Saturday 9 February 2019

NHÂN VẬT - NGUỒN GỐC - Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY


NHÂN VẬT - NGUỒN GỐC - Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY


12 NHÂN VẬT TRONG BỘ BÀI TÂY

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã cầm đến hay chơi bộ bài Tây (hay tú lơ khơ) nhưng không phải ai cũng biết nhân vật thực sự ẩn đằng sau các quân bài J, Q, K - họ là ai.
Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng J bích là Albrecht von Wallenstein - nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II.
Ông đã chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1618 - 1648). Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier - người tùy tùng của vua Charlemagne.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 2.

Nhân vật xuất hiện trong quân bài J tép chính là hiệp sĩ Lancelot - một trong những dũng sĩ đa tài bậc nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu. 
Khi bị phát giác, vua Arthur đã cho tử hình hoàng hậu, Lancelot xông vào cứu nàng và từ đó trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn. Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelot bỏ tước vị hiệp sĩ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 3.

Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhiều người cho rằng, đó là Hector - con trai của vua Priamus. Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính Thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối, toàn bộ Thành Troy và dòng họ Priam sẽ bị hủy diệt thế nhưng Hector không hề chạy trốn. Chàng đã lãnh đạo nhân dân Thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 4.

Hình ảnh trên quân bài J cơ là La Hire. La Hire (1390 - 1443) là người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 5.

Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor - vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 6.

Quân bài Q tép là hoàng hậu Argine. Ẩn sau lá bài này là câu chuyện cuộc chiến hoa hồng của giới quý tộc ở Anh quốc. Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, trong khi đó hoàng tộc York lại chọn hoa hồng trắng. Sau khi hai hoàng tộc trải qua cuộc chiến hoa hồng, họ đã hòa giải và "bắt tay" với nhau nên trên tay vị hoa hậu này cầm bông hoa màu hồng.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 7.

Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 8.

Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith - nhân vật trong kinh thánh Cựu ước. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 9.

Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040 - 970 TCN), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất.
Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong kinh thánh, chính vì vậy trong các hình vẽ về ông thì hầu hết đều có hình ảnh cây đàn.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 10.

Hình ảnh trong quân bài K tép chính là Alexander Đại đế (356-323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu 
toan thống trị thế giới.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 11.

Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar (100 - 44 TCN) - một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La mã.
Gaius Julius Caesar xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ, thẩm phán, quan giám sát… Năm 49TCN, ông lãnh đạo quân đội đánh chiếm Rome, thiết lập quyền lực trong một chế độ độc tài. Tới năm 44TCN, ông bị sát hại.

Nhân vật thực sự trong bộ bài Tây - họ là ai? - Ảnh 12.
Trên quân bài K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế là vua của người Frank (768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã.

Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên quân K cơ, ông là người duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.
Cũng có giả thuyết khác cho rằng K cơ được tạo hình từ vua Charles VII của Pháp

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY

1. NGUỒN GỐC CỦA BỘ BÀI TÂY 

Xuất hiện tại Châu Âu vào khoảng thế kỉ 13-14, bộ bài Tây ngày nay đã trở thành một trò chơi vô cùng phổ biến trên thế giới. Song không phải ai cũng biết về những điều bí mật đằng sau mỗi quân bài.


Bộ bài Tây, người Việt Nam còn hay gọi là tú lơ khơ hay bộ tú, tiếng Anh là Playing cards bao gồm 54 lá bài, trong đó có 52 lá thường là: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A chia làm 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích.
Còn lại là hai lá Joker, hay còn gọi là quân phăng teo hay chú hề. Chúng ta gọi đây là bộ bài Tây để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như đặc điểm, cách chơi so với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta như Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,…

Vậy nguồn gốc của bộ bài Tây là gì?

Bộ bài đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 9 thời nhà Đường (năm 618 - 907). 
Chúng được làm bằng giấy và phổ biến trong giới quý tộc, vương gia. Trò chơi này được cái thương gia phương Tây đưa về đất nước mình.
Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Hoàng tử được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. 
Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.


Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 1.
 Bộ bài Tây phổ biến ngày nay.

2.Ý NGHĨA CỦA BỘ BÀI TÂY

2 màu đen và màu đỏ tượng trưng cho ngày và đêm tương ứng. Có nghĩa là, tổng giá trị các quân bài trong một bộ bài là 364, thêm chất bài Joker là 365, đại diện cho 365 ngày trong một năm. 
Lá bài Joker còn lại làm cho tổng có thể là 366, là số ngày trong một năm nhuận.

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 2.
 Các quân J,Q,K trong một bộ bài Tây được in vào năm 1925.

52 lá bài trong một bộ bài đại diện cho 52 tuần trong một năm. Một bộ bài Tây mang ý nghĩa của 1 năm dương lịch. Theo đó, 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
13 loại lá bài tượng trưng cho 13 giai đoạn của mặt trăng, có thể hiểu nó được sử dụng như một cuốn lịch âm song hành. Những chất bài còn được sử dụng cho các yếu tố ma thuật trong bói toán.
Dưới đây là ý nghĩa bí ẩn từng quân bài Tây không phải ai cũng biết.

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 3.

Spades - quân Bích. Đại diện cho thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm lực, hiện thân cho người đàn ông. 
Trong bói toán, nó đại diện cho sự cách trở, không thuận lợi. Ví như quân hai bích mang hàm ý bạn gặp tổn thương do bạn đặt niềm tin quá nhiều ở một người rồi không được đền đáp xứng đáng.




Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 4.

Heart - quân Cơ. Chúng đại diện cho nước, sức mạnh của tiềm thức và sự chữa lành bệnh tật, hiện thân cho người phụ nữ. 
Ví như quân 9 Cơ trong thuật bói toán có nghĩa về thời vận, bạn có người âm hay thần linh phò tá, che chở.


Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 6.

Diamonds - quân Rô. Chất Rô mang ý nghĩa của lá chắn, trái đất, sức mạnh, sức chịu đựng và sự phong phú, đa diện. 
Chúng còn mang biểu tượng của sự giàu có, do hình dáng khiến người xem liên tưởng tới các viên 
ngói lớp trên mái nhà của giới thương nhân phương Tây. 

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 7.

Clubs - quân Nhép. Đại diện cho hình ảnh cây đũa thần, lửa, ý chí và sự biến đổi vạn năng. Ví như quân Át nhép có nghĩa là sự tương quan về nhân quả nợ nần với nhau, sự vay trả trong đời. 
Trong bói toán người bốc phải quân này có nghĩa là người có nhiều tiền, song không phải tiền của mình mà là tiền của người khác hoặc đi vay mượn.

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 9.

Joker - quân Thằng hề, quân phăng teo, lại là một lá bài đặc biệt trong bộ bài 54 cây hiện đại. Mỗi bộ thường có hai lá bài này. Joker thường có 1 lá màu đen trắng và 1 lá màu sắc sặc sỡ

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 11.

Các nhà sản xuất cho rằng họ làm quân phăng teo chỉ với mục đích gây hài, bản thân tác dụng của quân Joker cũng không nhiều, nó vốn là một quân bài tự do, không có luật chơi nào áp đặt lên được. 
Lá bài này phổ biến ở Đức, Mỹ; thậm chí ở đây chúng còn là lá bài chủ cao nhất, thậm chí được phép đại diện cho nhiều lá bài khác nhau.

Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 13.

Trong bộ bài tarot được sử dụng trong chiêm tinh học, thì quân Joker được so sánh với The Fool - quân bài không được đánh số, có thể là tất cả và cũng có thể chẳng là gì. 
Nghĩa xuôi là sự khởi đầu của sự sống, ngây thơ, tự phát, còn nghĩa ngược lại là sự ngây ngơ đến khờ dại, liều lĩnh.
Quân The Fool được so sánh với lá bài Joker - một chàng trai ngẩng cao đầu, bước chân đang dần rời khỏi vách đá trong khi đang đối mặt với Đấng Siêu nhiên.


Những bí ẩn không phải ai cũng biết về bộ bài Tây - Ảnh 15.

Trong khi đó, quân 9 Rô lại có cho riêng mình một truyền thuyết. Trong một thời gian dài, quân bài này được gọi là "tai họa của xứ Scotland". 
Các nhà sử học ghi lại rằng, chính trên lá bài 9 Rô, Công tước Cumberland (1721 - 1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1976).
Một giả thiết khác nói về sự "u tối, ám ảnh" của lá bài 9 Rô, đó là trong một kiểu chơi bài cho hoàng hậu xứ Scottland - bà Marie đề xướng, 
9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình tán gia bại sản, số 9 Rô từ đó còn mang nghĩa "tai họa".