12 MÓN ĐẶC SẢN Ở BẠC LIÊU
Bạc Liêu nổi tiếng là nơi câu Vọng cổ đầu tiên được cất lên, đây cũng là nơi gắn liền với nhiều giai thoại về dân chơi nhà giàu thời đầu thế kỉ. Đến Bạc Liêu, bên cạnh việc ngắm nhìn đồng ruộng cò bay thẳng cánh, lắng nghe câu Vọng cổ mùi mẫn, du khách còn nên khám phá những món ăn đặc sắc ở nơi đây.
1. Lẩu Mắm
Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm
cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm
thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa… và rau cần, rau muống, mồng tơi,
cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình…
2. Bánh tầm Ngan Dừa
|
Là một trong những món ăn đặc trưng miền Tây, bất kỳ
du khách nào khi đặt chân tới Bạc Liêu đều nhất định muốn thử bánh tầm
Ngan Dừa. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi sau đó đem
hấp, ăn cùng xíu mại, bì và thịt nạc luộc cắt sợi, đậu phộng rang giã
nhuyễn, dưa chuột thái nhỏ, rau sống… Bánh tầm ở thị trấn Ngan Dừa là
nổi tiếng nhất.
3. Nhãn
|
Đặc biệt ở đây có sản phẩm đặc trưng. Đó là nhãn Bạc Liêu. Tương
truyền rằng, nhãn này là do Ông Trương Hưng xuôi tàu Hải Nam mang từ
Trung Quốc sang đây để trồng, có 2 loại là Su bíc va Tu huýt. Nhiều nhà
khoa học đã có nhận xét: Nhãn Bạc Liêu là loại trái cây có giá trị dinh
dưỡng rất cao, hàm lượng đường chiếm từ 12,5 – 22,5 %, có các vitamin và
khoáng chất rất cần cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Nhãn sấy khô,
có thể làm thuốc bổ, điều trị suy nhược thần kinh, kém trí nhớ, mất
ngủ, trái nhãn có thể ngâm thành 1 loại rượu uống rất ngon, có mùi thơm
đặc trưng. Nhiều du khách trong nghề trồng nhãn đến Bạc Liêu cũng có
nhận xét: nhãn Bạc Liêu là loại cây rất dễ trồng, có tán xòe rộng, tuổi
thọ kéo dài, hơn nữa được trồng ở vùng thổ nhưỡng ven biển đặc biệt nên
có nhiều cây cao, bóng mát, kết hợp bãi biển đầy gió tạo nên khung cảnh
rất nên thơ, thuận lợi cho du khách đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. |
4. Bánh xèo
|
Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu
chính là bánh xèo A Mật, nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ
âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này
ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt.
5. Bún bò cay
|
Dù mang vị đặc trưng của miền Trung, bún bò cay lại là
món ăn dân dã với những con người nơi đây. Nguyên liệu một bát bún gồm
thịt bò nấu cùng sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. Một trong những
địa điểm bán bún cò cay ngon là Phường 5.
6. Bún nước lèo
|
Đến vùng đất cực nam của tổ quốc, bạn sẽ thấy bún nước
lèo được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia
truyền nổi tiếng. Nước lèo ngon phải nấu trong nồi đát để giữ vị ngọt
của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Bún ăn kèm bắp chuối thái
mỏng, giá, húng quế… Một số nơi còn ăn thêm mực tươi, thịt lợn quay, chả
giò, bánh cống…
7. Cua, ốc mỡ, ốc len…
|
Với lợi thế hơn 56km đường bờ biển, vùng đất trù
phú này luôn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, cuốn hút du
khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Những món đặc sản mà bạn không nên
bỏ lỡ là cua biển rang me, ốc mỡ xào sa tế, ốc len xào dừa…
8. Xá pấu
|
Xá pấu là tên gọi của cộng đồng người Hoa cho món củ
cải muối. Cách chế biến món đặc sản này cũng khá dễ: củ cải rửa sạch,
cắt thành cọng nhỏ phơi khô sau đó muối với đường, ngũ vị hương, Món này
ăn ngon nhất khi kết hợp cùng cháo trắng, đậu phụ rán giòn.
9. Bồn bồn
|
Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn
ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây
bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu
canh, lẩu, làm gỏi…
10. Ba khía
|
Ba khía là một loài thuộc họ cua có càng to, đặc trưng ở
vùng Nam bộ, sống tập trung chỗ nước lợ, mặn. Do có ba gạch ở trên lưng
nên chúng được đặt tên Ba khía. Ngoài Ba khía luộc và muối, mắm Ba khía
với hương vị cay, mặn, ngọt là một đặc sản nổi tiếng, thường ăn kèm cơm
cháy giòn rụm.
|
Ghé chợ Bạc Liêu để thưởng thức thêm một đặc sản nữa đó là bánh củ cải. Bánh có nguồn gốc của người Hoa. Bánh được làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Trong là nhân bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, diếp cá, húng lủi, húng cây, quế và ít xà lách. Không thể thiếu phần nước chấm: pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt cho vừa ăn.
12. Mắm chua Vĩnh Hưng
Khi có dịp tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn sẽ được dân địa phương giới thiệu món mắm chua. Mắm chua được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ…, cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt…. Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu. Ngoài sản xuất mắm chua bằng cá sặt, cá rô, cá lóc, người ta còn làm mắm cá lóc mặn truyền thống.
Mắm chua có mùi rất thơm, màu hơi xanh (không đỏ như mắm đồng), còn nguyên dạng con cá nhưng toàn bộ xương đã mềm. Mắm chua ăn cùng với vài trái bần hoặc vài trái ổi, thậm chí vài trái khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng được. Để tăng thêm hương vị và cho “dễ ăn”, nên có một nắm ớt hiểm xanh. Gắp một con mắm chua bằng cá sặc, cá rô hoặc cá chốt, cho nguyên con vào miệng, không cần phải xé (nếu là mắm cá lóc chua thì phải xé), cắn trái ớt hiểm và miếng ổi, nhai nghe vị mặn vị chua của con mắm mềm từ thịt tới xương hòa trên mặt lưỡi.