TÁC HẠI CỦA TÁI XỬ DỤNG CHAI NHỰA NHIỀU LẦN
Tái sử dụng chai nhựa đem lại nhiều rủi ro sức khỏe, liên quan đến vi khuẩn gây bệnh và chất hóa học độc hại.
Bạn
đã bao giờ dùng hết một chai nước khoáng hay nước ngọt, rồi lại bơm
nước trở lại để biến nó thành một chai đựng nước hàng ngày? Trong khi,
có vẻ là một ý tưởng thông minh và thân thiện
với môi trường, việc bạn đang làm không hề tốt cho sức khỏe. Tái sử
dụng chai nhựa đem lại nhiều rủi ro, liên quan đến vi khuẩn gây bệnh và
chất hóa học độc hại.
Đừng bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần
Bạn
nghĩ rằng một chai nước, nó chỉ chứa nước sạch và như vậy thì không có
lý do gì để bị bẩn? Thật đáng tiếc, điều này là một ý tưởng sai lầm, đặc
biệt, đối với những chai nước làm từ
nhựa được thiết kế để sử dụng chỉ một lần.
Không
có một công ty sản xuất nước đóng chai và chuyên gia nào khuyên người
tiêu dùng nên tái sử dụng những chai nhựa của họ. Đó là bởi vì mỗi lần
nạp nước trở lại và quá trình sử dụng
hàng ngày, chắc chắn sẽ gây ra những sự cố vật lý tác động lên chai.
Dù
cố gắng đến mấy, bạn cũng không thể giữ cho chúng khỏi những vết lõm và
nứt. Và đó là khi rủi ro sức khỏe lộ diện. Bạn sẽ có nguy cơ đối mặt
với hai tác nhân nguy hiểm từ chai nhựa:
hóa chất độc hại và
vi khuẩn.
Những chai nhựa đang nuôi dưỡng vi khuẩn
Trong
một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y tế cộng đồng Canada, các nhà
khoa học đến từ Đại học Calgary đã thu thập 76 mẫu nước đến từ chai của
học sinh tiểu học. Trong đó nhiều chai
nước thuộc loại đã được tái sử dụng nhiều lần.
Họ
phát hiện ra rằng gần 2 phần 3 số mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá
giới hạn cho phép của nước uống. Những chai nhựa cung cấp nơi sinh sản
hoàn hảo cho vi khuẩn, Cathy Ryan, một
trong những nhà nghiên cứu ghi chú.
Cô nói: “Vi khuẩn sẽ phát triển nếu chúng ở trong một điều kiện thích hợp”. Chẳng hạn như chất dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ, “chai nhựa có tất cả những yếu tố này”. Những
hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng tạo ra những vết nứt, đây là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn.
Vi khuẩn tìm thấy trên cổ chai nhựa sử dụng liên tục sau 1 tuần có khả năng gây bệnh cho người trưởng thành
Trong
một nghiên cứu khác, các nhà khoa học thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ
chai nhựa được sử dụng liên tục trong một tuần mà không rửa. Kết quả chỉ
ra rằng quần thể vi khuẩn này chứa cả
những tác nhân có thể khiến người trưởng thành bị ốm, tương đương ngộ
độc thực phẩm. Richard Wallace, bác sĩ y khoa đến từ Đại học Y tế Texas
nói: “Chúng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy”.
Chai nhựa phát hành chất hóa học độc hại
Về
cơ bản, chai nhựa sử dụng một lần không được thiết kế để có thể tái sử
dụng nhiều lần. Chất liệu của chúng sẽ hao mòn từ những vết xước, kéo
theo các chất hóa học rò rỉ ra nước uống
của bạn. Thêm vào đó, bạn nghĩ sử dụng chất tẩy rửa và nước ấm có thể
đánh bại được quần thể vi khuẩn đang phát triển trong đó? Việc này, mặt
khác, lại làm suy giảm chất liệu của nhựa và tăng khả năng thẩm thấu hóa
học.
Một
chất hóa học nguy hại được phát hành từ những sản phẩm nhựa tái sử
dụng, bao gồm cả những chai nước, là Bisphenol A (BPA). Đây là một chất
hóa học tổng hợp có khả năng ảnh hưởng đến
hệ thống hooc-môn của cơ thể.
Các chai nhựa đều chứa một chất hóa học độc hại mang tên BPA
Theo Trung tâm nghiên cứu và Chính sách môi trường California, BPA có liên quan đến
ung thư vú,
tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai và giảm nồng độ testosterone. Họ đã
xem xét 130 nghiên cứu trong lĩnh vực này. Ngoài ra, BPA cũng ảnh hưởng
tiêu cực lên sự phát triển
của trẻ em.
Hiện
nay, hầu hết các chuyên gia cho rằng lượng BPA có thể xâm nhập vào nước
uống và thực phẩm từ sản phẩm nhựa là rất nhỏ. Nhưng những lo ngại đến
từ quá trình tích lũy lâu dài là có cơ
sở. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ hiện vẫn tiếp tục
nghiên cứu về sự an toàn của BPA. Họ cũng đã làm việc với các nhà sản
xuất nhựa để hạn chế BPA trong các sản phẩm tiêu dùng.
Tôi nên làm gì với những chai nhựa?
Mặc
dù có những nguy cơ tương đối rõ ràng đối với việc tái sử dụng chai
nhựa, bạn có thể làm điều này một vài lần trong thời gian ngắn. Điều
kiện là phải đảm bảo chúng được rửa sạch thường
xuyên với xà phòng và nước ấm. Như đã nói, điều này giúp hạn chế sự
phát triển của vi khuẩn bên trong chai nước bạn uống.
Khi
các hư hại vật lý bắt đầu xuất hiện như vết lõm, vết xước, đó là lúc
chúng nên được bỏ đi. Tin vui là hầu hết các chai nhựa dùng một lần đều
dễ dàng tái chế. Để bảo vệ môi trường, bạn
nên đảm bảo chúng sẽ quay trở lại nhà máy, chứ không phải tiêu hủy tại
một bãi rác.
Bên
cạnh đó, để thay thế một chai nhựa, bạn có thể sử dụng sang bình thép
không gỉ, hay thậm chí là chai thủy tinh với khung bảo vệ. Trong trường
hợp bắt buộc sử dụng chai nhựa, sẽ có một
vài lựa chọn ưu tiên mà bạn cần lưu ý:
Để ý
những ký hiệu trên sản phẩm nhựa, các chuyên gia khuyên rằng nhựa
HDPE có độ an toàn cao và bạn nên chọn những chai nhựa có ký hiệu này.
Bên cạnh đó, Scott Belcher, một giáo sư dược học đến từ Đại học
Cincinnati từng nghiên cứu về BPA cũng khuyến cáo: “Nếu
bạn cần một chai nhựa, tôi muốn giới thiệu loại chai làm từ
polypropylene(PP). Chúng thường màu trắng. Đây là loại nhựa trơ và không
phản ứng, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm”.
Ngược
lại, nhựa PET hay PETE, vật liệu làm nên hầu hết những chai nước dùng 1
lần như nước ngọt, nước trái cây, nước khoáng không được khuyến khích
tái sử dụng. Những chai nhựa làm từ polycarbonate
(PC) là thứ đặc biệt bạn nên tránh. BPA thường được tìm thấy bên trong
các sản phẩm làm từ vật liệu này.