CÁC MÓN NGON NGÀY TẾT ĐẶC TRƯNG CHO 3 MIỀN
Tết
Nguyên đán - dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, không chỉ
là khoảng thời gian để mọi người cùng nhau đón chào năm mới với nhiều
hy vọng mà còn là thời điểm để gia đình đoàn tụ và thưởng thức những món
ngon ngày Tết trong không khí ấm cúng, sum vầy.
Do
sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán và cảđiều kiện tự nhiên nên
ở mỗi vùng miền, những món ăn ngày Tết lại mang đặc điểm và hương vị
riêng.
1. Các món ngon ngày Tết ở miền Bắc
Các món ngon ngày Tết trên mâm cỗ của người dân miền Bắc
- Bánh chưng:Bánh chưng là món
ăn đầu tiên mà mỗi người dân miền đất Bắc nghĩ tới mỗi dịp Tết đến, xuân
về. Được coi là “linh hồn” của ngày Tết Nguyên đán miền Bắc, những
chiếc bánh trưng vuông vức với màu xanh mướt mắt được nấu từ gạo nếp
thơm dẻo, đỗ xanh, thịt, hạt tiêu, mang đến hương vị đặc biệt và tinh
tế.
- Thịt đông: Là
một trong các món ăn ngon ngày Tết mang đặc trưng của người dân Bắc Bộ,
thịt đông được làm từ thịt lợn ba chỉ hoặc thịt gà cộng thêm một mảng
bì lợn. Nồi thịt sẽ đông sẽ mang lại cho thực khách cảm giác ngon miệng
và hấp dẫn lạ kì khi thưởng thức giữa tiết trời se lạnh.
- Dưa hành: Với
vị chua dịu, cay nhẹ, dưa hành ăn kèm với các món ăn ngày Tết giúp thực
khách đỡ cảm thấy ngán vàcơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
- Giò heo: Nhắc
đến các món ngon ngày Tết ở miền Bắc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không
nhắc tới món giò nạc được làm bằng thịt lợn. Những khoanh giò với màu
trắng mịn bắt mắt, vừa sang, vừa tiện lợi, lại cực kì dễ ăn đã trở thành
món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc.
- Chè kho: Là
món ăn vừa mát, vừa mềm lại có mùi thơm của đỗ xanh cùng với hương hoa
bưởi thoang thoảng, chè kho thường được người dân miền Bắc dâng cúng lên
tổ tiên vào đêm giao thừa cũng như đãi khách trong những ngày Tết.
2. Những món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Trung
Những món ăn ngày Tết thường có trên mâm cỗ ở miền Trung.
- Bánh tét: Nếu
như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì
tại miền Trung, những chiếc bánh tét mềm dẻo mang hương vị đậm đà lại là
món ngon không thể thiếu trong những ngày Tết. Bánh tét cũng được chế
biến từ các nguyên liệu giống như bánh chưng nhưng đượcgói thành hình
trụ dài thay vì hình vuông.
- Thịt lợn ngâm nước mắm: Được
chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường, thịt lợn
ngâm nước mắm là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm
cỗ của người dân miền Trung. Vị mặn, ngọt của món thịtkhi kết hợp thêm
với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm càng trở nên hấp
dẫn.
- Bánh tổ: Là
sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp, khi thưởng thức,
bánh tổ có thể được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng
bánh trên bếp than hồng cho mềmhay đem chiên với dầu đậu phộng cũng rất
ngon.
- Dưa món: Là
sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải,
dưa leo, đu đủ, cà rốt…ngâm chua mặn, dưa món là một món ăn ngày Tết
không thể thiếu trên mâm cỗ của những người dân miền Trung.
3. Những món ăn độc đáo trên mâm cỗ tết miền Nam
Những món ăn hấp dẫn trong ngày Tết của người dân miền Nam.
- Bánh tét: Cũng
được gói thành hình trụ dài giống như bánh tét ở miền Trung nhưng bánh
tét miền Nam lại có chút khác biệt khi có 2 loại nhân mặn và ngọt. Người
dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ
tiên cũng như làm quà biếu Tết.
- Canh khổ qua: Là
món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam,món ăn này không
chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, phù hợp với thời tiết nắng ấm của
miền Nam mà theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua sẽ giúp xua đi
những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những
điều tươi đẹp hơn.
- Củ kiệu tôm khô: Tương
tự như dưa món ở miền Trung, củ kiệu tôm khô là một trong các mónngon
ngày Tết không thể thiêu trên mâm cỗ của những người dân miền Nam. Củ
kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với
vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng và là một món ăn “thượng hạng” dành
cho dân nhậu.