BỔ CHƯA HẲN LÀ KHOẺ
Khi
một bệnh nhân nhập viện, bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là:
CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function
Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu
máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng
như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và
các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem
xét sức khoẻ của lá gan.
Nói
về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự
điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn
được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những
phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì
không cần sẽ bị thảy ra ngoài.
Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ:
Thuốc
bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá
của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình
vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là,
thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.
Hầu
hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một
người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết,
với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ
có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và
phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan
FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin) là đủ.
Trong
trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và
tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau
vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.
Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.
Trước
hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc
calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em
đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào
trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương
còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen
và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào
xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào
xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.
Calcium
cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây
thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng
được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi
nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử
calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở
trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào
xương khi chúng ta…đi bộ!
Liên
hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ
thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin
D là đủ cho cả tháng.
Ví
dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những
viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với
ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.
Hiệu
ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác
bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được
biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những
vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số
công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự
nhiên hơn.
Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.
Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.
Hằng
ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ.
Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều
chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.
Một vài ví dụ điển hình nhé.
Ví
dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng
chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy
nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm
trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong
nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường
trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay
hơi để làm cho ngọt hơn.
Trước
khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một
trong những thử khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết,
tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà
phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng
và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái
cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và
phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào
tế bào.
Ví
dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho
cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong
đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn
đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram
đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12
gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa
chua Greek yogurt.
Liên
hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều
trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên
nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù
lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái
cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên
chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.
Ví
dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein
và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ
là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified
Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để
chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều
thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home
Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ
sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã
bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt,
nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.
Ngoài
ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho
sữa giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già. Riêng đậu nành, có
chưa các chất sau đây:
Chất
phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn
chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ
ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.
Dĩ
nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không
được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy
nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối
thiểu.
Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS. Hồ Ngọc Minh