Saturday, 5 March 2016

NHẠC CỤ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ( Nguyễn Hà )



NHẠC CỤ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

(Nguyễn Hà sưu tầm và viết)


Người ta thường nói: âm nhạc là nguồn sống.
Hơn thế nữa, âm nhạc là tiếng nói của một quốc gia, là văn hóa của một dân tộc.
Không có gì thể hiện tiếng nói và văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta, thiêng liêng và nhân bản cho bằng những nhạc cụ cổ truyền Việt Nam.
Những nhạc cụ cổ truyền này đã đi vào lòng người dân Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ nay, bắt đầu từ những cuộc lễ nghi trong triều đình, sau đó lan rộng vào đại chúng. Khi đến địa phương từng vùng, các nhạc cụ ấy được cải biến, tạo nên những đặc thù riêng, phản ảnh nền âm nhạc địa phương (như cải lương trong Nam Bộ, ca trù ở miền Bắc)

Và sau đây là những nhạc cụ chính trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam:




Đàn Bầu 

Th
ường nhất và tiêu biểu nhất cho nhạc cụ cổ truyền Việt Nam là Đàn Bầu! 
Đàn bầu còn có tên là đàn "độc huyền cầm" vì nó chỉ có một dây. Tuy chỉ có 1 dây, nhưng khi trổi lên, tiếng đàn mộc mạc hiền hòa dễ làm say đắm lòng người.
Tiếng đàn bầu như nói lên tấm lòng người Việt Nam cần cù, nghèo khó từ bao thế kỷ nay. Vì thế, đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc trong và ngoài nước, đàn bầu là biểu trưng cho người Việt Nam, nước Việt Nam, văn hóa đặc thù Việt Nam!
Một tác giả người Pháp, ông Meray, nhận xét: "Cây Đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái. Giản dị mà thanh tao. Đơn sơ mà phong phú".

      Xa xa nghe tiếng đàn bầu,
Cung th
ương tha thiết gợi sầu trong đêm 
     Thương từng nốt nhạc êm đềm,
Âm vang như rót vào tim nỗi buồn!

                    Nguyễn Hà


Đàn tranh


Ngược lại với đàn bầu, đàn tranh thường được xem như là một loại đàn "quý phái", có lẽ vì nó xuất phát từ các triều đình cổ xưa ở Việt Nam.
Đàn tranh còn được gọi là đàn "thập lục huyền cầm" vì nó có 16 dây (mặc dù sau này đàn tranh còn có hình thức 17 dây, 18 dây!)
So sánh với các loại đàn tương tự của Trung Hoa, Đại Hàn, Mông Cổ, dây đàn tranh Việt Nam mỏng manh nhất nhưng lại có sức nhấn sâu nhất! Vì thế, đàn tranh Việt Nam là loại đàn duy nhất có thể diễn tả giọng nói, giọng hát của người Việt Nam mình thiết thực nhất, trong tất cả các loại đàn tranh ở Đông Nam Á.

Vào khoảng năm 1916, khi nền âm nhạc vọng cổ bắt đầu lan rộng từ Bạc Liêu đến khắp các tỉnh Nam Bộ Việt Nam, đàn tranh thuờng được xữ dụng trong các gánh cải lương hay các nhóm "đàn ca tài tử" ở khắp các tỉnh miền Tây. Từ đó đàn tranh trở nên gần gũi với dân gian hơn.
Ngày nay, đàn tranh tuy có nguồn gốc cổ điển, nhưng lại là loại đàn "hiện đại" nhất! Sự góp mặt của đàn tranh trong một buổi trình diễn tân nhạc hay cổ nhạc bao giờ cũng mang đến cho người nghe một âm huởng quê huơng dân tộc rất phong phú. 


Đàn Nguyệt

Đàn Nguyệt


Đàn Nguyệt (còn có tên là Vọng Nguyệt Cầm hay Quân tử Cầm) có thùng đàn tròn như Mặt Trăng, trong Nam thường được gọi là đàn Kìm.
Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu trong Hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế và Vọng Cổ.
Tiếng đàn Nguyệt nghe tươi sáng, rộn ràng thuờng được dùng để diễn tấu những cảm xúc đa dạng trong bản nhạc.

Đàn Sến



Đàn Sến cũng tương tự như đàn Nguyệt, nhưng thùng đàn được tạo thành hình giống một bông hoa sáu cánh. Tầm âm của đàn Sến rộng hơn đàn Nguyệt 2 quãng. Với âm thanh độc đáo của nó, đàn Sến hầu như là nhạc cụ rất phổ thông trong dàn nhạc sân khấu Cải Lương!

Để có ý niệm về tiếng đàn Sến ra sao, xin mời bạn nghe nhạc sĩ Chí Tâm biểu diễn đàn Sến qua bản vọng cổ quen thuộc "Dạ Cổ Hoài Lang" sau đây:



Đàn Sến - Chí Tâm / 1:38


Đàn Đáy

Đàn Đáy

nhac-cu-trong-ca-tru

Nếu Đàn Sến thuờng được xữ dụng trong sân khấu Cải Lương Nam Bộ thì Đàn Đáy hầu như là loại đàn được dùng riêng để đệm hát Ả Đào (Ca Trù) ở miền Bắc Việt Nam.
Đặc điểm của Đàn Đáy là thùng đàn hình vuông và cần đàn rất dài!
Tiếng đàn nghe đục, sâu, thích hợp với nhạc tình cảm thâm trầm điềm đạm của Ca Trù.

Đàn Tỳ Bà

Đàn Tỳ Bà

Đàn Tỳ Bà là một loại đàn rất cổ truyền Việt Nam, du nhập từ Trung Hoa nhiều thế kỷ về trước. Tiếng đàn nghe trong trẽo (như tiếng đàn mandolin?). Đàn Tỳ Bà có hình dáng đẹp, được nữ phái yêu chuộng, và thường được xử dụng trong các dàn nhạc cung đình Huế, dàn nhạc Dân Tộc và dàn nhạc Giao Hưởng.

Đàn Nhị hay Đàn Cò




Là loại nhạc cụ dùng cung kéo (như violin?), phổ biến khắp các vùng miền nước Việt. Âm thanh của Đàn Cò nghe rất não nùng tha thiết. Vì thế, đàn cò hay được xữ dụng trong các dàn nhạc Tuồng, Chèo, Cải Lương để diễn tả những tình cảm chân thành của người Việt.

Một buổi đàn ca "tài tử" ở miền đồng bằng Cửu Long thuờng hay có một nhạc sĩ kéo đàn cò. Tiêu biểu như trong video sau đây:


Tấu Dạ Cổ Hoài Lang / 3:14

Ngoài những nhạc cụ cổ truyền rất thông dụng của Việt Nam nói trên, nước ta còn có vô số những nhạc cụ khác như:

- Đàn Đá

 Có thể nói là nhạc cụ cổ nhất không những của Việt Nam mà của cả nhân loại! Nó dùng cách thanh đá với kích thuớc thay đổi để tạo ra những nốt nhạc khác nhau.



- Đàn T'rưng

Mỗi khúc tre với chiều dài khác nhau là một nốt nhạc ngân lên rất độc đáo!


- Đàn Tam: có 3 dây

- Đàn Tứ: có 4 dây

- Kèn Loa

ken hat

- Gồng, Chiêng

- Trống Cái, Trống Cơm

Image result for dan t'rung instrument


- Trống Đồng




- Phách


- Sáo thổi ngang



- Tiêu: thổi dọc

tieu sao

- Đàn Tam: có 3 dây

- Đàn Tứ: có 4 dây

- Kèn Loa

- Gồng, Chiêng

- Mõ

chuong-mo-dai-loan-1

- Song Loan: dùng để giữ nhịp trong đàn vọng cổ


Hy vọng tài liệu biên khảo này sẽ giúp các bạn có thêm ý niệm về những nhạc cụ cổ truyền trong kho tàng âm nhạc quê hương yêu dấu.

Thân mến,
Nguyễn văn Hà
Melbourne Úc Châu