chữ đỏ to-

tướng, mà những cậu nhóc trong làng như tôi chẳng bao giờ hiểu nổi. Thí-dụ: “Trường

học là lò đúc nhân-tài” hay “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.

Có đứa thành thực hiểu “trồng người” chắc cũng như “chôn người”, những ý nghĩ ngây-

ngô đó lại đúng khi tôi đã lớn khôn….

Nhưng điều đổi thay mạnh-mẽ nhất, vẫn là cái sân banh sau trường được cuốc lên để

“tăng-gia sản-xuất”. Các lớp được phân đội để nhận những lô đất chia sẵn sau trường mà

trồng rau muống, bán lấy tiền nuôi những anh bộ-đội đang đánh giặc ngoài chiến trường,

gọi là “Hậu-phương hỗ-trợ tiền-tuyến” với khẩu hiệu: “Mỗi lon gạo là một viên đạn bắn

vào đầu quân Pháp” . Học-sinh được chọn vào trường học rất dễ-dàng, ít bị giới-hạn tuổi,

nhất là lớp dân nghèo. Có nhiều đứa lớn chồng-ngồng, trước đây chỉ hành-nghề chăn trâu

cho mấy ông phú-hộ trong làng, bây giờ được cắp sách đến trường với những đứa nhỏ

hơn nó nhiều lắm. Mặc dù, nhà nước cho bọn nó một số ưu-đãi như việc đi học chẳng

hạn, nhưng trong thâm-tâm thì bọn nó không thích, vì chúng thấy chúng không thích-hợp

với chữ nghĩa bằng việc cầm cây roi đi theo những đàn bò, hay ngồi trên lưng trâu hát

nghêu-ngao ngoài đồng, coi bộ vui hơn. Nhưng dễ gì, nhà nước có chính-sách “Cưỡng

bức Giáo-dục” chống mù chữ...bằng cách bắt vài viên-chức xã ấp, mỗi buổi sáng lấy sợi

dây dừa giăng ra giữa đường ở đầu làng, bên cạnh để tấm bảng viết vài chữ gì đó, rồi bắt

dân làng đánh vần, ai thông, thì cho qua, ai dốt thì bị ghi vào sổ, rồi bị mời đi học.Còn trẻ

phải đến trường công-lập, người lớn thì tối đến lớp bình-dân học-vụ…Đó là chưa kể việc

trong rổ mấy bà đi chợ phải có một lưỡi dao găm do nhà nước rèn, bán ra với giá cắt cổ,

có đúc hàng chữ “Thắng-lợi” nơi mép dao, gọi là “Vũ-khí bất ly-thân”, nếu quên thì bị

đuổi về, dù có đọc thông chữ trên bảng. Với chính-sách bó-buộc như vậy, nên lớp học tôi

có thêm Đoàn-Út, con của ông Bảy Râu xóm trên, làm nghề chăn trâu cha truyền con

nối….

Ông Bảy dù nghèo, nhưng cam chịu với số-phận thấp hèn của mình, rất hiền-lành mà

lại chịu ảnh-hưởng Nho-giáo nặng. Như sự quý-trọng vua quan, biết ngưỡng-mộ những

bậc Thánh-Hiền, tin Trời Đất…nhờ ông ở đợ trong những gia-đình giàu-sang mà có chữ

nghĩa trước đó. Thằng Út lớn sồ, vóc dáng to bự, mặt đầy mụn, tiếng nói ồ-ồ của một

thằng con trai đang phát mã, nhưng hồi nào tới giờ không đi học, nên “dốt đặc cán mai”

chỉ rành về nghề chăn bò, cỡi bò kiểu gì nó cũng thạo hết…

Nó được xếp ngồi gần cái cửa sổ mãi phía dưới, vì thân nó to, với cái lưng chè-bè ra,

che hết cái bảng đen, mấy đứa ngồi sau chẳng thấy gì, nên thầy giáo xếp nó ngồi xéo qua

một bên, mà lại cuối lớp. Nhưng đó là một vị-trí thuận-lợi cho nó nhất, vì cứ mỗi lần thầy

sơ-ý, chỉ mãi viết trên bảng, quay lưng lại với đám học-trò, thì nó thừa cơ, bỏ tập trước

bụng trong cái áo bà-ba được nịt chặt bởi cái quần đùi bằng dây lưng rút, rồi thật gọn-

gàng nhảy phóc ra ngoài êm ru, vì cái ngạch cửa sổ coi còn thấp hơn cái lưng bò nhiều…

Chẳng bao giờ thấy nó thuộc bài, vì nó đọc chữ không trôi, vừa đọc nó vừa đánh vần

lẩm-bẩm trong miệng. Môn toán là nó sợ nhất. Dấu cộng thì nó gọi là “chữ thập”, dấu trừ

thì nó lại kêu là “gạch ngang”, dấu nhân là “gạch chéo”, dấu chia là “thước thợ”, dấu

bằng là “đường rầy xe lửa”…Nhưng có hai môn mà nó rất khoái và luôn-luôn đứng đầu


là thủ-công và lao-động. Thứ gì chứ chẻ nan đan rổ, chuốt đũa, chuốt cán bút, làm lồng

đèn Trung-Thu, đào giếng tưới rau, lên vồng khoai…thì nó số một. Không một đứa nào

qua mặt nó nổi! Phải công-nhận là nó rất điêu-luyện, khéo tay, lanh-lợi và xốc-vác. Nếu

nhà trường mà bày ra môn “cỡi bò” chắc hẳn nó cũng chiếm quán-quân…Tôi nói đùa

như vậy, làm nó bất-bình nhìn tôi chăm-chăm như chừng muốn ăn tươi...tôi luôn …

Nhất là trong giờ thủ-công, đứa nào cũng phải bâu vô nó mà nhờ. Đây là lúc nó thỏa-

mãn lòng tự-ái nhất để bù vào những thua sút trong những giờ học văn-hóa, lúc nào nó

cũng lãnh trứng vịt. Và đây cũng là dịp để cho nó bắt chẹt những thằng giỏi toán, nhưng

lại bết thủ-công. Nó cũng khôn đáo-để, nó chỉ làm dùm cho đứa nào, trước tiên là phải

ngồi gần nó, như hai bên cạnh, hoặc bàn trên bàn dưới mà thôi, và phải giỏi toán hơn nó

mới được. Nó cầm cái rựa, vuốt nhẹ nan tre mềm mỏng như sợi tơ một cách điệu-nghệ,

mà mắt nó vẫn nhìn nghiêng vào mặt người đang nhờ nó, với giọng như mặc-cả: “Làm

cho mày, rồi mày cho tao coi toán với nghe mậy”. Nó đợi cho thằng kia gật đầu đồng-ý,

thì nó mới vót tiếp, bằng không thì nó buông vội nan tre, rồi bỏ đi chỗ khác…

Thầy giáo chỉ-định cho nó làm Tổ-trưởng lao-động chỉ vì xác nó bự và “chuyên-

nghiệp” nhất lớp. Bạn bè trong lớp vẫn gọi nó là “Út cồ”. Nó rất lấy làm khoái vì cái biệt-

danh ấy lắm. Không có giờ lao-động nào mà nó vắng mặt. cái gì nó cũng làm được hết, vì

nó khỏe như trâu và sở-trường về môn học này. Môn này lại chiếm nhiều giờ và hệ-số

cao hơn các môn khác trong chế-độ mới. Có lần nó được ông Hiệu-trưởng trường tiểu-

học Lê-Hồng-Phong tuyên-dương dưới cờ về những thành-tích lao-động trong trường của

nó, được toàn thể nhà trường vỗ tay hoan-nghênh tán-thưởng. Nhất là công sức nó đã bỏ

ra nhiều ngày để rình mò mà đâm chết được một con heo nái của người hàng xóm thả

rong, đã cạy rào vào ăn hết nửa đám rau muống phía sau nhà trường. Nó được ông Hiệu-

trưởng mời lên sân cờ, cầm tay nó giơ lên cao và tuyên-dương công-trạng đó như là một

“Anh-hùng lao-động” mà nó thường nghe được từ những buổi phát-thanh trong xóm. Nó

cảm-động đến chảy nước mắt, vì hồi giờ nó chẳng được ai khen ngợi như thế, nhất là

giữa mặt mọi người đông-đảo như thế này. Từng tràng vỗ tay và những tiếng “Hoan hô

Đoàn Út” không ngớt. Xong, nó trở về hàng với dáng điệu của một kẻ tự-tin, giữa những

cái nhìn của thầy cô, những bạn-bè, mà nó xem là những ngưỡng-mộ. Nó nghĩ, chỉ có

lanh-lẹ, kiên-trì, khỏe-mạnh và can-đảm như nó mới đạt được thành-tích mỹ-mãn này…

Suốt đời nó chỉ biết cầm cây roi, với sợi dây thừng, trên đáy quần đầy những mảng

lông bò…thế mà ngày nay nó được ông Hiệu-trưởng bắt tay, một người có chức-vụ và

quyền-hành lớn nhất ở đây nắm tay nó giơ lên giữa những tiếng reo hò, thì còn gì bằng

nữa. Nó không đủ sức hiểu 2 chữ “anh-hùng”, nhưng nó nghĩ hai tiếng đó, chỉ dành cho

những người làm được những việc khó mà kẻ khác không làm được, lại được mọi người

tán thưởng vỗ tay…là nó sướng rồi. Kể từ đó về sau, “Út Cồ” có vẻ thay đổi quan-niệm

của mình về việc đi học. Nó thấy sự học-hành không phải thuần nhất chỉ đánh giá vào

chữ nghĩa, ở những con toán…như lâu nay nó đã lầm tưởng, đôi khi những sự việc đó, nó

còn có hướng ngược lại, nghĩa là lao-động quan-trọng hơn văn-hóa! Nó đã thấy thiếu gì

thằng giỏi toán trong trường, nhưng “ngon” lắm cũng chỉ lên nhận miếng giấy khen đánh

máy là cùng, chứ làm gì được ông Hiệu-trưởng nắm tay mà tuyên-dương dưới cờ, toàn

trường vỗ tay rần trời như vậy? Nó cũng tiếc-nuối rằng nó đã đến trường hơi muộn vì với

cái tuổi đó, nó có thể làm được những việc khác hơn nữa. Từ những suy nghĩ đó, “Út Cồ”


bỏ hết công sức và thì giờ chăm sóc vườn rau của nhà trường. Nó hùng-hục đào giếng để

tưới cây. Nó đóng những hàng cọc dày để làm hàng rào chắc hơn và nó chịu khó rình mò,

theo dõi để đâm được nhiều heo hơn. Và, dĩ nhiên, với cái đà đó, trong một nền Giáo-dục

mới, nó được khen thưởng nhiều hơn. Nhờ vậy mà bất cứ ai trong nhà trường cũng biết

đến danh “Út Cồ” với biệt-hiệu “Dũng-sĩ đâm heo”…thay vì “Dũng-sĩ đâm lê” ca ngợi

một bộ đội đã liều mạng đâm được nhiều Tây khi súng anh đã bị nghẹt như trong một bài

tập đọc tuyên-truyền thời ấy ...được trích từ tờ báo “Tổ quốc” của Việt minh, kể một

nhân vật anh hùng đâu ngoài Bắc tên là Hoàng-văn-Nô - chắc nó cũng na-ná như “Anh-

hùng Lê-văn-Tám” tẩm xăng đốt kho xăng Nhà Bè ở miền Nam trong cuộc chống Mỹ

sau này mà chính ông Trần-Huy Liệu, cán gộc VC đã thú nhận do ông phịa ra, cốt chỉ để

tuyên truyền trong giới thiếu nhi nâng cao tinh thần yêu nước chống Mỹ-Ngụy mà thôi,

trước khi ông qua đời ...Bài văn đó được giảng dạy trong mọi nhà trường của CS lúc bấy

giờ, và học-sinh phải học thuộc nằm lòng...Đại-khái như vầy: “Đồng-chí Hoàng-văn-Nô,

người dũng-sĩ đâm lê...nhìn máu người đồng-đội thân yêu, máu người bạn cùng giai-cấp,

đồng-chí Nô cắm mạnh lưỡi lê vào đầu súng chạy lên như gió lốc, với đôi mắt căm giận

trừng-trừng, anh lấy hết sức mạnh để lao vào kẻ thù, dù tên này to gấp mấy lần đồng

chí...”

Cuối năm, nhờ có công-tác tốt, dù điểm các môn khác không lấy gì “phấn khởi lắm”,

“Út Cồ” vẫn được lên lớp nhì như thường, và nó vẫn khoái đọc lời phê của giáo-viên

phụ-trách ở môn lao-động trong học bạ rằng “Tiên-tiến, triển-vọng là đối-tượng Đoàn”.

Nó không hiểu những dòng chữ đó nói gì, nhưng dài dòng như vậy, chắc hẳn phải trùng

hợp với thành quả lao-động của nó ghi trên những tờ giấy khen, có chữ ký và mộc đỏ của

ông Hiệu-trưởng là được rồi…Nó ngồi ở vườn rau muống xanh tươi, mà cứ ngỡ như là

giang-sơn của nó. Hàng rào nó đóng cọc, giếng nước nó đào, rau nó tưới nhiều hơn ai hết.

Chính nó chịu khó về nhà vác mấy bao phân bò khô vào trường để bón rau nữa mà! Rồi

cũng chính nó đội rau ra chợ bán, đem tiền về cho nhà trường không thiếu một cắc.

Nhưng nó khoái nhất vẫn là cái danh hiệu “Dũng-sĩ đâm heo” như người ta đã gán cho

nó, vì nó nghĩ chỉ mình nó mới có đủ can-trường, đủ nhanh-nhẹn, đủ thiện-nghệ để đâm

chết những con heo quái-ác quỷ-quyệt đó chuyên phá rau vào những đêm khuya, và rất

thính mũi, chỉ cần động một chút có hơi người, là mũi nó khịt-khịt lên mấy tiếng, rồi

phóng qua hàng rào cái một, đôi khi bí-thế nó có thể xốc vào người, gãy cẳng như chơi…

Một ngọn gió nồm thổi phớt qua, những ngọn rau xanh mướt rung-rinh. Rồi những

cánh phượng đỏ rơi lả-tả trên mái ngói đầy rêu của ngôi trường 5 lớp, rải đều như thảm là

dấu hiệu của mùa nghỉ học sắp tới, mùa phát thưởng cuối năm, và chắc hẳn nó cũng được

dự phần với những công-lao về lao-động mà nó đã khó nhọc gầy dựng được, kể từ ngày

nó tạm bỏ nghề chăn bò để bước vào đây trau-dồi văn-hóa theo lịnh của nhà nước phải

chống nạn mù chữ cho dân nghèo…

Nó ngồi mơ đến ngày phát thưởng cuối năm đó, thế nào nó cũng có phần thưởng lớn

hơn mọi người, vì trong năm chỉ có mình nó được tuyên-dương... Ngày đó, sẽ có đông

đủ phụ-huynh học sinh trong làng đến dự. Sẽ có một cái sân-khấu kết hoa, treo cờ rất đẹp,

sẽ có những cán-bộ lớn cấp Huyện về để đọc diễn-văn. Trong những người tham-dự đó,

sẽ có bố nó, một người lúc nào cũng kể cho nó nghe những gương thành-công của những

bậc Thánh-Hiền, nhờ trí thông-minh và lòng kiên-nhẫn mà xây nên sự-nghiệp, trong đó

có câu chuyện của ông “Thừa Cung” dù làm nghề chăn lợn, nhưng hay đứng nghe ké nơi

hè trường học về sau thành bậc Đại-phu, ông “Châu-Trí” chỉ làm nghề đứng quét lá đa,

mà lấy lá đốt thay đèn để dùi mài kinh-sử, cũng đỗ đạt nên người…Bây giờ, thì nó vốn

chăn trâu, nhưng chịu khó học chữ kèm siêng lao động...thì cũng được nhiều người khen

thưởng vậy. Nó cũng thành-công như Quan đại-phu rồi còn gì…? Và, ngày đó đã đến,

sau hai tuần chờ đợi. Giấc mơ của nó đây rồi…

Suốt đêm nó ngủ không tròn giấc, bồn-chồn trong bụng. Nó lựa một bộ đồ thực đẹp

bằng vải ta do nhà nước bán cho gia-đình nó với hộ-khẩu hai người. Cha nó đã già, nên

nhường lại cho nó hết để may đủ bộ. Nó chỉ đi chân không như từ thuở nào. Lớp da chân

của nó dày lên như mo cau, gai, sạn đâm không thủng. Mười mấy năm nay, nó mới có cái

hân-hạnh mời cha nó, theo thư Hiệu-trưởng, để đến dự buổi lễ phát thưởng cuối năm của

nhà trường, với tư-cách một phụ-huynh học-sinh có con đạt được thành-tích tốt…

Cả một đời ông Bảy chỉ làm nghề chăn trâu, ở đợ cho nhà giàu, con ông vẫn tiếp-tục

cái nghề cha truyền con nối đó, làm sao ông có cái hân-hạnh được gọi là “Phụ-huynh

học-sinh”?Vì thế, ông cũng cố gắng ăn mặc chỉnh tề một chút để đỡ tủi mặt mày thằng

“Út Cồ” trong buổi lễ rất quan-trọng đối với gia-đình ông như thế này. Ông mặc một

chiếc áo dài đen cũ-kỹ, nhưng thẳng nếp, từ thời Pháp thuộc của một nhà phú-hộ cho, mà

ông chỉ mặc trong những khi lễ-lộc, tết nhứt, hay thăm viếng ai, và một chiếc quần cháo

lòng nhưng cũng được ông giặt sạch-sẽ, lót dưới gối nằm cho nó đỡ nhăn. Ông đội thêm

một cái khăn đóng trên đầu, mà gián đã gặm nhiều chỗ lòi ra những miếng giấy nhật-trình

người ta cuốn lại để làm cái cốt tròn ở bên trong. Hai cha con đi bên cạnh nhau, đến ngôi

trường làng với niềm cảm-động vô-biên, bởi vì họ có khi nào bước chân tới nhà trường

bao giờ trong mấy năm trước đây?! Sân trường đã đông nghẹt những người. Trên sân

khấu có cái bàn thờ Tổ-quốc để tấm hình ông Hồ với cái lư hương khói trầm bay nghi-

ngút, phía sau là lá cờ đỏ sao vàng làm nền treo nghiêng rất nổi. Ở góc xéo sân-khấu có

để một cái bàn dài, trên đó đặt những phần thưởng cho học-sinh ưu-tú đứng từ hạng nhất

đến hạng 5 của mỗi lớp. Phần thưởng được gói bằng những miếng giấy màu rất đẹp mắt,

và mỗi phần đều có đính một miếng giấy nhỏ ghi tên của người được lãnh. Những phần

thưởng được xếp làm 3 nhóm: Nhóm thưởng về học-lực giỏi, nhóm thưởng về kết-quả

lao-động tốt…và cuối cùng là nhóm đi học chuyên cần...

Sân khấu được làm bằng những cái bục gỗ của bàn thầy ghép lại, rồi chôn cọc cao,

quấn đầy những lá dừa, lá thiên-tuế cắt xén hình thù chim cò rất đẹp, lẫn với những chùm

hoa phượng thắm tươi tượng-trưng cho mùa hè đã đến trong kỳ chia tay…

Trước sân khấu là những dãy băng dài, dành cho các thầy cô và phụ-huynh học-sinh

ngồi sau ba cái ghế mây đặc-biệt dành cho quan khách, gồm có ông Chủ-tịch Huyện, ông

cán-bộ phòng Giáo-dục và ông Hiệu-trưởng. Tiếp theo sau là những dãy băng dành cho

những học-sinh được lãnh thưởng và sau cùng là toàn-thể học-sinh các lớp và dân chúng

trong làng ham vui đến dự. Cha thằng Đoàn-Út được xếp ngồi dãy đầu của khu dành cho

phụ-huynh học-sinh để được nhìn nó lên sân khấu lãnh thưởng Danh-dự như nó đã thông-

báo cho cha nó biết mấy ngày nay rồi. Ông Bảy cũng rất lấy làm hãnh-diện trong việc

này, vì chính trong thâm-tâm ông nghĩ, quả thực “Cách-mạng” đã chú-ý đến đời sống của

lớp dân cùng khổ như ông. Nhờ vậy mà con ông mới được cắp sách đến trường, dù rất

muộn-màng, nhưng nó cũng đạt được những thành quả tốt, bằng chứng là chiều nay, nó

cũng lãnh được phần thưởng danh-dự cuối năm, điều mà suốt đời ông chẳng bao giờ ngờ

tới được. Trước đây, ông cứ nghĩ rằng, cái mùi mồ-hôi bò, mà ông đã chán ngán hàng

mấy chục năm nay, nó đã làm cho thằng Út u-mê đi, không có cách gì mà thu-thập chữ-

nghĩa được nữa. Riêng ông cũng đã cố gắng học nhiều khóa bình-dân rồi, thế nhưng đâu

cũng hoàn đó, mà ông cho chỉ vì cái mùi bò độc-địa, làm mụ người đi. Ông nghĩ thế và

không ngạc nhiên khi nghe người ta đã từng mắng người khác là “ngu như bò” đó sao?

Cũng chính vì sự ngu dốt đó, mà suốt đời ông chỉ biết đứng sau người ta trong những

cuộc đình-đám, làm gì có cái hân-hạnh được mời ngồi giữa đám quan chiêm để nhìn con

mình lãnh thưởng Danh-dự? Dù vậy, ông cũng thấy không phải phép, khi nghe những tên

cán-bộ trong làng, còn nhỏ, mà lại hống-hách gọi những vị trưởng-thượng của xóm bằng

“anh” với những cử-chỉ vô-lễ. Điều này, nó lại đụng vào cái phần “Nho-giáo” cố-hữu của

ông từ bao lâu nay. Tuy thế, lòng tự-ái của một người nhà quê, thuộc giai-cấp cùng đinh,

đã làm cho ông thấy thỏa-mãn phần nào, từ cái mặc-cảm tự-ti rằng, ai cũng có thể coi

thường 2 cha con ông, chẳng bao giờ liên-quan đến chữ-nghĩa. Ông ngồi ngay ngắn nơi

hàng ghế đầu dành cho phụ-huynh cùng với những người có uy-tín trong làng với một

cách tự-tin. Ông lấy vỏ bắp ra vấn thuốc rê hút, phà khói, nhìn lên sân-khấu một cách

thanh-thản, mơ đến cái giờ phút mà lát nữa đây ông sẽ cảm-động biết dường nào, khi ông

nghe người ta gọi đúng tên thằng Đoàn-Út, con trai duy nhất của ông lên sân-khấu lãnh

phần thưởng Danh-dự toàn trường, từ tay ông Chủ-tịch Huyện, giữa những tiếng hoan-hô

và những tràng pháo tay nổ ran của “đại-hội”. Nước mắt ông sẽ trào ra vì sung-sướng

cũng có, mà vì nhớ thương mẹ thằng Út cũng có, bởi ông tiếc là bà ấy không còn sống để

chứng-kiến cái giờ phút vinh-quang của gia-đình ông, khi thằng Út “nên người”. Thằng

Út ngồi phía sau dãy phụ-huynh không bao xa. Nó cũng hí-hửng cười nói với những

người bạn đồng lớp với nó, nhưng nó tỏ vẻ khó chịu khi nó nghe bạn bè gọi hỗn danh nó

là “Út Cồ” trong ngày trọng đại này. Nó muốn mọi người phải gọi nó bằng tên họ đàng-

hoàng, “Út-Cồ” chỉ là cái biệt-danh được dùng trong những buổi lao-động vui chơi mà

thôi…

Giờ khai-mạc buổi lễ phát thưởng sắp bắt đầu, khi ông Chủ-tịch Huyện đã đến, an-vị

trên một chiếc ghế mây to tướng mang từ phòng ông Hiệu-trưởng xuống. Người xướng

ngôn là một thầy giáo lên sân-khấu điều-khiển chương-trình buổi lễ. Trước hết là chào

cờ, tiếp đến là mặc-niệm những “liệt-sĩ”rồi giới-thiệu những nhân-vật quan-trọng trong

chính-quyền, trong ban Giám-hiệu, cùng những phụ-huynh học-sinh. Ông Hiệu-trưởng

lên đọc diễn-văn chào mừng quan-khách và nói ý-nghĩa của buổi lễ phát thưởng hôm nay,

được tổ-chức trong một “xã-hội mới”, nhằm đào-tạo những con người mới, xây-dựng

đời-sống công-bằng cho mọi người, chứ không phải đào-tạo ra những lớp người làm tay

sai cho Đế-Quốc như nền Giáo-dục trước đây, chỉ dựa trên những thành quả ở học-đường

để ra trường làm quan “vinh thân phì gia” đầy lòng ích-kỷ. Trong đó ông cũng đề-cập

đến nền giáo-dục toàn-thiện của chế-độ mới xã-hội chủ-nghĩa, chủ-yếu là vấn-đề lao-

động, để tạo ra vật-chất mà phục-vụ con người, chứ không phải là những từ-chương,

nhằm ca ngợi sự lười biếng, trốn tránh lao-động “ngồi mát ăn bát vàng” bóc lột sức lao-

động kẻ khác như bọn khoa-bảng tư-sản trước đây. Dĩ-nhiên khi nói như vậy, ông lại

nhắc đến những con số được ghi chép cẩn-thận, kể cả những con số lẻ nữa, từ những

thành quả của vườn rau phía sau trường. Tiếp đến là lời huấn-dụ của ông Chủ-tịch Huyện

đối-với các em học-sinh đã đạt được những thành quả mỹ-mãn do phòng Giáo-dục


Huyện đề ra. Ông cũng không quên ca ngợi sự làm việc tận-tâm của ban Giám-hiệu nhà

trường, sự cố gắng của các thầy cô đã khắc-phục được những khó-khăn gặp phải trong

lúc nước nhà chưa được hoàn-toàn thanh-bình…Ông cũng nhấn mạnh về giá-trị tinh-thần

của những phần thưởng chẳng có gì đáng giá về mặt vật-chất, như những tờ giấy khen

được đánh máy, những cuốn sách Cách-mạng nêu cao những gương “hy-sinh” của Kim-

Đồng, những cuốn tập bằng giấy súc đen sì…trong hoàn-cảnh đất nước mới giành lại từ

tay người Pháp…Cứ mỗi cuối lời nói của ông là một tràng vỗ tay vang lên và bọn học trò

phải vỗ theo như pháo nổ, át cả lời nói của ông Chủ-tịch…

Cuối cùng là phần phát thưởng. Đám học-trò nhôn-nhao, nhưng vẫn lắng tai để nghe

tên mình nhất là những đứa nằm trong danh sách lãnh thưởng. Phần “công-trạng” được

giảng-giải rõ-ràng sau mỗi cái tên được gọi lên lãnh thưởng. Dù với mục-đích nào của

nền giáo dục xã-hội chủ-nghĩa, thì nỗi vui mừng, và sự hãnh-diện về thành quả của mình,

người học-sinh ở chế-độ nào cũng thế, cũng có vẻ kênh-kiệu với bạn bè. Khi phần phát

thưởng về học-lực qua rồi, thì đến phần phát thưởng lao-động, phần thưởng chuyên-cần

sau chót…


Lúc đó, lòng “Út Cồ” nôn-nao, vì nó biết thế nào nó cũng được hoan-hô dữ lắm, còn

hơn cả những buổi chào cờ trước đây, do lần này có ông Chủ-tịch Huyện đến dự.

Người xướng ngôn bỏ ra vài phút để nói về những phần thưởng đặc-biệt này, mà chế-

độ cũ không bao giờ có, như là một “ưu-việt” của giai-cấp công-nông lãnh-đạo.

Xong, người xướng ngôn, vốn là dân miền ngoài có giọng nói cực nặng đọc lớn từng

tiếng và chậm rãi y như người giới thiệu tên võ sĩ sắp ra đấu trường..là “Đoàn…Út”

thành “Đoàn Ụt” ai nghe cũng bật cười.. .kèm theo những thành-quả trong năm mà nó đã

phi-thường đạt được để chứng-minh cho lý-tưởng giáo-dục “Cách mạng cao đẹp” đó,

tiếng của thầy xướng ngôn kéo dài và cao giọng, cốt để làm cho sự khác biệt của phần

thưởng này nổi bật hẳn lên: “Thưa quý vị, đây là phần thưởng đáng ca-ngợi nhất trong

buổi phát thưởng hôm nay của trường tiểu-học Lê-Hồng-Phong chúng ta, là anh-hùng

lao-động thiếu-nhi Đoàn-Ụt, người học-sinh xuất thân từ giai-cấp nông dân, đã góp công

rất nhiều cho vườn rau của trường, với những thành-tích sáng chói như sau: Một mình

Đoàn-Ụt đã đào 5 cái giếng nước để tưới rau, mỗi cái sâu 3m. Đã làm 60m rào để bảo-vệ

hoa màu, và đặc-biệt nhất, đã anh-dũng đâm chết 3 con heo nái thả rong đã phá hại vườn

rau rất nhiều…Xin mời em Đoàn-Ụt lên nhận giải thưởng Danh-dự lao-động do ông Chủ-

tịch Huyện trao tặng, kính mời ông Chủ-tịch lên khán đài. Một lần nữa xin mời em Đoàn-

Ụt..” ...Tiếng vỗ tay xen lẫn với những lời hoan-hô, tiếng cười dậy một góc trời, khiến

cho không-khí buổi phát thưởng tự dưng trở nên rộn-ràng khác thường…

Đoàn-Út vui sướng đứng lên, sửa lại vạt áo thực ngay ngắn rồi bước ra khỏi hàng

ghế, đến hành-lang để đi lên khán đài. Ông Bảy tay cầm điếu thuốc hút dở run-run, vẫn

ngồi im bất-động. có lẽ vì còn cảm-xúc bất-ngờ giữa tiếng hoan-hô và những tràng vỗ tay

không ngớt của cử-tọa…Út-Cồ ngước mặt tiến về phía khán đài, lách những chiếc ghế rất

khó-khăn. Nó đi ngang qua nơi đầu dãy ghế, chỗ ông Bảy ngồi ở hàng khách danh-dự,

lúc đó ông Bảy chợt đứng dậy, khi thằng Út vừa đến ngang ông, bất ngờ, người ta nghe


một tiếng đánh “chát” vào ngay mng tai thằng Út-Cồ... làm nó chúi ngã qua một bên, tiếp

theo là những tiếng chửi bới của ông Bảy không tiếc lời trong cơn thịnh nộ tột cùng:

“Đ.M, tao cho mày đến trường để ăn học chữ nghĩa của Thánh-Hiền, chứ đâu phải

đến để cho mày đâm heo người ta??!Đ.M, về ngay!”

Thằng Út gượng người dậy, rồi bưng mặt khóc hu-hu, tiếng nó khóc ồ-ồ của một

thằng con trai phát mã, nghe tội-nghiệp, rồi nó bỏ chạy một mạch về phía cổng trường,

giữa những ngơ-ngác của mọi người. Đám đông trở nên rối loạn ngay. Người xướng

ngôn, vội chụp cái micro nhằm trấn-an : “Yêu cầu đồng-bào và mấy em phải giữ trật-tự,

lớp nào đứng yên chỗ nấy. Buổi phát thưởng vẫn tiếp-tục tiến-hành…xin giữ trật-tự!Trật

tự!...”

Ông Bảy, đưa tay gỡ cái khăn đóng trên đầu cầm tay, rồi lặng-lẽ vén vạt áo ra về, vẻ

mặt hằm-hằm, bất-mãn…

Nhưng sau đó, ban tổ-chức không thể nào giữ trật-tự nổi, giữa những nụ cười đàm-

tiếu, giữa những câu hỏi ngỡ-ngàng, tò-mò muốn tìm hiểu sự thực câu chuyện, vì nó xảy

ra bất ngờ và nhanh chóng quá. Một lát sau, người ta thấy ông Chủ-tịch trở xuống từ sân-

khấu, vẻ mặt bất bình, rồi đến nói gì đó với ban Giám-hiệu, xong ông lấy cái nón cối có

gắn ngôi sao to tổ-bố đội lên đầu với vẻ mặt cũng hằm-hằm như ông Bảy, cùng với mấy

tên cận-vệ ra xe, nổ máy phóng vọt về hướng lộ chính…

Lúc đó, đám đông cũng tản dần, hàng ngũ rối loạn hoàn-toàn…chỉ còn ban Giám-

hiệu ngồi lại đó lo-âu…với những hàng ghế rỗng không, nằm trơ giữa những tia nắng

vàng vùng nhiệt-đới phơn-phớt chiếu, vào một mùa hè của tuổi thơ tôi, xa-lơ xa lắc...


*Nguyễn-Tư