RƯỢU SAKE NHẬT BẢN
Lịch sử phát triển của rượu Sake gắn chặt với các mặt của đời sống của Nhật Bản đến độ nếu người ta hiểu về rượu Sake Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, xã hội và môi trường vật lý của Nhật Bản.
Nguyên liệu làm Rượu Sake Nhật Bản:
Rượu Sake Nhật Bản: được làm từ gạo và nước, dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là koji và men rượu Sake.
Gạo
để làm rượu Sake phải được xây xát kỹ. Tại Nhật Bản có hai loại gạo,
loại gạo thường, dùng để nấu ăn, và loại gạo Sakamai dùng để nấu rượu
Sake. Gạo Sakamai có hạt lớn hơn và mềm hơn, và chỉ được trồng ở một số
vùng nhất định, với kỹ thuật canh tác phức tạp hơn.
Nước
cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc làm rượu Sake. Loại nước
nửa cứng là phù hợp nhất vì hàm lượng thấp của chất sắc và chất ma nhê.
Lịch sử rượu Sake Nhật Bản:
Tài liệu sớm nhất đề cập đến việc ở Nhật Bản có rượu là Đông Di Truyện của Trung Quốc viết vào thời Tam quốc. Trong tài liệu này có mục viết về Oa nhân (cách gọi của người Trung đối với người Nhật) kể rằng người Nhật ham rượu, có phong tục uống rượu rồi nhảy múa ca hát. Tuy nhiên, cụ thể rượu này làm từ nguyên liệu gì thì không thấy nói tới. Phương pháp nấu rượu cũng không nói rõ.
Thứ rượu nấu từ gạo lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu của Nhật Bản là Kuchikami no sake và Kabi no sake. "Ghi chép về Phong thổ xứ Oosumi" (năm 713 hoặc muộn hơn) nhắc tới việc dân làng có phong tục dùng gạo và nước ủ hơn một đêm cho đến khi thấy có mùi rượu thì đem ra uống. Dân làng gọi thứ đó là Kuchikami no sake.
Rượu Sake Nhật Bản:
Có thể uống nóng hoặc uống lạnh. Người ta cũng có thể uống rượu Sake
một cách tuyệt hảo với nhiệt độ trong phòng. Hương và vị của rượu sẽ
thay đổi tùy theo nhiệt độ. Người ta có thể chọn nhiệt độ cho rượu tùy
thuộc vào mùa hoặc thức nhắm. So với bia hoặc rượu vang, Sake được uống ở
một dải nhiệt độ rộng hơn nhiều, từ 5 •C đến 55 •C. Không nên hâm nóng
lên quá 60 •C và cũng không nên nấu sôi. Nhiệt độ cũng tùy thuộc vào
loại rượu Sake đang uống. Chẳng hạn như loại rượu có mùi thơm và nhẹ, êm
nên uống lạnh.
Thời
nay, khi sake được sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp và người ta có
thể mua sake từ các siêu thị, thì sake thường được đựng trong các chai
thủy tinh dung tích 0,5 lít hay 1,7 lít. Sake cũng có thể được chứa
trong các bình gốm và bình hộp bằng giấy. Ở các chùa, đền và nhiều quán
rượu truyền thống ở Nhật Bản, sake được chứa trong các thùng to.
Để hâm nóng sake, người ta chuyển sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước sôi.
Về
dụng cụ để uống, rượu Sake có thể được uống bằng bất kỳ loại nào. Người
ta có thể uống Sake bằng tách, bằng ly, hoặc bằng những loại khác nhau,
bất kể hình dáng và chất liệu. Nhiều người Nhật thích uống Sake bằng
tách sứ hoặc tách gỗ.
Sake
cũng có thể hòa chung với cốc tai trái cây để uống. Người ta vẫn thường
thưởng thức một ly cốc tai có Sake. Ngoài ra, Sake cũng có thể hòa
chung với các loại rượu mùi khác để có một thứ hương vị tổng hợp, đa
dạng.
Chén uống rượu sake Nhật Bản
có nhiều loại. Khi uống sake theo cách tương đối trang trọng và mang
tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là
sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là ochoko. Trang
trọng hơn nữa và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng
gỗ gọi là masu. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông,
có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, sake có thể uống
bằng ly thủy tinh.
Cách uống rượu Sake đúng cách:
Sake là một loại rượu nhẹ truyền thống của Nhật Bản được nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men mà người Nhật thường gọi là Nihonshu. Tuy nhiên có rất nhiều người uống thử Sake nhưng chưa hiểu rõ cách uống như thế nào cho đúng nhất.Làm sao để uống rượu Sake của Nhật Bản cho ngon nhất
Sake là một loại rượu khá độc đáo trên thế giới do có thể thưởng thức cả khi lạnh cũng như khi được hâm nóng. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách uống rượu Sake sao cho ngon nhất.
Sake ở dạng được làm lạnh
Sake ở dạng được hâm nóng
Sake ở dạng nhiệt độ phòng
Sake ở dạng uống với đá (on the rock)