NHỮNG KỲ HOA DỊ THẢO LẠ NHẤT
Hoa có hình mặt khỉ, hình đôi môi,
có khuôn mặt cười “nhe nhởn”…là những loài hoa có hình dáng hết sức kỳ
quặc tồn tại trên thế giới.
Hoa Protea là loài hoa có kích thước
khổng lồ, hoa chứa một lượng lớn mật ngọt nên thu hút rất nhiều ong bướm
và chim chóc vì thế nó có tên gọi khác nữa là Honeypot (Bình mật) hoặc
King Sugar Bush (Đường thảo Hoàng đế). Loài cây này phân bố rộng rãi ở
phía Tây Nam và một phần phía Nam của Nam Phi, và được quốc gia này chọn
làm Quốc hoa.
Hoa môi có tên khoa học là Psychotria Elata, thuộc giống Psychotria.
Thường mọc ở khu vực Costa Rica, địa bàn sinh sống của chúng còn mở rộng
ra các quốc gia lân cận như Colombia, Ecuador, Panama…
Loài lan mang khuôn mặt vui vẻ luôn
giống một chú ong cười có tên khoa học là Bee Orchid Ophrys apifera
chiều cao tới 30 cm, phan bố chủ yếu ở miền nam nước Anh, mọc ở mọi môi
trường từ ven lề đường, đồng cỏ, trên đã vôi, dưới bụi cây hay bãi đất
hoang.
Sở hữu đôi cánh rộng màu đen, “hàm
răng” lớn như những con dơi đáng sợ nhưng loài hoa dơi Tacca Chantrieri
lại được nhiều người ưa chuộng đem về chăm sóc như thứ tài sản quý giá.
Chúng phát triển mạnh ở rừng mưa nhiệt đới Châu Phi, Đông Nam Á và châu
Úc có khí hậu ẩm, mát mẻ quanh năm.
Người ta gọi loài hoa
này là Thạch Lan vì khi hoa chưa nở, chúng trông giống những viên sỏi,
đá ẩn mình vào môi trường xung quanh.
Hoa Thạch Lan khi nở.
Hoa
Hydnora ở châu Phi có cái miệng há rộng với lởm chởm “răng” này được
phát hiện nhiều nhất ở các sa mạc khô cằn châu Phi như Nam Phi, Namibia,
Namakwaland.
Hoa vịt (Caleana major) là giống phong lan nhỏ cao khoảng 50 cm, mọc
nhiều ở miền Đông và miền Nam Australia. Hình dáng của loài hoa này
trông giống hệt một con vịt đực đang bay.
Giống hoa lan mặt khỉ này chỉ mọc trên các sườn núi nằm trên độ cao từ
1000 – 2000 m của những khu rừng tối tăm rậm rạp ở phía Đông Nam Ecuador
và Peru. Hoa mặt khỉ có tên khoa học là Dracula simia, trong đó, simia
có nghĩa là mặt khỉ, và Dracula dùng để chỉ 2 cựa cánh hoa trông khá
giống với răng nanh của ma cà rồng.
Hoa Passion có cấu trúc độc đáo thích
nghi hoàn toàn với việc thu hút nhiều côn trùng tới thụ phấn thuộc họ
Passifioraceae (Chanh leo) được tìm thấy trên toàn thế giới trừ châu Âu,
châu Phi và Nam cực. Tùy theo mỗi loài mà có hoa có bán kính lớn nhỏ
khác nhau từ 3-5 cm đến 5-20 cm với đủ màu sắc tím, trắng, đỏ và được
trang điểm với những tua dài tỏa ra xung quanh.
Hoa lan Habenaria radiata còn được gọi là hoa lan diệp bạch do nó rất giống một con diệp bạch.
Cây rắn hổ mang (tên khoa học là Darlingtonia californica) còn gọi
là cây nắp ấm California, là một loài thực vật ăn thịt, thành viên duy
nhất của chi Darlingtonia trong gia đình Sarraceniaceae. Nó có nguồn gốc
ở miền Bắc California và Oregon (Mỹ), phát triển trong đầm lầy.
Drosera, thường được gọi là cây gọng vó, một trong những chi lớn
nhất của cây ăn thịt, có ít nhất 194 loài. Các thành viên của gia đình
Droseraceae thu hút, nắm bắt và tiêu hóa côn trùng bằng tuyến nhầy trên
bề mặt lá.
Nepenthes thường được gọi là cây nắp ấm nhiệt đới hoặc ly khỉ, là
một loài cây ăn thịt trong gia đình Nepenthaceae đơn loài. Chúng sống
chủ yếu từ Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines; về phía
tây tới Madagascar và Seychelles, Australia và New Caledonia, Ấn Độ và
Sri Lanka.
Loài Heliamphora được gọi là cây nắp ấm mặt trời, do quan niệm sai
lầm rằng các Heli của Heliamphora là từ tiếng Hy Lạp Helios, có nghĩa là
“mặt trời”. Trong thực tế, tên này bắt nguồn từ helos, có nghĩa là đầm
lầy, do đó, tên khoa học của cây phải là cây nắp ấm đầm lầy.
Cây bắt ruồi, Dionaea muscipula, là một loại cây ăn thịt có nguồn
gốc từ vùng đất ngập nước nhiệt đới trên bờ biển phía Đông nước Mỹ. Con
mồi chủ yếu của chúng là côn trùng và nhện.
Hoa Tiare apetahi hình 5 ngón tay
(Ra’iatea, Quần đảo Polynesia, thuộc Pháp). Là một loại hoa rất hiếm với
vẻ đẹp chết người, Tiare apetahi chỉ có trên núi Temehani, thuộc đảo
Ra’iatea, Polynesia.
Cây nắp ấm Nepenthes campanulata bắt ruồi
(Đảo Borneo, Indonesia). Loại cây với hình dáng cái chuông chứa cả một
bình chất dịch để bắt và dìm chết con mồi này là một đặc trưng ở rừng
Borneo, thuộc đảo Borneo, Indonesia.
Hoa kiếm bạc sống trên núi lửa thuộc đảo
Hawaii, Mỹ. Đây là biểu tượng của quần đảo Hawaii, loại hoa này nở trong
môi trường khắc nghiệt của núi lửa Haleakala. Đặc biệt, chúng chỉ nở
một lần để sinh sản trước khi cây chết hoàn toàn.
Cỏ xoắn ốc có tên khoa học Moraea
tortilis, giống như phong lan ma, nó là một loài thực vật vô
cùng hiếm.
Quê hương của chúng là khu vực Nam Phi, đặc biệt là Namibia, sống giữa
những sa mạc cằn cỗi, nóng bức.
Hoa móng vuốt màu xanh ngọc bích có tên
khoa học Strongylodon macrobotrys, là một cây thân bò sống chủ yếu tại
các khu rừng nhiệt đới Philipines. Trên thế giới, có lẽ màu sắc và hình
dáng của hoa cây này có lẽ là độc nhất vô nhị.
Hoa bong bóng là loài hoa có hình dạng
giống hệt một khinh khí cầu tí hon. Loài hoa này thường
mọc ở những con
đường và cánh đồng ở Trung Mỹ. Màu sắc hoa khá đa dạng, từ màu xanh lá
cây sẫm cho tới đỏ đậm.
Lunaria annua là loài cây sống ở châu Âu.
Chúng nổi bật bởi những quả hạt trong suốt. Ở Đông
Nam Á, chúng được ví
như cây tiền bạc bởi trông giống như các đồng xu.
Hoa mỏ vẹt có tên khoa học là Lotus
berthelotii. Đây là loài hoa rất hiếm, được coi là hoàn toàn tuyệt chủng
trong tự nhiên. Người ta đã tiến hành thí nghiệm để thụ phấn cho hoa và
trồng ngoài tự nhiên nhưng rất ít những thí nghiệm này thành công. Vì
vậy, Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí
nghiệm.
Hoa Koki’o là loài hoa rất hiếm, chỉ có ở
Hawaii (Mỹ). Nó được phát hiện năm 1860, khi đó nó chỉ có đúng 3 cá
thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã
chết và hiện loài này được coi là tuyệt chủng.
Cây cỏ bơ (Butterwort) sống ở những khu
vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những
chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia,
thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi
lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ
dày. Ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu
bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ cơ hội nào thoát thân.
Kim Chi Sưu TầmHoa Protea là loài hoa có kích thước khổng lồ, hoa chứa một lượng lớn mật ngọt nên thu hút rất nhiều ong bướm và chim chóc vì thế nó có tên gọi khác nữa là Honeypot (Bình mật) hoặc King Sugar Bush (Đường thảo Hoàng đế). Loài cây này phân bố rộng rãi ở phía Tây Nam và một phần phía Nam của Nam Phi, và được quốc gia này chọn làm Quốc hoa.
Hoa môi có tên khoa học là Psychotria Elata, thuộc giống Psychotria. Thường mọc ở khu vực Costa Rica, địa bàn sinh sống của chúng còn mở rộng ra các quốc gia lân cận như Colombia, Ecuador, Panama…
Loài lan mang khuôn mặt vui vẻ luôn giống một chú ong cười có tên khoa học là Bee Orchid Ophrys apifera chiều cao tới 30 cm, phan bố chủ yếu ở miền nam nước Anh, mọc ở mọi môi trường từ ven lề đường, đồng cỏ, trên đã vôi, dưới bụi cây hay bãi đất hoang.
Sở hữu đôi cánh rộng màu đen, “hàm răng” lớn như những con dơi đáng sợ nhưng loài hoa dơi Tacca Chantrieri lại được nhiều người ưa chuộng đem về chăm sóc như thứ tài sản quý giá. Chúng phát triển mạnh ở rừng mưa nhiệt đới Châu Phi, Đông Nam Á và châu Úc có khí hậu ẩm, mát mẻ quanh năm.
Hoa Thạch Lan khi nở.
Hoa vịt (Caleana major) là giống phong lan nhỏ cao khoảng 50 cm, mọc nhiều ở miền Đông và miền Nam Australia. Hình dáng của loài hoa này trông giống hệt một con vịt đực đang bay.
Giống hoa lan mặt khỉ này chỉ mọc trên các sườn núi nằm trên độ cao từ 1000 – 2000 m của những khu rừng tối tăm rậm rạp ở phía Đông Nam Ecuador và Peru. Hoa mặt khỉ có tên khoa học là Dracula simia, trong đó, simia có nghĩa là mặt khỉ, và Dracula dùng để chỉ 2 cựa cánh hoa trông khá giống với răng nanh của ma cà rồng.
Hoa lan Habenaria radiata còn được gọi là hoa lan diệp bạch do nó rất giống một con diệp bạch.
Cây rắn hổ mang (tên khoa học là Darlingtonia californica) còn gọi
là cây nắp ấm California, là một loài thực vật ăn thịt, thành viên duy
nhất của chi Darlingtonia trong gia đình Sarraceniaceae. Nó có nguồn gốc
ở miền Bắc California và Oregon (Mỹ), phát triển trong đầm lầy.
Drosera, thường được gọi là cây gọng vó, một trong những chi lớn
nhất của cây ăn thịt, có ít nhất 194 loài. Các thành viên của gia đình
Droseraceae thu hút, nắm bắt và tiêu hóa côn trùng bằng tuyến nhầy trên
bề mặt lá.
Nepenthes thường được gọi là cây nắp ấm nhiệt đới hoặc ly khỉ, là
một loài cây ăn thịt trong gia đình Nepenthaceae đơn loài. Chúng sống
chủ yếu từ Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines; về phía
tây tới Madagascar và Seychelles, Australia và New Caledonia, Ấn Độ và
Sri Lanka.
Loài Heliamphora được gọi là cây nắp ấm mặt trời, do quan niệm sai
lầm rằng các Heli của Heliamphora là từ tiếng Hy Lạp Helios, có nghĩa là
“mặt trời”. Trong thực tế, tên này bắt nguồn từ helos, có nghĩa là đầm
lầy, do đó, tên khoa học của cây phải là cây nắp ấm đầm lầy.
Cây bắt ruồi, Dionaea muscipula, là một loại cây ăn thịt có nguồn
gốc từ vùng đất ngập nước nhiệt đới trên bờ biển phía Đông nước Mỹ. Con
mồi chủ yếu của chúng là côn trùng và nhện.
Hoa Tiare apetahi hình 5 ngón tay (Ra’iatea, Quần đảo Polynesia, thuộc Pháp). Là một loại hoa rất hiếm với vẻ đẹp chết người, Tiare apetahi chỉ có trên núi Temehani, thuộc đảo Ra’iatea, Polynesia. Cây nắp ấm Nepenthes campanulata bắt ruồi (Đảo Borneo, Indonesia). Loại cây với hình dáng cái chuông chứa cả một bình chất dịch để bắt và dìm chết con mồi này là một đặc trưng ở rừng Borneo, thuộc đảo Borneo, Indonesia. Hoa kiếm bạc sống trên núi lửa thuộc đảo Hawaii, Mỹ. Đây là biểu tượng của quần đảo Hawaii, loại hoa này nở trong môi trường khắc nghiệt của núi lửa Haleakala. Đặc biệt, chúng chỉ nở một lần để sinh sản trước khi cây chết hoàn toàn. Cỏ xoắn ốc có tên khoa học Moraea tortilis, giống như phong lan ma, nó là một loài thực vật vô cùng hiếm. Quê hương của chúng là khu vực Nam Phi, đặc biệt là Namibia, sống giữa những sa mạc cằn cỗi, nóng bức. Hoa móng vuốt màu xanh ngọc bích có tên khoa học Strongylodon macrobotrys, là một cây thân bò sống chủ yếu tại các khu rừng nhiệt đới Philipines. Trên thế giới, có lẽ màu sắc và hình dáng của hoa cây này có lẽ là độc nhất vô nhị. Hoa bong bóng là loài hoa có hình dạng giống hệt một khinh khí cầu tí hon. Loài hoa này thường mọc ở những con đường và cánh đồng ở Trung Mỹ. Màu sắc hoa khá đa dạng, từ màu xanh lá cây sẫm cho tới đỏ đậm. Lunaria annua là loài cây sống ở châu Âu. Chúng nổi bật bởi những quả hạt trong suốt. Ở Đông Nam Á, chúng được ví như cây tiền bạc bởi trông giống như các đồng xu. Hoa mỏ vẹt có tên khoa học là Lotus berthelotii. Đây là loài hoa rất hiếm, được coi là hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên. Người ta đã tiến hành thí nghiệm để thụ phấn cho hoa và trồng ngoài tự nhiên nhưng rất ít những thí nghiệm này thành công. Vì vậy, Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí nghiệm. Hoa Koki’o là loài hoa rất hiếm, chỉ có ở Hawaii (Mỹ). Nó được phát hiện năm 1860, khi đó nó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và hiện loài này được coi là tuyệt chủng. Cây cỏ bơ (Butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng. Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày. Ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ cơ hội nào thoát thân. |