Cách Đào Thải Kim Loại Nặng Ra Khỏi Cơ Thể - Khi Ăn Phải Cá Nhiễm Độc
Chưa
bao giờ vấn đề về thực phẩm bẩn ở Việt Nam lại đáng báo động như hiện
nay. Từ rau củ phun thuốc trừ sâu, trái cây phun thuốc kích thích, thịt
động vật tẩm hóa chất bảo quản thì giờ việc ôi nhiễm biển còn khiến cho
cá – thực phẩm mà nhiều người tin tưởng nhất hiện nay cũng nhiễm không
ít kim loại nặng.
Để
bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy cùng tìm hiểu
những cách loại bỏ kim nặng khi ăn phải thức ăn nhiễm độc qua bài viết
dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây nhiễm độc kim loại nặng
Thông
tin các loại hải sản bị nhiễm kim loại nặng không chỉ gây thiệt hại về
kinh tế mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo một nghiêm
cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Bulletin Anh năm 2013, trong số các
kim loại nặng, tiếp xúc với chì, thủy ngân, cadmium và asen là đặc biệt
có hại có sức khỏe cho con người.
Con người có thể bị nhiễm độc kim loại nặng theo 3 con đường dưới đây:
Ăn:
Khi ăn phải các loại thực phẩm hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, có
chứa kim loại nặng tồn dư sẽ là con đường ngắn nhất khiến cơ thể của
chúng ta bị nhiễm độc. Điều này dễ nhận thấy ở những vùng có các khu
công nghiệp bởi nguồn nước thải của các nhà máy là nguyên nhân hàng đầu
phá hủy hệ sinh thái tự nhiên.
Hít phải:
Các hoạt động của tự nhiên cũng như ôi nhiễm do khí thải công nghiệp và
các loại phương tiện giao thông cũng khiến cho không khí bị nhiễm các
loại kim loại nặng. Những người làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ, khu
công nghiệp, nhà máy giấy, chế biến và các nhà máy điện hạt nhân đặc
biệt nhạy cảm với các kim loại nặng trong không khí.
Hấp thu: Khi
cơ thể tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc không khí và đất bị nhiễm
kim loại nặng sẽ có nguy cơ các chất này hấp thụ vào cơ thể, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch gây di chứng nghiêm
trọng có thể dẫn đến tử vong. Cụ thể, Chromium và cadmium có thể gây
ung thư phổi. Chì có thể gây ra rối loạn thiếu máu, liệt não và thận.
Đặc biệt, thủy ngân có thể dẫn đếm viêm miệng, run, rối loại thần kinh.
Trong khi đó, Asen có thể gây giảm sắc tố, bệnh tiểu đường và ung thư
da.
Dưới đây là những
cách giải độc tự nhiên để giúp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phơi nhiễm kim loại là một quá trình lâu dài:
Uống đủ nước mỗi ngày
Bạn
có biết, 75% cơ thể chúng ta là nước. Nước đóng vai trò vô cùng quan
trọng đối với sức khỏe, mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân
bằng oxy hóa, cản trở khả năng của cơ thể trong việc chống lại các tế
bào gây hại. Khi cơ thể bị nhiễm kim loại nặng, tình trạng mất cân bằng
oxy hóa bắt đầu phát độc tính. Nếu uống nhiều nước sẽ giúp làm chậm quá
trình phát tán của độc tính, ức chế độc tính của kim loại nặng trong cơ
thể. Hơn nữa, nước vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng
chất trong cơ thể giúp các cơ quan giải độc như gan, thận, ruột, đường
hô hấp và da, giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Sử dụng thực phẩm lên men
Thực
phẩm lên men có tác dụng kích thích vi sinh vật có lợi trong đường ruột
phát triển có tác dụng loại bỏ độc tố và đặc biệt là các kim loại nặng
ra khỏi cơ thể. Thực phẩm lên men rất giàu probiotics. Theo kết quả
nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Ứng dụng và môi trường vi sinh vật
cho thấy: Probiotics giống như vi khuẩn axit lactic (lactobacillus)
được tìm thấy trong ruột và thực phẩm lên men có khả năng loại bỏ kim
loại nặng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là chì. Bạn có thể bổ sung các loại
thực phẩm lên men quen thuộc như sữa chua, váng sữa, pho mát làm từ sữa
đã gạn kem, đậu hũ lên men, dưa chuột muối, củ cải và tỏi…
Tăng lượng Polyphenols
Polyphenols
là vi chất khá phổ biến trong chế độ ăn uống, được biết đến là có vai
trò trong cuộc chiến chống ung thư và bệnh tim mạch. Không chỉ vậy,
Polyphenols giúp tăng cường sản xuất metallothionein chống oxy hóa quan
trọng. Enzyme này có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc kim loại nặng.
Bạn
có thể bổ sung Polyphenol qua các loại thực phẩm như bạc hà khô, bột ca
cao, hạt lanh, đinh hương, cây hồi, việt quất, dâu tây, nho đen…
Tiêu thụ thực phẩm giàu lưu huỳnh
Các
loại thực phẩm giàu lưu huỳnh chứa chất Glutathione, đây là chất chống
oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể, có tác dụng tẩy chay các chất độc hại và
kim loại nặng ra khỏi máu qua gan, thận. Các nghiên cứu năm 2013 cho
thấy, glutathione trong cơ thể giảm đáng kể khi 387 người lớn uống nước
chứa asen có nồng độ khác nhau. Trong khi đó, thực phẩm giàu lưu huỳnh
giúp thúc đẩy hoạt động của glutathione trong cơ thể.
Để
bổ sung lưu huỳnh cho cơ thể, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như
bông cải xanh, cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, tỏi, hẹ, hành tây…
Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, có tác dụng rất tốt đối với cơ thể.
Rau mùi(ngò)
Ăn
nhiều rau mùi có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các kim loại nặng như
thủy ngân, chì, nhôm ra khỏi cơ thể bởi đây là loại thực phẩm có khả
năng chống oxy hóa tuyệt vời. Năm 1995, một nghiên cứu đã ghi nhận những
trường hợp đầu tiên về tính năng của rau mùi có thể loại bỏ kim loại ra
khỏi cơ thể. Ngoài ra, loại rau thơm này cũng có thể loại bỏ chì đáng
kể. Để bổ trợ cho tính năng giải độc của rau mùi, vào mỗi sáng các bệnh
nhân có thể uống sinh tố rau mùi vào mỗi sáng, trong đó có 1 bí xanh, 1
cần tây dài, 1 quả táo xanh, ½ quả chanh và một nhúm nhỏ muối, cùng một
chút nước.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Luyện
tập thể thao thường xuyên không những giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường
sức khỏe mà còn tăng khả năng loại bỏ độc tố cho cơ thể. Nên áp dụng các
bài tập có cường độ cao để giúp kích thích cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn,
thúc đẩy quá trình lưu thông máu giàu oxy đi khắp cơ thể trong đó có gan
và thận, giúp hai “cỗ máy” đào thải chất độc của cơ thể hoạt động tốt
hơn.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà chúng ta có thể lựa chọn cho mình những bài tập thích hợp nhất nhé.