Tuesday, 17 May 2016

CÔNG DỤNG & TÁC HẠI CỦA GỪNG





CÔNG DỤNG & TÁC HẠI CỦA GỪNG


CÔNG DỤNG CỦA GỪNG

  Gừng vừa là gia vị, vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.

Chống viêm:

Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét rất hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Nhà nghiên cứu cho thấy phần lớn người dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Giảm đau đầu:

Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm cholesterol:

Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Kiểm soát bệnh nhân tiểu đường:

Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp giảm lượng đường trong máu.

Chống stress:

Tinh dầu gừng giúp loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Chống chứng say xe, tàu, ốm nghén:

Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Rễ và tinh dầu của gừng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp, gừng còn có thể được dùng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác:

Ngộ độc thực phẩm:

Gừng có tính sát trùng nên được dùng trong việc điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, gừng còn có thể trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Rối loạn dạ dày:

Gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Đau tim:

Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Rối loạn hô hấp:

Gừng làm tiêu đờm, tốt cho đường hô hấp, trị như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

Kinh nguyệt:

Gừng giảm đau, điều trị chứng ra kinh nguyệt không đều.

Bệnh sốt rét:

Gừng cũng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

Ung thư:

Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.




TÁC HẠI CỦA GỪNG

Gừng là gia vị có tính nóng cao, những người mắc bệnh dạ dày, bệnh gan…không nên sử dụng loại gia vị này.

Gừng là một gia vị được sử dụng trong các món ăn hàng ngày đồng thời cũng là một vị dược liệu quý mà mọi người đều quen thuộc có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng loại gia vị này. Một số người mắc các chứng bệnh dưới đây thì không nên ăn gừng:

Người mắc bệnh nhiệt dạ dày


Gừng là một gia vị phổ biến nhưng cũng mang các tác hại với một số người mắc các bệnh như loét ruột, bệnh gan.

Theo Đông y nếu ăn quá nhiều các thực phẩm có tính nóng sẽ gây khát nước, khô miệng hoặc đắng miệng,…những  triệu chứng cơ bản của bệnh nhiệt dạ dày. Do gừng thuộc loại gia vị có tính nóng cao nên những người mắc bệnh nhiệt dạ dày ăn các thực phẩm có gừng sẽ càng bị nặng hơn, lâu dài có nguy cơ cao mắc phải chứng viêm loét dạ dày.Người bị viêm hoặc bị loét ruột

Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét. Nếu dùng gừng sẽ gây kích thích thành ruột và hình thành vết loét.

Người có thân nhiệt cao

Với những người có thân nhiệt cao thì không nên ăn gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Nếu muốn ăn thì nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn, như vậy có thể trung hòa tính nóng của gừng. Khuyến cáo, khi bị sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Người có thể trạng âm suy

Các sách Đông y đều viết rằng người có thể trạng âm suy có các triệu chứng như lòng bàn tay, bàn chân nóng, toàn thân ra mồ hôi, mắt , mũi , miệng và da luôn khô, hay bị mất ngủ,… mà gừng thuộc tính nóng, sinh nhiệt, tiêu âm do vậy không nên sử dụng gừng sẽ làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.

Người bị bệnh gan

Với những bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.

Người hay bị rụng tóc

Đông y cho rằng tóc và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người có tuổi chức năng thận không còn tốt nữa có khi dẫn tới tình trạng suy thận, nên tóc không có đủ dưỡng chất, từ đó dẫn tới rụng tóc. Mà gừng là gia vị sinh nhiệt, nếu người hay bị rụng tóc ăn gừng sẽ gây ra những tác động không tốt tới thận, và làm tình trạng rụng tóc càng nghiêm trọng hơn.

Người hay ù tai chóng mặt

Người hay bị ù tai chóng mặt là do gan nóng làm chức năng gan bị suy giảm, nếu sử dụng gừng sẽ càng làm nghiêm trọng hơn.

Khi mang thai

Theo kinh nghiệm dân gian với phụ nữ trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm. Ngoài ra trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó sẽ có trong sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.

Người mắc bệnh trĩ, xuất huyết

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu do mắc bệnh trĩ hay xuất huyết thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm  tình trạng chảy máu thêm nghiêm trọng hơn.